Sunday, May 28, 2017

Binh thư Tôn-Tử

Binh thư Tôn-Tử

Dân Hán gọi "Binh pháp Tôn-Tư".
Người Nhật Hàn đọc tựa như nhau.
Qua người Tây gọi đây "Nghệ thuật".
Thời Nga Hoàng ghi lời giảng dạy.
"Của tướng Tàu dạy tướng dưới quyền".
Qua đến Anh không lời dẩn giải.
Khi vào Đức "Bình luận chiến tranh".
Quốc phòng Mỹ chỉ có thi hành.
Đem chiến tranh ra ngoài nước Mỹ.
Nên tham chiến chống kẻ xâm lăng.
Phần tôi chỉ có lời tóm gọn.
Tạm gọi là "Binh thư Tôn-Tử".

Quyển sách hay trong thời ly loạn.
Xuân-Thu Chiến-Quốc thuở năm nào.(1)
Dân Hán tộc chinh chiến triền miên.
Người giết người tranh từng danh lợi.
Bao tư tưởng đạo đức cùng thời.
Chỉ mong sao thế sự yên vui.
Nào Lảo-Tử Khổng-Tử hiền nhân.(2)
Lòng nhơn nghĩa tu thân trung hiếu.
Trong cùng thời Tôn-Tử hiển thân.(3)
Luận chiến tranh để giành sự sống.
Giữ non sông chinh chiến đi đầu.
Xây hòa bình an bang dựng nước.
 
Khía cạnh này thấy ra Tôn-Tử.
Trọng nhân sinh cao hơn Lảo-Khổng.
Chính Ông thường tiếp xúc chúng sanh.
Những con người thường hay chinh chiến.
Vì Ông hiểu rành nghĩa tồn vong.
Của quân nhân tham gia cuộc chiến.
Tư tưởng đó có trước ngàn năm.
Hơn ý nghĩ con người hiện đại.
Trong chiến tranh cần phải sinh tồn.
Quyết thắng trận giữ vững quốc gia.
Giữ  an nguy giang sơn xã tắc.
Cho con người sống cảnh thái bình.
 
Nào ai biết tâm tư Ông viết.
Cứ nghĩ rằng Ông thích chiến tranh.
Trong lý luận "Tồn vong chi đạo".
Được bao người hiểu rỏ hơn Ông.
Bởi hòa bình phải chống xâm lăng.
Vì sự sống mà cần chiến đấu.
Truyền đời sau thuyết giảng "Binh thư".
Cho con cháu mai sau ghi nhớ.
Phải nhận biết hòa bình trên hết.
Kẻ xâm lăng mới thực hung đồ.
 
Thuyết Lảo-Khổng chỉ qua gắng ép.
Không thực tế nhân tình thế sự.
Đạo bề ngoài ôn nhu nhơn hậu.
Nhưng bên trong gây họa bạo quyền.
Quân bảo thần tử,tử tắc trung.
Phụ bảo tử vong,vong tắc hiếu.
Là cớ sự gây mầm chuyên chế.
Là nguồn căn tạo dựng độc tài.
Nên Hán tộc triền miên chinh chiến.
Gây hận thù giữa chốn nhân gian.
Họ đánh nhau thường bởi hận thù.
Thường hô hào "Chiến tranh dân tộc".
 
Nay vận nước cận kề hố thẩm.
Nạn vong quốc trước mặt rành rành.
Người lãnh đạo phải biết cơ nguy.
Trọng sinh tồn cho cả muôn người.
Biết lo xa an nguy Tổ Quốc.
"Thế" tạo thành nước mạnh dân giàu.
Mong đời sau giữ "Sách" nằm lòng.
Cùng xây dựng Việt-Nam thịnh thế.
 
Được-Lời (LKC) Ngày 27-3-2013.
 
Ghi chú:
(1)Xuân thu(770tcn-430tcn)
     Chiến quốc(430tcn-221tcn) là 2 thời kỳ
     trong thời Đông-Chu(770tcn-221tcn).
(2)Lảo-Tử(570tcn-510tcn)Khổng-Tử(551tcn-479tcn).
(3)Tôn-Tử(540tcn-?).
 
 Quan điểm Hòa bình trong Chiến tranh.
   (Tử sanh chi địa.Tồn vong chi đạo) (1)

Nơi trận địa vốn là vùng nguy hiểm.
Cuộc chiến tranh thảm khốc khó mà lường.
Sự chết chóc như chờ sẳn mình luôn.
Còn sự sống thật chỉ mành treo chuông.
Người tham trận ai cũng đều nhận thế.
Nơi chiến địa là sự chết cận kề.
Dù hiểu thế nhưng vững lòng gọi chiến.
Không màng đến sự sống còn muôn dân.

Vì nghĩ đến tồn vong của đất nước.
Ta quan tâm cân nhắc chuyện mất còn.
Không nên chiến để kẽ thù thắng cuộc. (2)
Cần nhẩn nhục để chận đứng can qua. (3)
Đó là đạo tồn-vong trong thế cuộc.
Thế trường tồn mới giữ được núi sông.
Còn chiến tranh chỉ gây mầm sanh tử.
Nạn vong quốc kề cận ở bên mình.
 
Người trách nhiệm phải cần sự cân nhắc.
Lòng một mức trong niềm giữ quê hương.
Làm thế nào để tiêu diệt quân thù.
Khi bọn chúng tràn lan trên đất nước.
Chúng nằm chờ khởi động từ bên ta.
Rồi ra sức chỉ một lần đánh úp.
Hiểu được thế ta nên chèn thế cuộc.
Chờ kẽ thù khởi động trước chiến tranh.

Phải đắng đo trong mỗi lần quyết định.
Trong thế nguy của tình hình đất nước.
Nơi trận địa là chốn của tử sanh.
Đạo tồn vong là nguồn căn kiến quốc.
Dù thế cuộc có bao điều nguy khốn.
Vẩn giữ thế an bang thủ vi cường.
Trong luận-lý chiến tranh đà ghi rõ.
"Tử sanh chi địa.Tồn vong chi đạo."

 Ghi chú:
(1) Đây là tư tưởng về chiến tranh trong quan điểm 
"Binh-pháp Tôn-Tử".Nơi trận địa là sự chết đi đầu,
muốn "sinh tồn" thì phải biết đạo "Tồn vong".
Muốn nước hòa bình thì ta cần biết về  chiến tranh".
Đây là trách nhiệm của người lảnh đạo quốc gia và 
cấp chỉ huy chiến trường.
(2)Như ta biết TQ cố tình tạo chiến tranh,vì chiến 
tranh giúp họ giải quyết nhiều vấn đề nội bộ,đó là 
ý nghĩa của cuộc chiến ngày nay,nếu các bạn có đọc 
qua bài viết "Đảo Ba-Bình"các bạn sẽ hiểu ý của 
câu này.
(3)Vì lý do ở lời giải thích(2) ta cần phải "nhẫn",để 
chờ sự khởi động chiến tranh từ TQ trước.
Được-Lời (LKC Ngày 20-01-2013)

 Một quan niệm về "Hòa bình trong Chiến tranh" được rút gọn từ quyển "Binh-pháp Tôn-Tử".Trong chương đầu "Kế thiên" Tôn-Tử mở đầu bằng câu :"Tử sanh chi địa.Tồn vong chi đạo",trong trận chiến sự sống còn là đạo vậy.Ông nói :"Chiến trận là nơi chết chóc,sự sinh tồn là cần thiết trong chiến tranh, muốn sinh tồn chúng ta cần phải biết : "Tồn vong chi đạo",sự tồn vong không chỉ riêng người tham chiến mà còn ảnh hưởng đến sự tồn vong của quốc gia và dân tộc,điều này cho chúng ta thấy Tôn-Tử nói rõ : Muốn hòa bình trên đất nước,cần phải có một quân đội hùng mạnh chiến đấu vì sự tồn vong của quốc gia.
Tôn-Tử sinh khoảng năm 540tcn tại Lạc-An nước Tề (Sơn-đông ngày nay),ông nội Tôn-Thư,cha Tôn-Phùng,năm 517tcn ông lưu vong đến Ngô,năm 512tcn được Ngũ-tử-Tư tiến cử lên Ngô-Vương Hạp-Lư,được phong làm Tướng quân với tư cách là "khách-khanh",năm 506tcn chiến tranh Ngô-Sở trong trận Bách-Cử,3 vạn quân Ngô đánh bại 28 vạn quân Sở,rồi tiến quân khuất phục Tấn Tề ở phương bắc,lập nhiều chiến công vang dội khắp chư hầu,khiến Ngô Vương Hạp-Lư nổi danh lừng lẩy,đều nhờ vào tài năng quân sự của Tôn-Tử.Quan điểm trong "Binh-pháp Tôn-Tử" khiến Ông trở thành nhà lý luận quân sự vĩ đại của Trung quốc,đồng thời cũng nổi tiếng khắp cả thế giới.Một tư tưởng về chiến lược và chiến thuật trên chiến trường đều lấy sự tồn vong đi đầu,là mức đo thắng bại của cuộc chiến.Đây chính là tinh hoa của quyển "Binh pháp Tôn-Tử","Chiến tranh để bảo vệ hòa bình" một tư tưởng có hơn 2,500 năm nay, không như "Chiến tranh hủy diệt" mà Clausewitch hằng nói trong đầu thế kỷ 20.
Tư tưởng chiến tranh được trình bày qua:
A.-Trong 7 chương đầu "Binh pháp Tôn-Tử",chủ yếu bàn về chiến lược,được tóm tắc trong 4 nguyên tắc như sau:
1.-"Phi nguy bất chiến".Chưa đến tình hình nguy cấp thì không cần chiến tranh,vì chiến tranh chỉ nhằm bảo vệ hòa bình quốc gia,chứ không nhằm mục đích xâm lược.
2.-Bất lợi thì không hành động.Tôn-Tử nói lên:"Chiến tranh chỉ để bảo vệ nhân dân và bảo toàn an ninh lợi ích của quốc gia và chống ngoại xâm ".
3.-Không chắc thắng thì không khởi binh,dù trước mắt có bao nhiêu cám dỗ và quyền lợi,cũng không nên khinh suất ra binh,không cầm chắc thắng thì không nên tác chiến.Nếu công thành mà không chắc phá được thì không nên tấn công,những điều này cho chúng ta thấy Tôn-Tử rất cẩn thận trong việc chiến tranh,nhận định rõ về sự tồn vong của quân đội.
4.-Không cần đánh mà khuất phục được địch,đó là thắng vậy,Tôn-Tử nói:"Bách chiến bách thắng chưa phải là giỏi,kẻ không đánh mà khuất phục được địch,đó mới là người tài giỏi nhất trong người tài giỏi."
B.-Tư tưởng chiến tranh trong "Binh pháp Tôn-Tử".
 Trong binh pháp,"chiến lược" là sách lược tác chiến cố định,còn "chiến thuật" là sách lược tác chiến linh hoạt,biến hóa "xuất kỳ chế thắng"không phải do nhu cầu của chiến lược,mà tùy thuộc vào tình huấn đặc thù và nhu cầu thực tế trên chiến trường.
Bởi vậy Tôn-Tử đề ra 3 nguyên tắc sau đây:
1.-Tìm hiểu địch tình,Ông nói:"Biết người biết ta,trăm trận không bại".Ta cần biết rõ ràng chắc chắn những chuyển biến linh hoạt giữa ta và địch,rồi quyết định chiến thuật thích hợp.
2.-Chủ đích việc "biết người biết ta" là để hiểu rõ chổ mạnh chổ yếu của 2 bên,rồi ta bày bố lực lượng theo quan điểm "thực hư" để tạo "thế" mạnh cho quân đội ta.
3.-Tôn-Tư đưa ra những đặc thù dựa vào thực lực 2 bên mà quyết định vấn đề chiến tranh.Như muốn biết trước tình hình địch,không thể cầu ở quỷ thần,bói toán,mê tín mù mờ,mà cần tin ở người biết rõ tình hình địch (dung gián,điệp báo).Khi có tin rồi thì cần so sánh tương quan giữa ta và địch qua 5 vấn đề "chính trị","thiên thời","địa lợi","tướng lãnh"và "pháp độ".(kế thiên).
 Trong việc lãnh đạo và chỉ huy không vì nóng giận hay oán thù mà gây nên chiến tranh (hỏa công).Trong chiến tranh cần nhớ "Biết người biết ta,trăm trận không bại".(mưu công).Tướng lãnh cần linh động trong "cửu biến" như phán xét lợi hại,thắng thua của cuộc chiến để nắm chắc quyết định thắng bại (hư thực).Về thời tiết phải biết những ngày trăng đi qua 4 sao:Dực,Bich,Cơ,Chuẩn,đó là những ngày có gió thổi đến (thuận tiện cho hỏa công).Tinh toán kỷ lưởng mọi tình huấn về điều kiện "hình" và "thế".Cần phân tích kỷ tâm lý,sĩ khí,sức chiến đấu quân đội.Cần quán triệt quy luật chiến đấu,"Tránh thực đánh hư,dùng chính chống cự,dùng kỳ quyết thắng".
 Những điều vừa kể cho ta thấy quan điểm chiến tranh của Tôn-Tử cần sinh tồn trong cuộc chiến,chiến trường chỉ có sự chết, "Tử sanh chi địa",muốn chiến thắng thì cần phải biết "Tồn vong chi đạo".Đây đúng là tư tưởng đạo đức hơn là ý tưởng chuyên về chiến tranh,nói rõ quan điểm Hòa bình trong Chiến tranh.
 Quyển "Binh pháp Tôn-Tử" được truyền sang Triều-Tiên và Nhật từ lâu,nhưng mãi đến năm 1660 mới dịch sanh tiếng Nhật.Năm 1772 dịch sang tiếng Pháp với tựa đề "Nghệ thuật quân sự Trung-Quốc".Năm 1889 được dịch sang tiếng Nga trong tập 15 dưới chủ đề "Giáo huấn của tướng Trung-Quốc đối với tướng dưới quyền"nằm trong "Tổng tập quân sự" của Nga.Năm 1905 được dịch sang tiếng Anh,bởi thượng úy pháo binh Hoàng gia Anh E.F Calthrop dịch từ ấn bản chữ Nhật xuất bản tại Tokyo,đến năm 1910 Lionel Giles cho rằng cách dịch của E.F Calthrop qúa dở,là sự phỉ báng nặng nề với Tôn-Tử,và được dịch lại có chú giải tường tận,kèm theo các kiến giải riêng và thành qủa nghiên cứu của dịch giả trong nhiều năm.Năm 1910 dịch sang tiếng Đức bởi Bruno Navarro với cái tựa "Sách bàng về chiến tranh của binh gia cổ điển Trung Quốc",quyển sách này ảnh hưởng sâu sắc đến Cart von Clausewitch,một chuyên gia bình luận quân sự nổi tiếng của Đức với quan niệm "chiến tranh hủy diệt".Mãi sau thế chiến thứ hai,các nhà quân sự Mỹ nhận thấy "Hệ thống lý luận chiến lược truyền thống Âu-Châu lổi thời,thế nhưng "Binh pháp Tôn-Tử"vẩn hàm chứa một triết lý quân sự cực kỳ uyên thâm,như trong "Cửu biến thiên" có ghi:"Ta đừng nghĩ là địch không tấn công ta,hoặc không bao giờ tấn công ta vì ta mạnh,ta phải luôn luôn đề phòng và cần chuẩn bị địch sẽ tấn công",đó là tư tưởng siêu việt về chiến tranh,"Ngừa chiến tranh để giữ lấy hòa bình".Bởi thế Bộ quốc phòng Mỹ chú tâm nghiên cứu về "Tư tưởng chiến tranh của Tôn-Tử".Sau thế chiến thứ hai,ngày 01/10/1949 đảng cộng sản Trung-Quốc chiếm toàn Hoa-lục,chính phủ Tưởng-giới-Thạch chạy đến Đài-Loan cố thủ giữ nền độc lập Trung-Hoa Dân-Quốc,qua năm 1950 Liên-Bang Xô-Viết giúp Cộng sản Triều-Tiên xua quân Nam tiến và sắp chiếm luôn cả Hán-Thành.Chính phủ Mỹ thấy nguy cơ Cộng sản quốc-tề bành trướng ảnh hưởng cả vùng Á-Châu,nên Mỹ tham chiến giúp Nam Triều-Tiên chận đứng sự tiến quân Bắc Triều-Tiên và đánh ngược họ qua khỏi vĩ tuyến 38 bắc và dồn họ gần đến sông Áp-Lục-giang,đầu năm 1951 Trung-Quốc tham chiến giúp Bắc Triều-Tiên thay quân đội Xô-Viết,trong trận chiến Nam-Bắc Triều-Tiên Trung-Quốc dùng "chiến thuật biển người",đến năm 1953 chiến tranh chấm dứt,lấy vĩ tuyến 38 bắc làm mức phân ranh Bắc Triều-Tiên và Nam Triều-Tiên,chỉ hơn 2 năm chiến tranh,Trung-Quốc hy sinh hơn triệu quân nhân với "chiến thuật biển người"( Toán quân nhân không mang vũ khí đi tiên phong,chỉ mang trái độn che chở thân và chỉ biết xông lên rồi chết,toán sau dùng xác người tạo thành "mô"chống đở đạn cho tốp có vũ khí xử dụng để tấn công".Cách tạo "thế" thảm khốc này làm cho thế giới xét lại quan điểm chiến tranh trong "Binh pháp Tôn-Tư".Để hiểu rỏ "Chiến thuật biển người" có phải ảnh hưởng bởi quan điểm chiến tranh của Tôn-Tử không?Thì chúng ta cần đọc qua quyển "Binh pháp Tôn-Tử".Khi đọc xong lần đầu tôi chỉ nhận rõ quyển sách có 13 chương,trong 7 chương đầu nói về cách tổ chức quân đội,tổ chức thế nào để có một quân đội hùng mạnh,thiên hẳn về phần chiến lược.Trong 6 chương sau nói về giao tiếp giữa 2 bên liên hệ,tức nói về chiến tranh,làm thế nào để giành chiến thắng trên chiến trường,thiên hẳn về phần chiến thuật.Vì có vài điểm không rõ ràng nên chưa thấu triệt ý của tác giả,như trong "kế thiên" mục "tính toán" ghi "tính toán" tức là "miếu toán",(tác gỉa viết "Miếu toán" có nghĩa là trước khi xuất quân giao chiến,thủ lĩnh cấp cao của quân đội mỗi bên đều phải đến miếu đường hội hợp,phán đoán lực lượng,tính toán...),điều này cho thấy tác gỉa qúa nông cạn,còn người dịch không biết gì cả,thế mà cũng dịch cho hết cuốn sách,muốn đầu độc người Việt sao đây,ngu ơi là ngu cái thằng dịch này,có biết Trung-Quốc muốn gieo mầm bại hoại cho cả dân tộc Việt không ? (vì sách không có tên dịch giả cũng không có tên tác giả,nhưng biết chắc tác gỉa là người Trung-Quốc) nên tôi ngông chút cho vui,"Miếu toán" nghĩa thực của nó là "Tính toán tuyệt diệu,vượt hơn tính toán khác",vã lại Tôn-Tử chủ trương không tin ở thánh thần,bói dịch,vậy cần gì vào miếu đường chứ.Cũng trong "kế thiên" ghi "5 vấn đề 7 tình huấn" thì "5 vấn đề" có trình bày,còn "7 tình huấn" thì không có giải thích,nên tác giả lấy tích thời Tây-Chu Võ-Vương phạt vua Trụ nhà Thương làm dẩn chứng,thời này trước thời Xuân-Thu của Tôn-Tử 600 năm,và những lời dẩn chứng cứ vòng quanh "5 vấn đề"để giải thích thành "7 tình huấn",rõ ràng người viết chưa biết "7 tình huấn" là gì?Như người Trung -Quốc thường nói :"Biết thì nói biết,không biết nói không biết,đó là biết vậy",vậy đọc gỉa nào đã đọc qua "Binh pháp Tôn-Tử" mà vẩn không thấy rõ "7 tình huấn" thì người đọc đã không quán triệt tư tưởng Tôn-Tử rồi đó,các bạn biết tại sao không ? Bởi "7 tình huấn" chính là 7 chương đầu của quyển sách,nên ta nói sách viết không trung thực.Sáu chương sau nói về chiến trường.Trong chương 8 "Cửu biến",dịch gỉa viết "cửu biến" không phải là 9 lần biến mà là nhiều lần biến,ý nghiã không rõ ràng,vì ý nghĩa "cửu biến" có nghĩa là:biến đổi liên tục,thay đổi không ngừng để phù hợp chiến thuật trong lúc hành quân tác chiến tranh giành thắng lợi,biết ứng dụng địa thế phối hợp thuận tiện cho việc công thủ,đây là tuyệt đích của trận chiến,người biết ứng dụng là thiên tài chỉ huy,người không biết thì tai họa không chừng,như chiến tranh Việt-Nam chiến trận Hạ-Lào,với trận chiến da beo,địch ta lẩn lộn,chỉ huy quân đội VNCH gọi máy bay đến giúp,máy bay đến lại không phân biệt rõ ta với thù,rồi bom thả xuống làm chết cả chùm toàn là người Việt.
 Trong trận chiến nhân dân Afghanistan chống quân đội Liên-Bang Xô-Viết xâm lược,Mỹ là đồng minh của quân Taliban,mà sau chiến tranh, Taliban và đồng minh Hồi giáo lại câm thù Mỹ vì Mỹ áp dụng chiến thuật như ở Việt-Nam gây tổn thương cho đồng minh Hồi giáo,đây là nguyên nhân của vấn đề chính trị của Hoa-Kỳ và người Hồi giáo cực đoan, sau năm 1984 chiến tranhkhũng bố chuyên nhắm vào Mỹ.Điều này cho ta thấy trong cuộc chiến,chiến thuật phải "cửu biến" đừng nghĩ rằng chiến thắng nơi này cũng sẽ thắng lợi nơi kia mà không nghĩ đến những tác hại sau này,cho nên trong chương 8 có nói đến "Đôi khi lệnh vua không nghe theo" còn hàm ý người chỉ huy cần phải biết "việc làm cứ theo xưa ấy,sẽ có những chuyện xẩy ra không ngờ được".Nếu ai thấy được mới là diệu toán.Trong chương 13 phần "Tử gián" tác giả đưa ra chuyện Lịch-Sinh đi thuyết khách để hàng phục Tề-Vương,nhưng vì Hàn-Tín ganh tị,tấn binh đánh Tề,khiến Tề Vương tức giận giết Lịch-Sinh,thì không hợp tình,nếu Hàn-Tín không ganh tị thì Lịch-Sinh có là "tử gián"không?Cho nên ở đây chỉ mượn lời E.F Calthrop phê bình Lionel Giles "Qúa dở,là sự phỉ báng đến Tôn-Tử".Cũng trong ví dụ này cho ta thấy Hàn-Tín vì ganh tị để rồi Lưu-Bang hồ nghi tham vọng muốn làm Tề Vương của Hàn-Tín,cho nên sau này nghe mưu thần Trần-Bình lập kế cùng Lữ hậu bắt Hàn-Tín (trong mưu công),dẩn chứng này cho ta thấy người viết bài không biết gì về tư tưởng Tôn-Tử,vì trong "mưu công" nói về bày mưu chống ngoại xâm chứ không phải lập mưu hại người của mình,vì đây là hành động của kẻ tiểu nhân thâm độc,từ đây ta suy ra "Chiến thuật biển người" làm cho cả thế giới biết "Trung-Quốc cộng sản có tướng ghê tởm và bất tài nhất trong hàng tướng từ xưa đến nay",khác với Tôn-Tư là "Thiên tài quân sự nhân loại từ hơn 2,500 năm trước".Tôn-Tử đã thực sự phân tích rõ ràng ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình."Muốn có hòa bình thì phải có một quân đội hùng mạnh có quân kỷ".Quan điểm này khuất phục được Carl von Clausewitz chuyên gia chiến lược người Đức trong quan niệm "Hòa bình là thời gian ngưng nghỉ để chuẩn bị chiến tranh",một tư tưởng thiên về "chiến tranh hủy diệt",khác với Tôn-Tử "Dùng chiến tranh để giữ lấy hòa bình".Cũng chính vì "hòa bình" nên tư tưởng về "chiến tranh" thiên về triết lý "tồn vong",từ điểm này quan điểm chiến tranh của Tôn-Tử xếp thành hệ thống được ghi lại trong 13 chương.
Từ chương 1 đến chương 7,quy hoạch tổ chức và kế hoạch chu toàn nội bộ chuẩn bị khởi chiến.Từ chương 8 đến chương 13 nói đến giao tiếp giữa 2 bên,tức là nói đến trận chiến thật sự.Nếu ta hiểu "Binh pháp Tôn-Tử" trong chiều hướng này thì ta có thể áp dụng nó trong mọi lãnh vực,quân sự,kinh tế,kinh doanh,nghiên cứu,học đường...v.v..Vì 13 chương trong "Binh pháp Tôn-Tử" là chu trình thực tiển để đào tạo những người xuất sắc nhất,một tập thể vững mạnh nhất mà khoa học ngày nay đang ứng dụng.
 LKC Ngày 27/3/2013
 
Sau đây là 13 chương trong "Binh pháp Tôn-Từ".Tóm gọn để tiện việc nghiên cứu.
I.-Kế thiên.(kế hoạch hành động).
A.-Chiến tranh luận "Tử sanh chi địa,tồn vong chi đạo",nơi trận địa là nơi chết chóc cả 2 bên lâm chiến,muốn thắng được trận thì phải biết đạo "tồn-vong",cần đắng đo cân nhắc kỷ lưởng mới có sự chiến thắng cuối cùng,đây là trách nhiệm của người chỉ huy,phải biết hậu quả của cuộc chiến mà kế hoạch công việc cần làm để chắc chắn thành công.
B.-Có 5 yếu tố để quyết định cục diện thắng bại của chiến tranh.
Tôn-Tử nói:"Trước khi tác chiến,ta cần tiến hành so sánh các điều kiện khách quan giữa 2 bên ta và địch,như thế sự phán đoán mới chính xác để xây dựng kế hoạch đứng đắn.
Các điều kiện cần nghiên cứu là:"Đạo,thiên,địa,tướng và pháp".
1.-Chính trị (Đạo):tức là tư-tưởng về quan niệm hành xử của quốc gia làm thế nào để cả nước cùng ý nguyện"dân-quân hợp nhất,tướng-sĩ đồng tâm",như thế mới có lợi thế trong cuộc chiến.
2.-Thiên thời.Hành động phải thuận thời tiết,Mạnh-Tử nói:"Không khởi binh tác chiến vào mùa xuân,mùa thu để khỏi mất việc canh tác đồng áng,không hành quân vào mùa đông mùa hạ để tránh sự mệt nhọc cho binh sĩ ".Thật ra bên trong "thiên thời" hàm ý là lúc thuận tiện quốc gia sung túc cho binh sĩ đủ no đủ ấm là có thể khởi sự hành động.
3.-Địa lợi.Trong nghĩa dụng binh cần biết áp dụng những địa hình thuận lợi cho từng đoàn quân khác biệt trên chiến trường có thể công đánh dễ dàng,cũng có thể rút lui an toàn.
4.-Tướng lãnh.Phải thực có mưu-lược,tài-trí,uy-tín,nhân-từ,dũng cảm và nghiêm minh
5.-Pháp chế:Chỉ chế độ tổ chức trong quân đội,quản lý tướng-sĩ,cung cấp quân nhu,hậu cần chỉnh tề,điều binh có phép đều là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thắng bại.
Trên nguyên tắc 5 vấn đề phải ngang bằng như nhau,nhưng trong sắp xếp trình bày cho ta thấy có sự khác nhau,như ta thấy Tôn-Tử xếp "đạo" đầu tiên,trùng hợp với quan niệm Mạnh-Tử:"Thiên thời không bằng địa lợi,địa lợi không bằng nhân hòa",(điều này cho ta thấy tư tưởng Mạnh-tử có ảnh hưởng đến tư tưởng của Tôn-Tử,vậy quyển "Binh pháp Tôn-Tử" là quyển nói về tư tưởng đạo đức của chiến tranh hơn là "quyển sách nói về binh pháp,ta nhìn xem Lảo-Tử (570tcn-510tcn),Khổng-Tử (551tcn-479tcn),Tôn-Tử (540tcn-?) là những tử tưởng gia thời Xuân-thu Đông-Châu,còn Mạnh-Tử (372tcn-298tcn),Trang-Tử (369tcn-?),Tăng-Tử (300tcn-230tcn),đều là tư tưởng gia thời Chiến quốc Đông-Châu.).Căn cứ vào mức độ hoàn bị 5 vấn đề trên rồi tạo thành một "Quân đội nhân nghĩa có kỷ luật dưới sự chỉ huy một tướng lãnh đầy mưu trí trong một quốc gia có một pháp chế rõ ràng.
C.-Việc binh là ngụy trá.Có 12 cách ngụy trá:1.-Có thể đánh được,làm như không đánh.2.-Muốn đánh,làm như không cần đánh.3.-Muốn áp sát lại gần,tỏ ra cần lùi.4.-Muốn tránh xa,làm như muốn tiến tới.5.-Đối với kẽ địch tham lam,ta cần hối lộ.6.-Đối với kẽ địch hổn loạn,ta cần thừa cơ.7.-Khi địch mạnh,ta cần né tránh.8.-Khi địch sung túc,ta cần đề phòng.9.-Khi địch ưa giận,ta cần khiêu khích.10.-Khi địch rụt rè thận trọng,ta cần làm chúng kiêu căng.11.-Khi địch nhàn hạ,ta cần làm chúng mệt mỏi.12.-Khi địch đoàn kết,ta cần ly gián họ.
D.-Cần tính toán có kế hoạch quyết định thắng bại.
1.-Cần tính toán trước khi hành động.Phải tính toán kỹ lưỡng rồi,cân nhắc lợi hại giữa vấn đề đánh hay không đánh rồi mới tiến hành kế hoạch.Tôn-Tử thuộc phái binh gia mưu lược,nên chú trọng về việc tính toán cẩn thận,quan niệm tính toán chu đáo trước khi hành động
2.-Tinh toán chi thiết nhỏ sẽ thắng hơn tính toán sơ sài.Trước tiên cần so sánh thực lực 2 bên,"nghiên cứu 5 vấn đề và 7 tình huấn",để tiến hành phán đoán về khả năng thắng bại từ nhiều gốc độ trong kế sách chiến lược.Kế đến là mưu bày kế sách tác chiến dựa trên các điều kiện có lợi để ứng biến linh hoạt,giành quyền chủ động chiến trường.
3.-Tổng kết.Nghiên cứu lại các kế hoạch rồi quyết định và cần thứ tự thi hành.
Đây là phương thức "tính toán" trong kế hoạch hành quân,đồng thời vẩn được áp dụng trên lĩnh vực kinh-tế,văn-hóa,chính trị và thương mại để thiết kế hoạch trình từng ngành nghề.
II.-Tác chiến thiên.(Chuẩn bị tác chiến)
Chiến tranh là thảm khóc,là nguồn căn của sự tiêu diệt,dù thắng hay bại cũng gây nhiều tang thương,nên ta cần biết qua:
A.-Hậu qủa của chiến tranh.Chiến tranh không những chỉ thảm khóc nơi chiến trường,mà còn liên lụy đến sinh hoạt hậu phương,vì cần chiến thắng nên hậu phương không ngừng tiếp ứng tiền tuyến,nhưng nếu chiến tranh quá lâu mà hậu phương không thể đáp ứng kịp thì có thể hại đến công việc tác chiến tiền tuyến,như thế ta thấy chiến tranh thật đúng là con dao 2 lưỡi,sát hại được đối phương nhưng cũng có thể tổn hại đến mình,bởi thế người có trách nhiệm với quốc gia dân tộc phải nghĩ đến tồn vọng của đất nước,cần am hiểu vai trò chiến tranh trong quyết định an nguy của quốc-gia.Bởi vậy:
B.-Tác chiến cần "Tốc chiến tốc thắng".Chiến tranh tạo nhiều liên lụy đến đời sống của quốc gia,cho nên chiến tranh trong Tôn-Tử chỉ là cứu cánh của hòa bình,nên Tôn-Tử chủ trương tốc chiến tốc thắng để tránh sự thiệt hại đến quốc gia,nên mổi một cuộc chiến,lúc nào ông cũng đề ra phương sách an toàn để chiến thắng,điều kiện sinh tốn để chiến đấu, phải biết lấy tài vật từ bên địch để phục dưỡng quân mình.
C.-Biết tận dụng quân dụng địch để bổ xung quân đội mình.Đây là mục đích then chốt trong cuộc chiến lâu dài,vì mọi chi phí chiến tranh sẽ giảm đi rất nhiều.
1.-Lấy lượng tài nguyên địch làm tiếp liệu của mình.Tôn-Tử ước tính:"Công xử dụng cho 1 thạch cỏ của địch tương đương 20 công để chuyển 1 thạch cỏ từ nước mình chuyển sang.Nói rõ ra là cần chiếm lấy những yếu điểm của địch như tiếp liệu lương thực,phòng chuẩn bị cuộc chiến lâu dài.Đó là phương pháp khôn khéo trong phương thức chiến tranh trên đất địch:"Lấy lương nước địch,đoạt lợi từ địch,tạo thế mạnh cho mình".
2.-Khuyến khích thưởng công cho người đầu tiên lấy được.Để hoàn tất công tác "giải quyết lương thực trên đất địch" nhằm"thắng được đối phương tăng thêm sức mạnh chính mình".Tôn-Tử cổ vũ binh sĩ tích cực cướp lấy của cải đối phương,trong trường hợp đánh bằng xe,"nếu cướp được 10 xe chiến trở nên,thì thưởng cho người đầu tiên cướp được".Như vậy các binh sĩ sẽ tích cực xông pha chiến trường,hăng hái chiến đấu.(Trong mục này có người hiểu sai câu"cổ vũ binh sĩ tích cực cướp lấy của cải đối phương","Đối phương" ở đây là "binh lính địch" chứ không phải dân sống trên đất địch,cho nên ta thấy câu tiếp"Thưởng ai cướp được 10 xe chiến trở lên",vì mổi "binh lính địch" đều có mang lương thực phòng hờ trên mình,khi họ chết rồi ta sẽ dùng lương thực đó.Vì sách viết không rõ ràng,nếu không hiểu ý,đội quân viển chinh sẽ trở thành đội quân không chính nghiã.)
III.-Mưu công thiên.(kế sách,địch không biết).
Nói về kế sách cần thiết để thắng địch,Tôn-Tử quan-niệm:"Thượng sách là thuyết sách kiến địch quy phục,thứ nữa là dụng mưu làm địch kính phục,kế đó là thắng bằng ngoại giao,kế nữa là dùng binh giao chiến chót cùng là công thành,công thành là hạ sách,vì tốn nhiều của cải và vật lực,cho nên người giỏi dùng binh là khiến địch khuất phục không cần giao chiến.
A.-Không đánh mà khuất phục địch.Ta đánh địch có nghĩa là ta muốn địch đầu hàng,nếu ta thuyết phục được địch mà không cần đánh là thượng sách,nếu địch muốn tấn công ta,ta làm sao cho địch rút quân không cần đánh là thượng sách,vấn đề này cần ở mưu lược của người chỉ huy,cho nên Tôn-Tử coi việc "không đánh mà thuyết phục địch" là thượng sách,kế đến mới dùng vũ lực để tấn công.Tôn-Từ coi trọng dụng mưu,chủ trương "Dùng chiến lược để giành chiến thắng trong thiên hạ".Thuyết phục địch có nhiều cách,chung quy là làm cho địch tin tưởng ta và hiểu được đạo quân ta là đạo quân chính nghĩa.
B.-Dùng mưu để thắng địch.Tôn-Tử phân chia cách thức dụng binh thành 4 cấp độ:Thượng sách là đấu mưu,kế đến là phương pháp ngoại giao,sau nữa là đấu vũ lực,cuối cùng mới xử dụng đến tấn công thành,tấn công thành là hạ sách,hao tốn nhiều tiền của,nên trong binh pháp Tôn-Tử nói về cách thức tấn công,ông chọn việc dụng mưu là thượng sách,như việc Ngô-Quyền dụ quân Nam-Hán vào sâu trên sông Bạch-Đằng trong lúc thủy triều cao,đến khi con nước ròng,thuyền quân Nam-Hán bị cọc gỗ đầu bọc sắt của quân Ngô-Quyền gài sẳn mà đâm thủng thuyền Nam-Hán,rồi quân ta quay ngược lại chiến thắng quân Nam-Hán.(Trong quyển sách này đưa ví dụ của Lưu-Bang theo kế của Trần-Bình để bắt Hàn-Tín,đây không phải là mưu lược chiến tranh mà là thủ đoạn của nhưng tên hèn hạ,nên tôi không ghi lại đầy đủ,và còn nhiều ví dụ khác sách này trình bày không hợp lý về chiến thuật).
C.-Phương pháp tấn công cơ-bản nhất (lấy mạnh đánh yếu).Đó là cuộc chiến xẩy ra thực sự,Tôn-Tử chu trương an toàn trước tiên,cần nghiên cứu kỷ lưởng mới tiến hành giao chiến với địch,như thế mới chiếm ưu thế,ông đề ra nguyên tắc:Quân ta gấp 10 địch là bao vây,gấp 5 lần địch là tấn công,quân lực gấp đôi địch thì giao chiến,quân lực tương đương thì cần phân tán địch,quân lực ít hơn địch là phòng thủ,quân lực yếu kém hơn địch cần tránh giao chiến"
D.-Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.Để đạt đến mục đích này trong việc tác chiến là nắm chắc mọi thông tin về địch cũng như của ta."Biết người biết ta,trăm trận trăm thắng.Không biết địch mà chỉ biết ta,trận thắng trận bại.Không biết địch mà cũng chẳng biết ta,chắc chắn là bại".
E.-Tập trung binh lực chiếm ưu thế.Tiêu diệt từng phần quân địch.Quân ta phải cần chiếm ưu thế trong mọi trường hợp để giành lấy chiến thắng,dù rằng ta đang ở trong tình trạng nguy khốn,như trong thế trận địch muốn bao vây ta,ta phải tìm cách ứng phó thối lui trong diều kiện yếu thế hơn địch,ta cần cân nhắc kỷ lưỡng về tình huấn đương thời cần nhất là phải biết rõ địch tình và trận thế hiện tại,cùng địa thế bố quân của ta và địch.Ý niệm "thực","hư" trong binh pháp phải linh hoạt hành xử,phải biết cách tập trung binh lực để đánh bại từng phần bên địch,đây là phương pháp "bố trí chiến thuật",những nơi được rút quân cũng cần ngụy chứng để đánh lừa địch,để địch vẩn tưởng ta bất biến,như thế mới tạo được thế mạnh để tấn công từng phần của địch,trong lúc này những nơi khác vẩn tiếp tục kiềm giữ các lực lượng địch không thể rời vị trí đang chiếm đóng,điều cần nhất là không được tấn công truy khích địch,vì ta biết rõ phần lớn quân ta đã tăng viện cho các cánh quân khác.Tôn-Tử thường nhắc "Biết địch biết ta,trăm trận không bại".
IV.-Hình thiên.(Dạng công ty,nơi hoạt động).
A.-Thắng lợi có thể dự đoán được,nhưng không thể đòi hỏi được,Tôn-Tử nói:"Người giỏi cầm quân đánh trận,phải biết cách khiến địch không thắng được mình,rồi sau đó chờ thời cơ đánh thắng địch,khiến địch không thắng được mình được quyết định chính mình,còn việc thắng địch là tùy bên địch".Muốn địch không thắng được mình thì cần phòng thủ.Muốn đánh thắng địch thì cần tấn công.Phòng thủ khi địch mạnh hơn và tấn công khi địch yếu hơn.Người giỏi chỉ huy cần chỉnh đốn chính-tri (đạo),giữ gìn pháp chế mới quyết định thực sự thắng bại.
Có 5 nguyên tắc đo lường:
1.-"độ"(diện tích đất đai,phạm vi hoạt động).
2.-"lượng"(nguồn vật tư của cải,tài lực,vật dụng).
3.-"số"(số lượng binh lính,nhân lực).
4.-"xứng"(thực lực quân đội,nhân lực tương xứng hoặt cao hơn).
5.-"thắng"(xu thế thắng bại,phải nắm chắc phần thắng).
Người chỉ huy nắm được thực lực quân sự này thì dễ dàng quyết định cục diện thắng bại của cuộc chiến.Đây chính là hình dạng đo lường một quân đội tác chiến "mạnh hay yếu".
A.-Đặt mình vào thế bất bại để giành chiến thắng.
1.-Trước hết khiến địch không thắng được mình,sau đó chờ thời cơ đánh thắng địch.Nói rõ hơn là tự mình bảo vệ được mình,phải giữ vững tinh thần,binh sĩ vững tin chủ tướng,khiến địch giao động tinh thần không thể thắng được ta,nhờ ở phương cách tác chiến hăng say đầy cương quyết của binh sĩ.
2.-Đặt mình vào thế bất bại để dành thắng lợi."Sự chiến thắng có thể dự đoán trước,nhưng không thể đòi hỏi được",vì tác chiến cần ở tinh thần chiến sĩ,chủ soái phải biết so sánh toàn diện thực lực và cách bố tri của 2 bên (nghiên cứu 5 vấn đề như :Độ-Lượng-Số-Xứng Thắng),rồi quyết định khả năng thắng lợi của mình,mới quyết định tác chiến.
B.-Nguyên tắc về tấn công phòng thủ.
1.-Người giỏi phòng thủ ẩn mình như 9 tầng đất sâu.
Khi nhận được thế lực mình không thể thắng địch,thì ta cần chọn ở thế phòng thủ,trong cách phòng thủ phải được chỉ rõ tận tường cho binh sĩ phương cách bảo vệ đội ngũ trong lúc chiến đấu,am tường địa thế để áp dụng ẩn núp che dấu nhằm đánh lừa địch.
2.-Người giỏi tấn công,linh động như từ 9 tầng trời giáng xuống.
Khi nhận thấy thế lực ta đang mạnh,nên chọn cách tấn công,trước tiên phải áp đảo tinh thần địch,thanh toán từng phần để bảo toàn tiến quân,cần để ý hiệu lệnh chỉ huy của thượng cấp,không được phép hành động theo cảm xúc chủ quan,hay hăng say qúa mức,như thế đội quân sẽ tiến lên như vũ bảo và chiến thắng sẽ về ta.
Tôn-Tử quan niệm:"Mọi sự việc cần thận trọng,phải điều nghiên chiến trường,xác định chiến thuật đứng đắn,đắng đo giữa lực lượng 2 bên và các diển biến cụ thể trên lập trường chiến đấu rồi mới quyết định hành động.
C.-Thực lực quyết định thắng bại.
Quyết định cục diện thắng bại của cuộc chiến,là tương quan lực lượng giữa 2 bên,Tôn-Tử đưa đơn vị đo lường như "dật" và "thù" để mọi người dễ nhận biết,ông nhận định:"Đội quân chiến thắng so với bên thất bại,như 1 dật so với 1 thù" và "Quân-đội thất bại so với chiến thắng,như 1 thù so với 1 dật" . Đó là thực thể để quyết định đến sự thắng bại.
Nói rỏ hơn bên chiến thắng phải trên 500 lần so với bên thất trận chỉ bằng 1.(1 dật=24 lượng,1 lượng=24 thù,vậy 1 dật=24x24=576).
1.-Thực lực quyết định thắng bài.
Như vừa trình bày ở trên,bên chiến thắng thế như nước vỡ bờ từ cao ngàn trượng trút xuống,sức mạnh không gì cản trở nổi,biểu tượng của thực lực quân sự.Trên thực tế tại chiến trường,Tôn-Tử có nhận định như sau:"Người biết giành chiến thắng trước địch quân,mới coi là thiên tài quân sự,tức là người mưu lược,thiện chiến,luôn giữ mình ở thế mạnh thực sự,là người biết áp dụng nguyên tắc lấy "thực" đánh "hư".
2.-Điều kiện quyết định đến thực lực quân sự.
Tôn-Tử cân nhắc:"Quyết định thắng bại của chiến tranh là do ở điều kiện quyết định đến thực lực quân đội".Vẩn dựa vào 5 yếu tố "Độ","Lượng","Số","Xứng" và "Thắng".Trong đó "độ" nói lên sự khác biệt diện tích bờ cỏi giữa ta và địch,rồi quyết định đến "lượng" tài nguyên và nhân lực cần thiết,đó là "số" binh lính cần phải có để tương "xứng" thế lực,như thế mới quyết định "thắng" thua trong cuộc chiến,như đã trình bày trong phần "Hình thiên".Điều này cho ta thấy rõ Tôn-Tử luôn luôn ý thức "Cục diện thắng thua không những chỉ tùy thuộc bởi tương quan thực lực giữa 2 bên tham chiến,mà còn tùy thuộc bởi sức mạnh tương quan giữa 2 quốc gia liên hệ cuộc chiến.
V.-Thế thiên.(nhân lực và nơi hoạt động).
Thế ở đây có nghĩa là tiềm năng tạo ra sức mạnh,nhưng trong chương này Tôn-Tử chú trọng nhiều về thế địa hình,nơi xẩy ra trận chiến,còn về quân đội ông nói:"Chỉ huy quân đội,dù ít hay nhiều đều do sự tổ chức biên chế phải tuân theo hiệu lệnh chỉ huy của người trưởng toán,dù gặp địch tấn công cũng không bị thất bại,là nhờ biết áp dụng linh hoạt tương quan giữa "kỳ" và "chính" trong quan điểm "thực hư",dù rằng thế trận biến động,người ngựa rối ren,nhưng vẩn giữ vững trận thế,kiên trì tác chiến dũng cảm,sẽ tạo thế mạnh cho ta và làm địch nao núng rối loạn."
A.-Khái niệm và tác dụng của "thế".
Thế là tiềm năng tạo thành sức mạnh,nhờ thế đất thuận tiện hiểm trở sẽ giúp ta rất nhiều trong điều kiện tác chiến,nhưng có nhiều nơi thế đất chỉ tiện việc phòng thủ nhưng không có thế tấn công,nên ta phải tạo thế để thích hợp điều kiện để giành sự thắng lợi,chiến thắng là mục đích tối hậu của cuộc chiến.
1.-Tầm quan trọng của "thế".Tôn-Tử nói:"Thế, có tầm quan trọng trong tác chiến,là yếu tố cần thiết để đánh bại đối phương mà giành chiến thắng,ngoài việc địa thế còn yếu tố nhân lực cũng phải kiên trì,khômg được rối loạn hàng ngũ,vẩn phải bố trí chu đáo,giữ vững thế trận".Ông nhấn mạnh:"Người giỏi tác chiến phải biết tạo tình thế có lợi,không nên đòi hỏi ở thuộc cấp".(nếu người chỉ huy đòi hỏi ở thuộc cấp,thì thế của ta có thể bị địch biết được khi thuộc cấp ta là kẻ nằm vùng,đây là bài học đau đớn của Mỹ tại chiến trường Việt-Nam).
2.-Mối quan trọng giữa "hình" và "thế"."Hình" (thực lực) là cơ sở để quyết định cục diện thắng bại trong chiến trận,còn "Thế" là nguyên nhân trực tiếp dẩn đến thắng bại,trong trận chiến có rối ren hổn loạn,nhưng đội "hình" vẩn không nao núng sẽ tạo được "thế" vững chắc,tăng thêm "thế" mạnh của từng đội ngũ,bồi sức chiến đấu quân đội.Có "hình" vững chắc tấc sinh ra "thế" mạnh,mới đạt được chiến thắng cuối cùng.
-Trong "Hình thiên" phân tích khách quan về thực lực quân sự "mạnh yếu".
-Trong "Thế thiên" tập trung phân tích các vấn đề "quản lý","chỉ huy","biến hóa" và tạo "tình thế có lợi" nhằm phát huy tính năng động chủ quan trong trận chiến để giành lấy chiến thắng.
3.-Gồm 4 vấn đề: Để phát huy thực lực chính mình thì ta phải biết cách hạn chế đối phương phát huy thực lưc,để làm được việc đó,Tôn-Tử cân nhắc đến 4 nguyên tắc có liên quan đến quân đội như sau:
a.-Tổ chức biên chế.Là cơ bản để quản lý và chỉ huy trong quân đội,như biên chế trật tự,tổ chức nghiêm mật,tôn tọng kỷ luật,thống nhất hành động.
b.-Hiệu lịnh chỉ huy.Quân nhân phải thông hiểu hiệu lịnh,vì đây là cách thức truyền tin trên chiến trường,hiệu lệnh mới được thông đạt đến mọi người,quân đội mới được kịp thời điều chỉnh tiến lui,đội hình mới không bị rối loạn,thế quân mới được hùng mạnh.
c.-Kỳ chính:Nói về chiến thuật dùng binh và sự biến hóa trong chiến thuật.
-"Chính" là đối đầu trực tiếp với địch.
-"Kỳ" là tập kích bất ngờ,đánh lén có kỹ xảo riêng.
-Đánh trực diện hay tác chiến theo quy tắc thông thường là "chính".
-Đánh lén,đánh bất ngờ,tác chiến một cách đặc thù riêng là "kỳ".
d.-Thực hư là biết cách tránh chổ thực (mạnh) và đánh chổ hư (yếu).
Nhằm tạo cho ta biết cách giữ ở thế mạnh để chiếm ưu thế áp đảo chổ yếu.Nhầm "Đánh thắng kẻ địch dễ đánh" và "Đánh thắng kẻ đã ở vào thế thất bại".
B.-Vận dụng chiến thuật trong quân sự.
Dùng "chính" đương đầu,dùng "kỳ" thủ thắng.
Vận dụng biến hóa trong chiến thuật sẽ tạo thế mạnh trong quân đội.Vậy "kỳ" và"chính" được biến hóa như thế nào khi ta quan niệm "Chính là mạnh" và "Kỳ là yếu".Để hiểu rõ ta cần hiểu "kỳ" và "chính" được nhận định bởi Tôn-Tử theo 3 nguyên tắc như sau:
1.-Nguyên tắc dùng binh.Dùng "chính" đương đầu.Dùng "kỳ" để thủ thắng,trong triết học "chính" là bình thường,"kỳ" là bất thường."Chính" là quy tắc thông thường trong chiến thuật,có tính cách "cố định".Còn "kỳ" là bất quy tắc trong chiến thuật,có tình cách biến hóa.
Trong binh pháp nếu không biết sự biến hóa này thì không thể có những chiến thắng bất ngờ,khả năng này chỉ có những tướng tài giỏi mới hoàn tất chiến thắng cuối cùng.
2.-Phương pháp để thắng không lập lại,biến hóa vô cùng.Nguyên tắc bất biến trong chiến tranh là sự "sống chết",nếu chỉ dùng sức mạnh không thôi thì sự tang thương càng thê thảm,trong quan niệm chiến tranh Tôn-Tử :chú trọng đến việc tồn vong,không những cho bản thân người tham chiến mà cho cả một quốc gia,một dân tộc,cho nên Tôn-Tử quan niệm "Phương pháp để thắng không lập lại,biến hóa vô cùng".Áp dụng "Bất quy tắc trong trận thế" nhằm đạt đến một chiến thuật thiên biến vạn hóa,để đánh lừa và áp đảo tinh thần kẻ địch,đồng thời cũng để phát huy tiềm năng chiến đấu của ta để giành sự thắng lợi.
3.-"kỳ" và "chính" cần chuyển hóa lẩn nhau,không phải đối tượng đối lập tách rời,mà cần phối hợp chặc chẻ mới tạo thế vững bền.Lấy "kỳ" làm "chính" khiến địch tưởng đó là "chính",dồn nổ lực phòng ta.Lấy "chính" làm "kỳ",khiến địch ngở đó là kỳ binh,ta dùng cánh quân này tập kích địch."Kỳ" và "Chính" biến đổi không chừng cũng chỉ nhằm đánh lừa địch,nhưng thực chất sức mạnh của quân đội nằm ở chổ biết cách phối hợp giữa "Hình" và "Thế"của người chỉ huy.
C.-Tạo lập và tận dụng tối đa ưu thế.
Điều khiển quân đội cần phải biết cách ngụy trang để đánh lừa địch,dụ địch sa bẩy,đôi lúc phải cho địch thấy mình như không có khả năng chiến đấu,bỏ chạy để dẩn dụ địch vào chổ ưu thế của mình,vì những nơi đó thông thường không có sẳn như ta muốn và địch cũng không biết được sẽ có những địa thế như vậy,thế ở đây tức là thế hình của trận chiến mà ta lập thành để có lợi cho ta.Như:
1.Cấu thế:Nhận rõ được thế có lợi.Người có tài tác chiến cần biết "Biết tự mình tìm ra tình thếcó lợi,chứ không đòi hỏi ở cấp dưới.Tướng tài cần "nhận biết thế hình như thế nào có lợi chochính mình,không nên nhờ thuộc cấp và đòi hỏi qúa đáng buộc họ cố tìm.Từ đó ta mớì tạo được mô hình cần thiết cho trận chiến,giúp ta tạo thế mạnh cho toán quân tác chiến.
2.-Tạo thế:Tự kiến tạo hình thế có lợi cho mình.Làm tướng không nên chỉ dựa vào hình thế có sẳn trước mắt giải quyết trận thế,mà cần tạo thế để thuận lợi cho chính mình.Tôn-Tử quan niệm: "ngụy trang","điều khiển" và "dụ dổ địch" đều nhằm che dấu sự tình của mình để địch phán đoán sai về mình,rồi dẩn đến hành động thiếu chính xác mà sa vào bẩy của ta.
3.-Nhiệm thế:Tận dùng tình thế có lợi để phát huy khả năng,nhanh chóng mở rộng cục diện cuộc chiến,phải đúng lúc và kịp thời,nhầm tiêu diệt địch trên toàn trận tuyến.
D.-Lợi dụng địa thế để chiến thắng.
Mối chốt quyết định cục diện thắng bại chính là tương quan giữa "Thế" và "Hình"của 2 bên tham chiến."Thế"là thực lực phát huy tiềm năng,trên địa hình đó,tạo nên sĩ khí quân đôi và trợ lực hữu hiệu cho chiến thuật.
Trong trận hải chiến Salamis giữa quân Hy-Lạp và quân Ba-Tư,đối diện lực lượng hùng mạnh của quân Ba-Tư có gần 1,000 chiến thuyền và 30 vạn quân,trong khi quân Hy-Lạp chỉ có 300 chiến thuyền,thế mà quân Hy-Lạp giành được thắng lợi là nhờ vào địa hình tạo thế thuận lợi cho quân Hy-Lạp.Quân Hy-Lạp cố giữ bên trong vịnh Salamis,bên ngoài cửa vịnh tỏ ra lơ là không phòng thủ,cố tình dụ quân Ba-Tư tấn công vào vịnh,vì đoàn quân Ba-Tư đông hơn gần ngàn chiếc,phạm vi trong vịnh lại hẹp,nhằm lúc biển bị động sóng to,lại bị 300 chiến thuyền Hy-Lạp tập kích,nên thuyền quân Ba-Tư tự đụng nhau mà chìm,phần thì bi quân Hy-Lạp xạ kích,chiến thuyền quân Ba-Tư chìm hơn 200 chiếc trong khi quân Hy-Lạp chỉ có 40 chiến thuyền tổn thất nhưng tịch thu được nhiều chiến thuyền của quân Ba-Tư.
VI.-Hư thực Thiên.(Chổ yếu,chổ mạnh).
A.-Tránh chổ thực (mạnh) đánh chổ hư (yếu)..Dùng quân "mạnh" đánh quân "yếu",đó là nguyên tắc căn bản trong chiến tranh.Biết vận dụng các biện pháp,phân tán,tập trung,tiếnquanh,vòng tắc sao cho đến được địa điểm giao tranh đã định để tạo được thế ta đông địch ít,tamạnh địch yếu,lấy nhiều đánh ít,lấy "thực" đánh "hư".
1.-Địch hư ta thực,tránh thực đánh hư.
Địch thực ta hư ta sẽ thua.Địch hư ta thực ta sẽ thắng.Trước khi tác chiến ta cần so sánh 5 vấn đề (ngũ sự) và 7 tình huấn (thất kế) có thể nhận thức được về tương quan mạnh yếu giữa thực lực 2 bên tham chiến.
-Khiến địch phải lộ diện mà ta không lộ,ta sẽ tập trung binh lực,địch sẽ phân tán lực lượng,ta tập trung một chổ,địch phân tán 10 nơi,như vậy ta có thể lấy 10 chọi 1".
-Kiến địch phải lộ diện,thì cần ngụy trang đánh lừa đồng thời không để cho địch dò ra tung tích ta,như kiểu dương đông kích tây là chổ địch không phát hiện ra được,đây là lối dùng "hư" lừa địch,dùng "thực" tấn công địch.
2.-Các nhân tố cấu thành hư thực.
Tôn-Tử quan niệm:"Hư thực" không những dựa vào số lượng quân đội nhiều hay ít,mà còn tùy nhiều nguyên tố khác,luôn luôn đặt quân đội mình trong trạng thái bình an,no đủ,yên ổn,vững tin chủ soái,như thế ta mới mạnh.Tìm mọi cách khiến địch lâm vào tình thế mệt nhọc,đói khát và thường xuyên di động,như thế địch mới yếu.
B.-Trận chiến Bình-Nhưởng.Dùng thực số (đông) đánh hư số (ít).Vào cuối thế kỷ thứ 16 tướng Toyotomi-Hydeyochi Nhật dùng thuyền đổ bộ lên eo biển Đối-mã(Tsushima) rồi tiến chiếm Bình-nhưởng,vua Triều-Tiên Lý-Thương cầu cứu nhà Minh,nhà Minh biết Nhật (Oa-khấu) chiếm Triều-Tiên nhằm tấn công Minh,nên nhà Minh và Triều-Tiên hợp thành liên minh đánh Nhật.Đây là dùng thực đánh hư.Như Việt-Nam ta,trận Đống-đa vua Quang-Trung đốc thúc toàn quân tấn công ra Bắc đại thắng quân Thanh.Nói rỏ ra quân tại nước chủ nhà là "thực",quân xâm lược là "hư",xâm lược tất phải bại,quân chủ nhà tất thắng,như vậy ta thấy rỏ Tôn-Tư không chủ trương xâm lược,còn việc can qua nước khác chỉ nhầm để truy kích diệt địch,vì địch đã xâm lược ta,như vậy ta phải hiểu rằng,"nếu ta muốn chiếm luôn đất địch,ta sẽ trở thành "hư" đó.".
C.-Trận chiến Trường-Thược.Chiến thắng nhờ khí thế.Câu chuyện xẩy ra vào thời 684tcn giữa Tề-hoàn-công tiến quân đánh nước Lỗ,bên Lỗ dùng thế an nhàn chờ quân Tề tấn công (vì quân Tề ỷ thế mình mạnh,khinh địch tấn công Lỗ tức thì nên bị thua trận,vì qúa mệt nhọc),cho nên ví dụ này không hợp để nói quân Lỗ nhờ "khí thế",vã lại câu chuyện tác giả đưa ra trước thời Tôn-Tử 120 năm,các bạn nghĩ rằng tác gỉa biết về quân sự ?
VII.-Quân tranh thiên.(Tranh đua trong nghề).
Một vấn đề rất tế nhị trong "Binh-pháp Tôn-Tử",tranh đua có tầm quan trọng trong chiến tranh,sự tranh đua giữa địch và ta,sự tranh đua chính ngay trong ta.Nói về phối hợp hành quân trong quân đội như nhanh chậm,chiếm ưu thế,giành thắng lợi là những hình thức cần thiết trong lúc hành quân.
A.-Tranh giành chiến thắng:
1.-Khái niệm quân tranh.Nguyên tắc căn bản là nhìn vào thực lực giữa 2 bên tham chiến,bên mạnh sẽ thắng,bên lớn sẽ hơn.Nhưng trên thực tế còn tùy thuộc nhiều yếu tố khác như : trình độ huấn luyện quân đội,tinh thần đoàn kết nhất trí,thiên thời,địa lợi,vận dụng chiến thuật,nếu bên nào giữ được hoàn chỉnh,phần thắng chắc chắn hơn.
Như vậy ta thấy : chính sĩ khí,thiên thời,địa lợi,chiến thuật là nhân tố tạo thuận lợi cho tác chiến,là mục đích của "quân tranh" giúp quân đội trở nên lớn mạnh,những việc này phải cần có chỉ huy nghiêm minh mới vượt hơn kẻ địch để giành thắng lợi.
2.-Khó khăn của việc tranh giành lợi thế.Chiếm được lợi thế sẽ giữ được phần thắng hơn,Tôn-Tử nói:"Không gì khó khăn bằng giành lợi thế".Điều này chứng tỏ việc giành lợi thế chỉ thể hiện được bởi người chỉ huy.
3.-Mặt trái của tranh giành lợi thế.Tôn-Tử cũng nhận thấy điều này,nên nhắc nhở:
"không nên vì lợi mà quên nguyên tắc sinh tồn,sẽ chuốc lấy tổn thất".
Ông đưa ví dụ:"Vì muốn tới đích trước mà bỏ hết quân trang,đó là cái hại không biết tranh giành lợi thế."(Ví dụ này được in trong sách,tôi nghĩ đây chỉ là ý của người viết,chứ câu nói đầu là đầy đủ lắm rồi).
B.-Phương pháp của quân tranh.Chung quy đều nhằm để chiếm ưu thế,bắt kịp thời gian đến chiến trường tạo thế mạnh đánh yếu,lấy "thực" chế "hư".
1.-Biết dùng đường vòng trở thành đường thẳng.
Trong cuộc chiến không dể để đạt đến mục đích,nên ta cần biết cách đánh lừa phán đoán của địch,chứ không lộ liễu để địch nhận ra hành động của ta.Tôn-Tử nói:"Phải biết biến cong thành thẳng",hàm ý ta phải biết kiến địch có con đường dài hơn,còn ta có con đường ngắn hơn,mặc dầu ta đi vòng nhưng ta vẩn là người đến trước.(Chính điểm này làm nên triết lý chiến tranh bất diệt của Tôn-Tử,cũng như ngầm bảo ta,khi gặp nguy thì chúng ta sẽ biến đường ngắn thành đường dài,để địch không bắt kịp ta,mấy ai hiểu được chân lý này,mới thật là chỉ huy giỏi.)
2.- Biến bất lợi thành có lợi.
Trong điều kiện phức tạp của chiến trường,có thể thay đổi cục diện bất ngớ,người chỉ huy phải biết "Biến bất lợi thành có lợi",trong sách đưa ra ví dụ Trương-hiến-Trung trong cánh quân nông dân của Lý-tự-Thành trá hàng thuần phục một tri huyện nhà Minh,sau này vì hạn hán,dân tình loạn lạc,Trương-hiến-Trung trở mặt giết tri huyện,đây là"trá hàng để chờ thời cơ khởi dậy chống địch" mà cộng sản thường áp dụng,mới nhìn vào ta thấy đúng,xét lại người viết qúa ấu trỉ không biết gì về Tôn-Tử,vì tư tưởng chiến tranh của Tôn-Tử là chiến thắng tức thời,còn không thắng thì "dĩ đào vi thượng" để sinh tồn,chứ không có việc trá hàng như sách đưa lên,bởi quyển sách này do tác gỉa Tàu viết,dịch gỉa là bồi viết cộng-sản Viêt-Nam.Chúng ta cần thận trọng những sách dịch từ sách cộng sản Tàu,vì quyển "Binh pháp Tôn-Tử" là quyển sách nói lên cách thức tổ chức một tập thể mạnh,một lãnh đạo giỏi,một tướng tài thiên hạ như thế mới giữ được hòa bình quốc gia.Cho nên câu "Biến bất lợi thành có lợi" chỉ dành cho người có tài trong thiên hạ,người đó phải biết quyển "Binh pháp Tôn-Tử" nói gì chứ đừng nghe theo ý người trình bày quyển sách.
3.-Tuy đi vòng mà biết dùng lợi nhỏ để dụ địch thì dù xuất phát sau vẩn có thể đến đích trước để tranh lấy phần thắng.Dù đường vòng đường thẳng ta cần thông hiểu mục đích sau cùng vẩn là lợi thế cho quân đội mình,vậy cần phải tạo ra các điều kiện chuyển hóa thích nghi trong công tác ngụy trang lừa địch nhầm cản trở hành động đối phương để tăng phần lợi thế cho chínhquân đội của mình.
C.-Chiến công cờ lịnh.
Đây là 2 loại công cụ hữu hiệu trong việc chỉ huy quân đội ngày xưa,ngày nay vẩn còn xử dụng trong những lúc tìm dò tiến chiếm mục tiêu,là lối chỉ huy trong lúc cận chiến,thường dựa theonguyên tắc:
1.-Quân chính là cách nhận rỏ địch tình cũng như phong thái quân đội ở bên ta,là lối nhận diệnchiến trường "hư" "thực",nên lúc xưa các cấp chỉ huy thường nói:"Thấy được thì tiến,thấy khó thì lùi".Đó là phép tắc quân đội cần nhận biết rõ ràng tình hình cả 2 bên rồi quyết định kế hoạch.
2.-Tác chiến ban đêm dùng chiên trống,tác chiến ban ngày dùng cờ lệnh.
D.-Có 4 nguyên tắc cần nắm vững,"Trị khí"."trị tâm"."trị lực "và "trị biến".
1.-Nắm bắt sĩ khí (trị khí):Nhụê khí và sức mạnh là sức chiến đấu của tướng sĩ,sức mạnh nhờ vào nhụê để phát khởi từ quân đội."Tư-mã pháp",trong khi giao chiến dùng sức mạnh để chế ngự địch,dùng nhụê khí để áp đảo tinh thần địch mà đạt đến chiến thắng.Tôn-Tử cũng nhấn mạnh "tranh khí","dành lấy ưu tiên về "sĩ khí" rất quan trọng trong lúc giao chiến.
2.-Nắm bắt tâm-lý (trị tâm):Muốn làm tiêu tan sĩ khí địch,ta cần làm lụt nhụê khí tướng chỉ huy,vì binh sĩ biểu hiệu tâm lý và tinh thần của tướng chỉ huy.Ngô-tử-Tướng luận:"quân đội tuy có trăm vạn ngưới,nhưng chỉ có 1 người chỉ huy tính toán và sắp đặt mọi việc,bởi thế khi xưa Việt-câu-Tiển muốn diệt Ngô,chỉ cần việc lung lạc Ngô-phù-Sai.
3.-Nắm bắt sức lưc (trị lực):Những trận chiến lúc xưa thường là cận chiến,đôi khi 2 bên đánh tới 2 hoặc 3 ngày,nên sức lực binh sĩ là yếu tố cần đặt ra,thể lực từng người là mối chốt quan trọng để quyết định sự thắng bại của cuộc chiến.Do đó Tôn-Tử đề ra "trị lực" dùng chiến trường gần đối phó kẻ địch từ xa mới đến,dùng quân đội nhàn rổi khỏe mạnh đối phó kẻ địch mệtmỏi,dùng quân đội no đối phó quân đội đói.
4.-Nắm bắt biến hóa (trị biến.):Biến hóa là sự linh hoạt trong chiến thuật,lựa chọn chiến thuật là nhân tố xác định sức chiến đấu của quân đội.
Do đó Tôn-Tử nói:"Không chận đánh đoàn quân cờ xí chỉnh tề,không tấn công kẻ địch trận thế hùng mạnh,cần cơ động linh hoạt để giành lấy thế chủ động và ưu thế chiến thuật tại chiến trường.
VIII.-Cửu biến thiên.(luôn luôn thay đổi).
A.-Vận dụng chiến thuật cần linh động.
Phải hiểu biết ứng biến trong lúc hành quân,phải biết đường nào không nên đi,vùng nào không nên đến thành nào không nên chiếm,địch như thế nào không nên đánh,đôi lúc lịnh vua cũng không nên theo.
1.-Cữu biến:Có nghĩa là luôn luôn biến đổi,Tôn-Tử nói:"Tướng lãnh phải biết linh hoạt trong lúc hành quân,biết cách biến đổi đội hình để thuận lợi tác chiến,như "Đất khó đi lại(bỉ địa)" không nên đóng quân,"Đất rộng rãi thông suốt(cù địa)" nên kết giao với nước láng giềng,vùng "Đất khó sinh tồn(tuyệt địa)" không nên ở lâu,vùng "Đất dễ bị vây khốn(vi địa)" cần tính mưu kế,vùng "Đất không có lối thoát(tử địa)" phải quyết chiến.
Tôn-Tử :"người chỉ huy phải biết tình hình trận chiến mà thay đổi chiến thuật,biến đổi liên tục để giữ vững thế tiến quân."
2.-Cơ biến và bất biến:Tôn-Tử đưa vấn đề:"Lệnh vua có thể không theo" khi lệnh trái với 4 điều "cơ biến" sau đây thì không cần nghe theo,như:"
a.-Con đường không nên đi,vua lệnh đi,ta không đi.
b.-Kẻ địch không nên đánh,vua lệnh đánh,ta không đánh.
c.-Thành trì không nên công,vua lệnh công,ta không công.
d.-Vùng đất không nên chiếm,vua lệnh chiếm,ta không chiếm.
Cơ biến này nằm trong phạm vi lựa chọn quyết sách chiến thuật không thể thay đổi (bất biến),thuộc về tướng chỉ huy,nếu theo lệnh vua thì mất thời cơ,làm lở chiến cuộc,đôi khi đưa cả quân đội đến chổ diệt vong.
B.-Phải có sự chuẩn bị sẳn sàng tác chiến.
Trong phép dụng binh,ta đừng nghĩ rằng kẻ địch không đến đánh hoặc không bao giờ tấn công ta,cũng như trong một quốc gia ta cũng đừng quan niệm rằng nước ta không bao giờ bị tấn công và cũng không nước nào dám tấn công nưóc ta,nếu ý thức được việc này,thì ta phải có sự chuẩn bị sẳn sàng ứng phó khi có địch đến tấn công,vì đây là việc thực tiển trong nguyên tắc bảo vệ đội quân luôn luôn được an toàn,và hòa bình quốc gia,là sự sống còn của đất nước,đó là "Tồn vong chi đạo".Nên ta cần làm tốt công tác chuẩn bị phòng ngừa,bố trí những dữ khiện sẳn khiến địch không thể tấn công ta,có lắm chuyện ta không thể ngờ được bởi âm mưu của kẻ ngoài họ vốn sẳn ý đồ xâm lược mà ta không ngờ được,nên kết cuộc thảm bại vì lơ là không cảnh giác.
Như ở Việt-Nam ta,vào thời vua Hùng-Vương thứ 18,bị Thục-Phán đem quân đánh bất ngờ,chiếm trọn nước Văn-Lang.Trong thế chiến thứ hai,Nhật-Bản tập kích Trân-châu-cảng,căn cứ địa hạm-đội Thái-bình-dương của hải quân Mỹ,và Đức tấn công chớp nhoáng Liên-bang Sô-Viết,chính do sự lơ là không phòng bị,không tin địch sẽ tấn công theo lối này,sự việc không chuẩn bị trước là điều khiến cho địch có cơ hội tấn công.
Những sự kiện vừa kể cho ta thấy ta phải luôn luôn chuẩn bị sẳn sàng ứng phó khi có kẽ địch định xâm lăng nước ta.
C.-Năm điều then chốt có thể tạo sự sai lầm cho tướng chỉ huy không biết cơ biến.
Quân đội là cột trụ bảo vệ quốc-gia,tướng lãnh là người chỉ huy quân đội,cho nên người làm tướng cần biết:"5 mối nguy hại khi tướng lãnh không biết cơ biến.
1.-Liều mạng khinh suất sẽ bị giết.
2.-Tham sống sợ chết sẽ bị bắt.
3.-Nóng nảy vội vã dễ bị khinh địch.
4.-Liêm khiết dễ chuốc nhục nhã.
5.-Thương dân sẽ phiền phức không yên.
Đó là 5 yếu tố địch chủ yếu vào vị tướng chỉ huy quân đội có thể làm ông ta thân bại danh liệt.Tôn-Tử nói:"Tướng lãnh có 5 điều nguy hiểm",chỉ rõ nhược điểm những người liều mạng,tham sống,nóng nảy,liêm kiết là dễ háo danh,nhược điểm của kẻ thương dân là không đành lòng.Nếu những nhược điểm đó bị kẻ thù lợi dụng,sẽ dẩn đến tai họa là quân đội bị tiêu diệt,tướng lãnh bị giết hại.
Đây là vấn đề "cơ biến" trong quan niệm chỉ huy của Tôn-Tử:"Tướng lãnh trên chiến trường cần phải biết ứng biến linh động,không nên qúa lệ thuộc vào nhân tố nào mà buông thả,nếu không làm thế,quân đội sẽ có nguy cơ bị tiêu diệt".
Đây là kinh nghiệm trước mắt của chiến tranh Việt-Nam,năm 1972,chiến trường Quảng-trị quân Bắt-Việt không màng sự sống của người dân (dùng dân để uy hiếp cấp chỉ huy của quân lực Việt-Nam Cộng-Hòa),dùng người dân làm bia đở đạn,pháo kích bừa bải vào dân di tản,vì họ muốn chiến thắng,nhưng họ không ngờ quân đội VNCH liều chết chống cự bảo vệ người dân,đồng thời quyết tâm đánh bại quân Bắc-Việt.Năm 1975 các tướng lãnh VNCH như Nguyễn-khoa-Nam đành buông súng để chấm dứt chiến tranh (vì sợ dân chết dưới bom đạn Việt-cộng pháo kích như trận An-Lộc năm 1972),phải tuân theo lệnh đầu hàng của Dương-văn-Minh (nghe theo lệnh vua),vì sự nhơn từ của tướng chỉ huy,vì sợ dân chết oan nên kéo theo sự sụp đổ của nước VNCH và cả quân-cán-chính Miền-Nam phải chịu cảnh tù đày.
D.-Lệnh vua có thể không theo,như Chu-a-Phu dẹp loạn thất quốc.Chuyện xẩy ra vào thời Tây-Hán,sau khi Lưu-Bang lên ngôi phong cho các bà con trong họ làm vương,để cũng cố thế lực đề phòng các họ khác chiếm quyền.Vào đời Hán-cảnh-Đế, thế lực các nơi lớn mạnh tương đương với triều đình,nhà vua chủ trương cắt giảm thế lực chư hầu để củng cố tập quyền trung ương,làm các nước chư hầu bất mản.
1.-Loạn thất quốc.Đời Hán-cảnh-Đế,154tcn,các chư hầu Ngô,Sở,Triệu,Giao-Đông,Giao-Tây,Truy-Xuyên,Tế-Nam dấy quân làm phản dưới sự lãnh đạo của Ngô-Vương Lưu-Ti,gọi là "Loạn thất quốc" nổi tiếng trong lịch sử Trung-Hoa
2.-Kháng lệnh mới chiến thắng.Đại tướng Chu-a-Phu phụng lệnh Hán-cảnh-Đế đem quân tiến về Lạc Dương chận hậu quân thất quốc cắt đứt đường lương thảo,nhưng đến nửa đường,Chu-a-Phu thay đổi kế hoạch,tiến quân theo đường vòng,đến chậm hơn 2 ngày,nhưng lại vô hiệu hóa được phục binh của địch,trong lúc này liên quân Ngô-Sở bao vây tấn công nước Lương,tình hình nguy ngập,Hán-cảnh-Đế lệnh Chu-a-Phu đưa quân tăng viện nước Lương,Chu-a-Phu không nghe mà chỉ đem quân đánh bọc sau lưng liên quân Ngô-Sở cắt đứt đường lương Ngô-Sở,vì thành trì nước Lương kiên cố,liên quân Ngô-Sở không hạ được thành,lâu ngày vì thiếu lương thực,sĩ khí suy sụp,nên đành rút quân.(Trong trường hợp này ta thấy,tướng không nghe lệnh vua là phải,vì vua ở tại triếu đình,còn tướng ở tại chiến trường,việc này xây ra thường xuyên trong các chiến trận Trung-Hoa,vã lại lệnh vua nhiều khi bị kẻ nằm vùng mưu tính cho vua,nếu nghe theo lệnh vua thì làm mất thanh danh đời tướng,như chuyện Nhạc-Phi bị Tần-Cối hảm hại,vì không dám trái lệnh vua.Than cho người trung thế này..)
3.-Quân Hán đại thắng.Liên quân Ngô-Sở rút khỏi nước Lương,Chu-a-Phu đuổi quân tiếp chiến,Sở-Vương Lưu-Mậu tự sát,Ngô-Vương Lưu-Tị chạy về Đan-Đổ định dựa vào Đông-Việt tiếp tục làm phản,sau một tháng Đông-Việt bị quân Hán mua chuộc bắt giết Lưu-Tị,quân Chu-a-Phu tiếp tục truy kích các phản vương khác và tiêu diệt hoàn toàn,quân Hán đại thắng,câu chuyện cho ta thấy Chu-a-Phu có tài năng"biết vận dụng linh hoạt trong thế cửu biến".
Nhận xét riêng trong phần "lệnh vua có lúc không thi hành",thực ra trong bài viết này,câu cuối cùng trong bài viết:"biết lợi dụng linh hoạt lẽ cơ biến",vì cơ biến trong quan điểm của Tôn-Tử,không theo lệnh vua chỉ có 4 điều đã nêu ở trên,là lúc vua thân chinh theo đoàn quân,ở ví dụ này vua không có đi theo với đoàn quân,nên việc Chu-a-Phu đi nửa chặn đường rồi đổi ý đi chậm hơn 2 ngày,không phải là ông trái lệnh vua,vì ông vẩn làm theo kế hoạch chận hậu cướp lương Ngô-Sở,Chu-a-Phu không chia quân tiếp giúp Lương mặc dù có lệnh vua,vì lệnh này không hiệu lực bởi vua ở triều đình còn tướng ở ngay tại mặt trận,sao phải nghe lời vua chứ,vì lời đó không phải là lệnh,nên có lần tôi hỏi "tác gỉa có biết về quân sự không?".Trong câu chuyện này ta phải công nhận Chu-a-Phu là tướng tài,vì ông tinh thông "cửu biến",ông đã đi nửa đường rồi đổi thành đường dài hơn,để quân Ngô-Sở ngở là ông đi lạc đường,nên đốc túc quân nhanh đánh chiếm thành nước Lương,chỉ chậm có 2 ngày đánh chiếm quân lương địch,mà Chu-a-Phu tạo ra thế quân Ngô-Sở 2 đầu phải chống chọi quân Hán,đó là cách tạo "thế mạnh" cho quân Hán,bởi quân Ngô-Sở thiếu quân lương nên đành rút quân,rồi cuối cùng loạn "thất quốc"bị diệt,bởi thế tôi viết Chu-a-Phu có tài năng "biết vận dụng linh hoạt trong thế cửu biến".
IX.-Hành quân thiên.(Tiến hành thực dụng).
Nói về phương pháp hành quân và cách thức đóng quân,hành quân là một chiến thuật di động,đóng quân là nơi chốn cần phải an toàn và thuận lợi cho quân nhân tạm nghĩ,cũng thuận việc thao luyện hằng ngày,nơi đóng quân phải gần khe núi có nguồn nước cỏ cây và đầy đủ ánh nắng.
A.-Phương pháp hành quân và đóng quân (bố trí quân).
Trong việc bố tri quân cần tiện việc quan sát địch tình và an toàn sinh hoạt trong quân ngủ:
1.-Phương pháp bố trí quân đội ở vùng núi,quân đội cần dựa vào khe núi và vùng nước,khi hạ trại cần nơi đất cao hướng về mặt trời để tránh sự ẩm thấp.Nếu địch đã ở đất cao trước,không nên đánh thốc từ dưới lên cao.
2.-Bố trí quân vùng sông hồ.Tôn-Tủ nói:"khi quân đội cần vượt sông,nên đóng quân cách xa dòng nước,cần tránh không nên ngăn địch ở giữa giòng,chờ chúng tới gần bờ mới tấn công bao vây tiêu diệt,không nên dựa lưng vào sông khi chống cự địch quân."
3.-Bố trí quân tại vùng đầm lầy,chỉ tạm thời để ngụy trang dụ địch,không nên ở lâu phải nhanh chóng vượt qua.Nếu địch đóng trước,ta cần chọn vùng an toàn có nước sạch cây cỏ gần bên đồi núi và dựa vào rừng cây ngụy trang chuẩn bị phản kích.
4.-Bố trí quân tại vùng đống bằng,tốt nhất là ở chổ đất cao bằng phẳng trong thế đất mặt sau cao hơn và mặt trước thấp hơn.
B.-Hướng về ánh sáng,tránh nơi tối tăm.
Nguyên tắc tổng quát bố trí quân đội,là nơi thuận tiên cho việc sinh hoạt quân đội,cần có nguồn nước cây cỏ và tránh gây bệnh tật.
1.-Hướng về ánh sáng mặt trời,tránh nơi ẩm thấp,bảo tòn sức khõe quân đội,thích nghi sinh hoạt,tiện việc dưỡng quân lâu ngày,là nơi chốn cần thiết để có hậu cần đầy đủ bảo đảm thể lực tốt quân nhân,là nguồn căn của sự chiến thắng.
2.-Có 6 loại địa hình cần tránh,không được đóng quân:
a.-Thiên giản:Giòng nước giữa 2 khe là "giản",phía trước phía sau đều là núi cao ở giữa có giòng nước qua.(thế đất này ta không thề tiến,cũng không thể lùi,thế đất này chỉ mượn đường ngụy trang vượt qua chướng ngại,không được dừng nghỉ.
b.-Thiên tỉnh:Xung quanh có vách cao ở giữa là vùng trủng.
c.-Thiên-lao:Là nơi có núi cao vay bọc kín mít,vào dễ ra khó.
d.-Thiên la:Là nơi cây cỏ rậm rạp,đao tên không thể xử dụng được.Nhưng cũng là nơi dễ vay bủa địch quân.
e.-Thiên hãm:Địa hình trũng thấp,vùng đất bùn lầy,xe ngựa khò qua được.
f.-Thiên-khích:nơi khe núi chật hẹp,sâu mấy thước dài mấy trượng,là đường đi chật hẹp nhiều hố lõm.
3.-Đề phòng phục binh.Tôn-Tử nói:những vùng núi non hiểm trở,vùng trũng lau lạch hiểm trở,nơi có cây cối um tùm,đều là nơi dể bị phục kích,ta cần thám thính kỉ trước khi ngang qua.
Như 6 loại địa hình ở trên,chỉ là tạm xử dụng để vượt qua mắt địch,nên khi cần vượt qua ta cũng cần nên thám sát chắc chắn an toàn rồi mới quyết định.
C.-Quan sát địch tình.
Trong qúa trình hành quân,quân đội phải luôn luôn cảnh giác bởi những nguy cơ địch có thể tấn công bất ngờ,bởi vậy ta phải biết quan sát những động tịnh từ bên địch để dự đoán chính xác địch tình.
Phương pháp quan sát tình hình quân địch:
1.-Địch gần mà yên tỉnh,vì chúng được địa hình nguy hiểm.Chờ ta tấn công.
2.-Địch ở xa đến khiêu chiến là có ý dụ ta để tấn công.
3.-Địch đóng quân nơi bình địa,không chọn chổ hiểm,vì địa thế lợi cho địch.
4.-Cây cối trong rừng rung động,rất có thể địch đang đến gần tập kích ta.
5.-Nơi cỏ rậm có nhiều chướng ngại,địch nghi binh che mắt quân ta.
6.-Chim chóc bay loạn xạ,bên dưới có thể có quân mai phục.
7.-Muôn thú tán loạn bỏ chạy,là quân địch đang đến tập kích ta.
8.-Bụi bay cao mà nhọn,là chiến xa chiến mã địch chạy tới gần.
9.-Bụi bay thấp mà lan rộng,là bộ binh địch đang tiến gần.
10.-Bụi bay tản mát tạo vệt dài,là địch kéo lê cành cây là tạo cảnh lừa ta.
11.-Bụi ít mà lúc có lúc không,địch đang dựng trại đóng quân.
12.-Sứ gỉa từ tốn,nhưng vẩn tăng quân bị,địch sắp tấn công.
13.-Sứ gỉa quyết tiến quân gần,dấu hiệu địch âm thầm rút quân.
14.-Chiến xa nhẹ đi trước dàn ở 2 bên,địch chuẩn bị tác chiến.
15.-Địch chưa ước hẹn mà đột ngột giản hòa,là địch có âm mưu.
16.-Địch gấp rút tiến quân bày binh bố trận,là có ý muốn cùng ta quyết chiến.
17.-Địch nữa tiến nữa lùi,là để dụ ta tiến quân.
18.-Quân địch đứng chống binh khí mà dựa,là địch đang thiếu lương thực.
19.-Quân địch tìm nguồn nước gần ta,đó là địch quân đang thiếu nước.
20.-Quân địch thấy lợi mà không tới đoạt,là chúng đang mệt nhọc qúa độ.
21.-Chim chóc đậu đầy bên quân trại địch,tức là trại địch đang bỏ hoang.
22.-Doanh trại địch có tiếng thét giữa đêm,là tâm lý địch quân hoang man.
23.-Doanh trại địch rối loạn không trật tự,là tướng địch không đủ oai nghi.
24.-Cờ xí không chỉnh tề.tức đội hình địch đã rối loạn.
25.-Tướng địch ưa nóng giận,thì toàn quân bị mệt mỏi.
26.-Quân địch dùng lương thực nuôi ngựa,giết súc vật ăn thịt,dẹp dụng cụ nấu ăn,quân lính không trở về trại,là địch quyết đột phá vòng vây.
27.-Quân địch rì rào to nhỏ,là tướng địch đã mất lòng quân.
28.-Liên tục khao thưởng binh sĩ,lả quân địch đã không còn giải pháp.
29.-Liên tục trừng phạt thuộc hạ,là địch lâm vào tình thế quẩn bách.
30.-Tướng địch trước hung hăng với lính nay lại sợ sệt,đó là tướng dốt.
31.-Địch phái sứ đến nói năng mềm mỏng,là có ý ngưng chiến.
32.-Địch ra vẻ giận dữ bày trận đối kháng ta,nhưng lâu không giao chiến mà cũng không thu quân,ta cần thận trọng quan sát mưu đồ của địch.
D.-Dùng văn dung hòa,dùng vũ tề chỉnh.
Phương-pháp 1 "quản giáo quân đội".Trong chỉ huy cần binh sĩ phải phục tùng,thưởng phạt phải nghiêm minh,cần dùng lời nhân-ái có lý lẽ khuyến phục chúng,cũng cần có kỹ luật quânđội để chỉnh tề quân ngũ,cần quản giáo cho mọi người quán triệt kỹ luật tác chiến,như thếtướng lãnh và binh sĩ mới hòa đồng hợp nhất,mới tạo sức mạnh quân đội.
1.-Dùng văn dung hòa,dùng vũ chỉnh tề.
Đây là tư-tưởng mà Tôn-Tử dùng đến,lấy đạo-đức,nhơn-nghĩa truyền dạy trong quân đội để mọi người hiểu rõ trách nhiệm của việc tác chiến,đồng thời dùng "vũ" tức kỷ cương quân pháp đểthống nhất mọi hành động,như thế mới hợp nhất được toàn lực quân nhân thành một khối,quân đội mới có sức mạnh "bất khả chiến bại".
2.-Bình thường phải quán triệt mệnh lệnh để quản giáo binh sĩ.
Binh sĩ khi được tuyển dụng,đã được thuần thục huấn luyện kỹ thuật tác chiến,nhưng không vì thế mà bỏ lơ trong lúc binh sĩ nhàn hạ,Tôn-Tử nói:"Bình thường mọi người chúng ta phải hiểu biết mệnh lệnh để quản giáo binh-sĩ,như thế binh sĩ sẽ phục tùng,nếu bình thường đã không hiểu biết mệnh lệnh trong việc quản giáo binh sĩ,binh sĩ sẽ không phục tùng".Điều này cho ta thấy tầm quan trọng của việc giáo hóa,và huấn luyện ngay từ khởi đầu và phải liên tục thao tác thường xuyên.(quán triệt tức là "hiểu biết",hiểu biết ở đây có nghĩa là "mọi người cùng hiểu biết",như thế việc thao dượt trong những ngày không tác chiến sẽ trở thành thói quen từ từ thấm nhuần đến mọi ngưới và không ai cảm thấy cấp trên hà khắc binh lính,vì mọi người đều quán triệt quản giáo kỹ luật quân đội phải như vậy,quân đội mới trường tồn.).
X.-Địa hình thiên.
A.-Nguyên tắc tác chiến trong 6 dạng điều kiện địa hình khác nhau.
Tôn-Tử nói:"Địa hình có quan hệ mật thiết trong tác chiến,là điều kiện hổ trợ cho việc dụng binh,phải biết vận dụng đúng đắn,sức chiến đấu mới tăng thêm thế lực,sĩ khí mới kiên cường,hổ trợ mạnh cho việc chiến thắng,nếu không biết vận dụng đứng đắn,thì chính nó sẽ là cái bẫy đưa cả đoàn quân đến chổ bại vong".Ông phân tích:"Địa hình có 6 dạng địa hình gồm "Thông"(thông suốt)."Quải"(dễ tiến khó lùi)."Chi"(khó tấn công)."Ải"(khe núi hẹp)."Hiểm"(hiểm trở) và "Viển"(xa xôi).Địa hình rất quan trọng trong việc dùng binh,nếu xử dụng đúng như hổ thêm cánh,nếu xử dụng sai,nó sẽ là cái bẩy gài nhốt ta đưa ta đến chổ thất bại.
1.-"Thông" là địa hình ta hoặc địch đều có thể đến,cần chiếm cứ nơi cao ráo thoáng đãng trước địch,bảo đảm đường chuyển lượng có lợi cho việc tác chiến.
2.-"Quải" là địa hình có thể tiến vào nhưng khó lui binh,nếu được phòng bị thì đột kích khó khăn,nếu không phòng bị thì đối phương dễ đột kích bất ngờ,nếu muốn rút lui thì gặp phải nhiều tình huống bất lợị.
3.-"Chi" là nơi hiểm trở dễ phục kích nhưng không tiện việc tấn công,trong thế đất này ta nên gỉa vờ rút lui để dụ địch tách rời phòng tuyến họ rồi trở lại phản kích.
4.-"Ải" là nơi đất hẹp và hiểm yếu giữa 2 vách núi,ta nên chiếm trước và cho quân ngăn chặn đường vào.Nếu địch chiếm trước,ta dùng nhiều quân chặn đường vào rồi quan sát,ta không nên tấn công,nếu địch mỏng yếu,ta có thể tiến đánh.
5.-"Hiểm" là nơi hiểm trở hành động khó khăn,trong thế địa hình này ta cần chiếm nơi cao ráo khoáng đãng chờ địch,nếu địch chiếm trước ta nên chủ động rút quân,tuyệt đối không nên đánh.
6.-"Viễn" là nơi cách xa chiến lũy của ta và địch,nếu thực lực 2 bên ngang nhau ta không nên khiêu chiến,vì khó được thắng lợi,ta không nên miển cưỡng chiến đấu,vì rất hao tổn sĩ khí.
Qua sự phân tích trên,Tôn-Tử cân nhắc:"Phán đoán địch tình giành chiến thắng,tính toán địa hình hung hiểm thủ sinh tồn,đó là điều tướng chi huy cần ghi nhớ để thủ phần thắng lợi.
B.-Phương pháp 2 quản giáo quân đội.(gồm 6 sai lầm).
Trong quân đội cần nhất là sự tổ chức,có quy hoạch thì binh lính có lòng tin,ngòai ra cũng cần nhận rõ nhiều tình huống sai lầm có thể đưa đến chổ thất bại.Tôn-Tử tổng kết có 6 nguyên do:Tẩu,Trì.Hãm,Băng,Loạn,Bắc.Là những bài học kinh nghiệm cần quản giáo quân đội,là quyết sách tác chiến để tạo thành kinh nghiệm bản thân cần được sinh tồn.
1.-"Tẩu":Thua chạy,là khuyết điểm lớn nhất do tướng chỉ huy,không biết cân sức lực lượng giữa 2 bên,nếu địch gấp ta 10 lần,đương nhiên chuốc lấy thất bại,tổn thất lớn nhất vẩn là quân nhân,cho nên khi chạy người lính phải biết cách chạy.
2.-"Trì":Lỏng lẻo.Quân đội cần có sự chỉ huy nghiêm minh,phải có tướng tài và binh sĩ dũng mảnh,nếu tướng khiếp nhược,binh sĩ sẽ trở nên ngang ngược,lộng hành,tác chiến rời rạc,nếu tướng nhu nhược bất tài,quan hệ nội bộ lỏng lẻo dẩn đến tác chiến rời rạc không hợp nhất,phải chuốc lấy thất bại.
3.-"Hãm":Kìm hãm.Tướng giỏi binh nhược thì quân đội không có sức chiến đấu,muốn tránh ta cần năng thao luyện tinh thục tác chiến trước khi tác chiến,binh sĩ phải quán triệt kỷ luật trong những ngày nghỉ không tác chiến cũng phải năng tập dượt.
4.-"Băng":Tan rã.Tướng cấp dưới oán hận chủ tướng,tự chuyên không phục lệnh chủ soái,khi gặp địch thì giận dữ tự tiện xuất chiến,chủ tướng lại không hiểu rỏ khả năng của thuộc cấp để khống chế họ,quân đội như thế thì dễ tan rã và thất bại.
5.-"Loạn":Rối loạn.Chủ tướng nhu nhược thiếu nghiêm minh,quản giáo huấn luyện không có phương pháp,quân lính như rắn mất đầu,bày trận rối loạn không trật tự,quân đội sẽ chuôc lấy thất bại.
6.-"Bắc":Thất bại.Tướng lãnh không biết phán đoán địch tình cũng không nhận rõ được ta mà hồ đồ khai chiến,lấy ít đánh nhiều,đem yếu đánh mạnh,không biết chủ lực của ta mà cứ dùng quân bừa bãi,chắc chắn chuốc lấy thất bại.Đây là sai lầm lớn của lãnh đạo chỉ huy,vì chưa biết châm ngôn "Biết địch biết ta mới có thể trăm trận trăm thắng.".
C.-Phương pháp 3 quản giáo quân đội.(Yêu mà không nuông chiều).Phải thương yêu binh sỉ như chính thương yêu chăm sóc người thân thuộc,thì binh sĩ sẽ cùng ta sống chết.Thương yêu mà không quản giáo,khi họ phạm pháp mà không trừng trị mà vẩn xử dụng tác chiến,chính thành phần này làm bại cả đoàn quân.Như phần nhận xét 6 sai lầm ở trên,có sự sai lầm của tướng lãnh trong thái độ cư xử với binh lính.Tôn-Từ nhận định:"Tướng phải thương lính như con,không ngược đãi lính, còn lính phải trọng tướng trong việc chỉ đạo,thưởng phạt côngminh,tuân hành luật phạt.".Qua chương này ta thấy "Muốn có một quân đội chiến đấu kiên cường,phải áp dụng quân luật một cách nghiêm khắc".
XI.-Cửu địa thiên.
A.-Cửu địa:Có 9 dạng địa hình và quy luật tác chiến tại mổi dạng địa hình.
Trong "Binh pháp Tôn Tử",địa hình là rất quan trọng,nên ông phân tích rất kỷ,chính ở chương này làm nổi lên cái tài binh pháp của Ông ta.Tôn-Tử nói :"Người có tài dụng binh,phải có khả năng khiến tiền quân và hậu quân của địch không thể tiếp ứng được,chặn đứng liên lạc giữa cấp trên và cấp dưới,tạo cho binh địch không tập trung,đội ngủ không chỉnh tề.
Để đạt đến điều này,chủ soái phải biết đoạt chiếm vị trí mà kẻ địch xem là quan trọng nhất,thì địch tất phải bị ta bày bố trận thế".
-Người giỏi dụng binh,phải biết đóng quân trên địa thế như loài "rắn suất nhiên".Rắn suất nhiên là một loài rắn ở núi Hằng-Sơn,đánh vào đầu nó thì đuôi quật lại,đánh vào đuôi nó thì đầu mổ táp,đánh vào giữa thân thì cả đầu lẩn đuôi cùng vay bọc tấn công.
-Người biết dụng binh khi cho quân tràn sang đất địch,không vì thiện chiến mà lơ là quân kỷ mà ham mê chém giết,phải nắm lấy thời cơ gặt hái lương thực trên cánh đồng phì nhiêu trong mùa lúa chín,cũng cố sĩ khí,tăng cường sức lực,phải có nghỉ ngơi,không nên mệt nhọc thái qúa.
-Nếu sa vào địa thế nguy hiểm,đừng có sợ sệt,vững chí một lòng đột phá vòng vây.
-Khi đã qyết định tấn công qua đất địch,cần đóng cửa ải,huy thẻ thông hành không để sứ gỉa qua lại,cần bàn tính kỷ lưởng từng chi tiết để chiếm lấy địa bàn chủ yếu của địch.(trong sách này ghi,bàn tính kỷ lưỡng tại miếu đường,một câu vô nghĩa trong binh pháp,là một sĩ nhục Tôn-Tử.).
1.-"Cửu địa" và "lục địa".Căn cứ vào phương pháp dùng binh,địa hình mà phân chia thành 9 loại.vậy "Cửu địa" là thế đất trên trận chiến ở đất địch.Gồm có Tán địa (thế đất ly tán).Khinh-địa (thế đất vào nông).Tranh-địa (thế đất tranh giành).Giao-địa (thế đất giao nhau).Cù địa (thế đất thông suốt).Trọng địa (thế đất vào sâu),Bĩ-địa (thế đất khó đi).Vi-địa (thế đất vây bọc). và Tử-địa (thế đất chết).
Còn 6 dạng địa hình "Lục địa" trong chương "địa hình" có phần khác biệt.Ta thấy trong "Địa hình" chia thành 6 thể "Thông.Quải.Chi.Ải.Hiểm và Viển" dựa trên tiêu chuẩn mức độ ảnh hưởng về địa lý tự nhiên thuần túy,như địa thế rộng hẹp,hiểm trở,bằng phẳng,xa gần đối với việc bày binh bố trận,là thế đất chiến lược dự sẳn cho cuộc chiến.Còn "cửu-địa" dựa trên tiêu chuẩn khác biệt về toàn bộ trạng thái của quân đội,như tác chiến trên đất địch các dạng địa hình khác nhau,trạng thái tâm lý binh sĩ khác nhau,cho nên cần hiểu rõ các nguyên-tắc tác-chiến và phương-pháp bố trí khác nhau trên tất cả phương diện quân-sự,vậy "Cửu địa " thiên hẳn về chiến thuật.
2.-Tán-địa,khinh-địa,tranh-địa, giao-địa và trọng-địa.
a.-Tán-địa:Trận địa nằm trên biên giới quốc gia.Tôn-Tử nói:"Cần phải hợp nhất ý chí toàn quân,vì tác chiến trên đất nước mình,lòng quân dễ phân tán,tâm lý muốn bỏ chạy về nhà".
b.-Khinh-địa:Trận chiến nằm sâu trong đất địch.Tôn-Tử nói:"Quân đội không nên ở lâu,nếu bắt buộc đóng quân ở đó,thì trận địa và doanh trại phải liền sát nhau.
c.-Tranh-địa:Là trận địa bên nào chiếm được đều có lợi thế.Tôn-Tử nói:"không nên đường đột tấn công,nếu cần tấn công,ta phải hối thúc viện binh phía sau nhanh chóng đến kịp.
d.-Giao-địa:Là nơi 2 bên đều có thể đến,đây là đầu mối giao thông quan trọng,Tôn-Tử nói:"Tại giao địa,đội ngũ hành quân không nên đứt đoạn,phải cẩn thận trong việc phòng thủ.
e.-Trọng-địa:Trận địa nằm sâu trong lãnh thổ địch,dựa vào nhiều thành ấp của địch.Tôn-Tử nói:"Trong trọng địa ta cần tăng cường cướp đoạt lương thực để bổ sung lương thảo cho quân đội mình".
B.-Phương pháp quản giáo quân-đội.(thức 4.Toàn quân dũng mãnh như một).Muốn có một quân đội hùng mạnh là phải biết phối hợp linh hoạt trong tác chiến như "rắn suất nhiên".ngoài việc soái tướng biếi chọn địa thế trận chiến,còn binh sĩ cũng phải được huấn luyện,Tôn-Tử phân tích vấn đề nhắm vào 2 điểm chính.
1.-Lợi dụng tình thế.Quân ta dù mạnh,chưa phải là yếu tố để ta thắng trận,như ta thấy trong cơn nguy kịch nhất thì mọi người đều hợp sức chống chọi để dành sự sống,cho nên Tôn-Tử nói:"Muốn tạo thêm thế mạnh tác chiến,muôn người chung một ý chí,tốt nhất là đặt họ trong hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm,họ sẽ quyết chí chiến đấu để sinh tồn"
2.-Bưng bít tai mắt.Nghĩa là làm cho binh sĩ không biết ý định của chủ soái,cố ý hành quân quanh co,như thuật "Cửu biến" thường dùng,làm như vô tình rơi vào cái bẩy của địch,như thế binh sĩ mới quyết tử để chiến thắng.
C.-Tử địa phải quyết chiến.
 Hách-Liên-Bột-Bột.(381-425) là người hùng trong thời Đông-Tấn thập lục quốc,đã lập lên nhà Hạ(407),xưng là Thiên-Vương lấy hiệu Long-Thăng,năm 413 dẩn 2 vạn tinh nhuệ binh tấn công Nam-Lương,cướp hơn chục vạn trâu bò dê ngựa và vô số của cải,vua Nam-Lương cử binh gấp bội đến đánh,Hách-liên-Bột-Bột định rút quân bỏ chạy vì lực lượng ít ỏi,lại tiếc nhóm trâu bò cướp được,sau khi quan sát địa hình,ông quyết định cho phá vở băng trên mặt sông,đem xe chận lại những chổ có thể chạy vượt qua sông,trong ý là để cho binh sĩ thấy qua sông cũng chết bởi băng trên mặt sông sẽ vỡ rồi cũng chết,nên cần phải tử chiến mới sinh tồn,ông tính tình tuy tàn bạo nhưng binh kỷ rất nghiêm minh,nên toàn quân quyết lòng đánh giặc,nên đánh vở tan quân Nam-Lương đuổi xa hơn 80 dặm.Quân Hạ toàn thắng.Đây là "đặt quân vào tử địa tìm đường sống.".
D.-Hạng-Vũ quyết chiến Tần.
Năm 208 quân Tần tấn công kinh đô Cự-Lộc của nước Triệu,vua Triệu cầu viên Sở,Tề,Đại,Yên đến gíup,quân Đại,Tề,Yên đến nhưng không dám giao tranh với quân Tần,quân Sở do Hạng-Vũ làm chủ soái,sau khi vượt qua sông Hoàng-Hà thấy quân Tần oai nghi hùng dũng,còn quân Sở như vô trật tự,nghỉ bề khó thắng,ông bèn ra lệnh"Đập nồi,dìm thuyền" ý cho ba quân tướng sĩ chỉ có tử chiến mới có đường sống,nên binh sĩ liều chết chiến đấu đánh lui tướng Tần Chương-Hàm và tiến quân giãi vay Cự-Lộc bắt sống tướng Tần Vương-Ly.
 Qua 2 điển tích vừa kể trên ta thấy đều là "tạo thế tử địa để quân đội tử chiến",nhưng bên trong có phần khác biệt.Trường hợp Hách-liên-Bột-Bột,ông phá băng trên sông để lính thấy không thể qua sông được,nên những chổ có băng dầy ông lấy xe ngăn chận lại,việc làm của ông là thực tế,không phải bức lính liều chết,mà cần phải liều chết để sinh tồn.Trường hợp Hạng-Vũ có tính cách bắt buộc,nếu các anh không liều chết mà đánh các anh sẽ chết.Cho nên ta thấy sau này tướng sĩ phải rời xa Hạng-Vũ để Lưu-Bang chiến thắng lập lên nhà Tây-Hán,còn Hách-liên-Bột-Bột bịnh chết năm 425.Tổng luận trong chương này ta cần để ý,"Cần thắng trận để giữ thế mạnh sau này hay cần thắng để mà thắng không biết hậu hoạn mai sau."
XII.-Hỏa công thiên.
A.-Năm cách dùng hỏa công.Nghiên cứu về loại hình,phương pháp và điều kiện để tiến hành hỏa công.Tôn-Tử là người đầu tiên đưa chiến thuật hỏa công vào binh thư,ông dựa vào hỏa như một vũ khí có thể làm loạn cả một đoàn quân và cũng có thể tiêu hủy cả một đoàn quân,nên ông quy hoạch hỏa công nằm trong 3 nguyên tắc để nghiên cứu.
1.-Đối tượng của hỏa công.Tôn-Tử đưa ra 5 đối tượng:
a.-"Hỏa nhân",đốt cháy binh lính đối phương (thông thường dân cũng bị họa lây).
b.-"Hỏa tích",đốt cháy lương thảo quân nhu địch.
c.-"Hỏa truy",đốt cháy trang thiết bị địch,như xe chở vật tư quân dụng,vũ khí trang bị,quân nhu,quân thảo v.v..
d.-"Hỏa khố",đốt cháy kho tàng của địch như kho vũ khí,lương thảo thông thường.
e.-"hỏa đội",đốt cháy đội ngủ tiết bị hỏa công của địch.
2.-Điều kiện tiến hành hỏa công.Tôn-Tử phân tích gồm có 2 nhóm chính:
a.-Điều kiện vật chất như các dụng cụ vật tư phòng hỏa,kích hỏa.
b.-Điều kiện về thời gian như thời tiết và thời điểm phóng hỏa.
 Thực hiện hỏa công cần phải có điều kiện nhất định và phải chuẩn bị sẳn sàng,về thời tiết cần phải khí hậu khô trong những ngày mặt trăng đi qua 4 sao Cơ,Bích,Dực,Chẩn bởi đó là những ngày có gió thổi lên,phóng hỏa trong điều kiện đó sẽ tăng cường hiệu qủa hỏa công.
(3).-Vận dụng chiến thuật hỏa công.Cần phối hợp chặc chẽ với các binh chủng khác.
Tôn-Tử nhấn mạnh:"Khi dùng hỏa công cần phải căn cứ vào 5 tình huấn khác nhau để áp dụng đối sách thích hợp,đó chính là chiến thuật hỏa công".
a.-Phóng hỏa bên trong trại địch,cần phải có quân tiếp ứng bên ngoài,để hợp nhất trong đánh ngòai sẳn sàng bố trí lực lượng bao vây và tiếp ứng khi cần thiết.
b.-Nếu lửa đã nổi mà địch vẩn yên,không nên tấn công ngay,cần quan sát tình hình,quân tiếp ứng bên ngòai không nên vội vã xông vào.
c.-Đợi khi lửa cháy mạnh,nếu tấn công được thì đánh,ngược lại thì nên rút lui.
d.-Nếu có thể phóng hỏa ở bên ngòai,thì không cần chần chờ nội ứng,chỉ cần đợi đúng thời cơ là phóng hỏa.
e.-Nên phóng hỏa từ nơi đầu ngọn gió,không nên đánh nơi dưới luồng gió.
 B.-Tư-tưởng thận trọng trong chiến tranh của Tôn-Tử.
 Trong chương "Hỏa công thiên".Ngoài việc dùng hỏa tấn công địch,đối với quân nhà Tôn-Tử cân nhắc"Phải thận trọng với chiến tranh,vua sáng suốt cần thận trọng,tướng hiền cần cảnh giác",thận trọng cảnh giác ở đây nhằm ý nhắc nhở các vị lãnh đạo không nên để địch khiêu kích mà tức giận,u mụi trong viêc chỉ huy và lãnh đạo mà gây ra chiến tranh,qua đó ta thấy được mức độ coi trọng chiến tranh của Tôn-Tử :
"Chiến tranh chỉ mong giữ hòa bình",bởi thế trong cuộc chiến ông lúc nào cũng đặt "sự sinh tồn" lên trên hết.
1.-Nhà vua không nên vì giận mà xuất binh. 
Tướng lãnh không nên vì oán hờn mà gây chiến.Vì chiến tranh tương quan đến sự tồn vong của đất nước,tương quan đến sự sống còn của quân-đội,cho nên nhà vua và tướng lãnh không thể vì giận mà quyết định sai lầm trong việc lãnh đạochỉ huy,vì khi nổi giận con người thường hay mất cả lý trí,thiếu sự phán xét tinh tế.
2.-Tư-tưởng thận trọng chiến tranh của Tôn-Tử."Có lợi cho mình thì thi hành,không có lợi thì dừng lại."Tôn-Tử đề ra "nguyên-tắc giữ yên đất nước,bảo toàn quân đội",đó là "Có lợi cho mình thì hành động,không có lợi thì dừng lại,chưa nguy ngập chưa cần chiến tranh".Tư-tưởng thận trọng của Tôn-Tử là:"Hãy vì lợi ích của quốc-gia và tồn vong của đất nước,sự an-nguy của dân-tộc và quân đội để lên hàng đầu,rối mới quyết định chiến tranh".Đây là tư-tưởng hòa-bình nhằm xây dựng một quốc gia thịnh vượng thái bình,là tư tưởng đạo đức cho các bậc quân chủ và tướng lãnh đời sau ghi nhớ.Bởi thế tư tưởng này đã đánh bại quan niệm "Chiến tranh hủy diệt" của các chiến lược gia Âu-Mỹ.
XIII.-Dung gián thiên.
A.-Tầm quan trọng của công tác gián điệp.
 Muốn biết trước địch tình phải nhờ vào người hiểu rõ tình hình của địch.Có vua sáng suốt,có tướng tài giỏi dĩ nhiên xuất binh là chiến thắng,nhưng không thể chỉ dựa vào đó mà khởi động cuộc chiến,vì chiến tranh cũng sẽ liên lụy đến sự sống của dân mình,cho nên chiến tranh phải sớm giải quyết càng sớm càng tốt,muốn thế ta cần phải hiểu rõ địch tình để có thể sớm chấm dứt chiến tranh,nên công tác gián điệp,nằm vùng cần thực hiện ngay trong lòng địch,từ dân gian đến đầu nảo chi huy của địch.
1.-Muốn biết trước địch tình,"Phải dùng gián điệp".Tôn-Tử nói:"Biết người biết ta,trăm trận trăm thắng",ông đã nói rõ tầm quan trọng công tác gián điệp,không những chỉ chuyên về địch quân,mà còn phải hiểu rỏ đời sống dân tình của địch,phải biết nơi nào cần cho tiếp liệu,nơi nào thích hợp đóng quân lâu dài,trong chiến tranh cũng cần ổn định tình hình đời sống nhân dân bên địch,mọi chi tiết phải rõ ràng,như thế mới bảo đảm sự tiến quân ngàn dậm của đoàn quân viễn chinh.
2.-Ba không trong việc tìm kiếm địch tình.
Muốn hiểu biết địch tình,ta cần dựa vào sinh hoạt thường ngày của đối phương về mọi phương diện,như sinh hoạt tướng sĩ,sinh hoạt dân tình,thói quen trong cuộc sống,đều cần thu thập rõ ràng và chính xác,cần để ý nhất là không dựa trên 3 nguyên tắc sau đây:
a.-Không thể cầu ở qũy thần.
b.-Không thể suy đoán từ những việc tương tự đã qua.
c.-Không dựa theo sự vận hành mặt trời trăng sao hay bói toán.
Mọi việc thông tin phải chính xác và trung thực chỉ nhờ vào những người biết rõ tình hình bên địch.
 B.-Mạng lưới gián điệp được cấu tạo thành 5 loại gián điệp.Tôn-Tử phân loại công tác gián điệp thành 5 hình thức:"Hương-gián","Nội-gián"."Phản-gián"."Tử-gián"."Sinh-gián".
1.Năm loại gián điệp.
a.-"Hương-gián":Dùng người bản xứ làm gián điệp như bọn tham quan ô lại,kẻ tham tiền tích nhận hối lộ,để biết tình hình trên đất địch.
b.-"Nội-gián":Dùng quan lại thân cận người chỉ huy bên địch làm gián điệp,để thu thập tin tức tình báo cơ mật,đồng thời đặt kẻ nằm vùng chờ thời cơ thuận tiện hành động gây loạn khi có biến động.
c.-"Phản-gián":Lợi dụng gián điệp của địch để làm lợi cho mình,tạo sự nghi ngở cho kẻ lấy tin để đưa tin thất thiệt trong nội tình mình,Như Lưu-Bang bày tiệc cao sang định đãi sứ giả Hạng-Vũ đến,khi sứ gỉa đến,Lưu-Bang bèn nói:"Tưởng là sứ giả Phạm-Tăng,thất lễ thất lễ",nên yếntiệc linh đình thay bằng bửa cơm đơn sơ,sứ giả về báo cho Hạng-Vũ,chuyện này ly gián Hạng-Vũ và Phạm-Tăng.
d.-"Tử-gián":Khi xưa thành phần này thường nằm trong hàng thân tín quan lại hay trong quân đội,khi thất bại thường bị đối phương giết chết,nhằm tung tin giả và thu thập tài liệu để gián điệp ta,chỉ huy ta hiểu thêm tình hình địch.
-Cố ý đi lừa địch.Khi địch biết được thì bị giết.
-Vô tình bị người khác lợi dụng,địch thấy rõ ta lừa họ,cũng bị giết.Như Lưu-Bang phái Lịch-Sinh thuyết phục Tề-Vương,Tề chịu hàng Hán,nên không phòng Hán,Hàn-Tín ganh Lịch Sinh,bènnhân lúc Tề không phòng bị,Hàn-Tín công Tề chiếm thành,Tề-Vương nổi giận đem nấu chín Lịch-Sinh.
e.-"Sinh-gián":Là người làm xong công việc tình báo trở vế,những tin này mới chính xáchơn,người trở về sẽ là người dẩn đường trong việc tiến quân đánh địch.
2.-Mạng lưới gián điệp:Sự kết hợp của 5 mạng lưới gián điệp được xử dụng cùng lúc trong hàng ngũ quan lại,quân đội địch,đồng thời tung tin thất thiệt về bên ta,như thế ta có thể theo dõi nhất cử nhất động địch tình và làm cho địch ngộ nhận về ta,5 nguyên tắc tiến hành cùng lúc,thì địch khó tìm được đầu mối của cuộc chiến gián điệp,như vậy ta có được tai mắt để hướng dẩn hành động cho việc tiến quân,bảo đảm điều kiện chiến thắng.

Bài viết trên đây được trích biên ngắn gọn từ quyển
"Binh-pháp Tôn-Tử" dưới cách nhìn hiện đại".
Không thấy tên tác giả hoặc dịch giả.
của nhà xuất-bản Hà-nội.
Được-Lờ(LKC) Ngày 27/3/2013

No comments:

Post a Comment