Monday, November 11, 2013

"Thư hùng" trong con người huyền thoại

"Thư hùng" trong con người huyền thoại

Nhìn qua tình hình trong những ngày đầu tháng 10-2013 ở Việt-Nam chúng ta đều biết tướng Võ-nguyên-Giáp từ trần ngày 04-10-2013,cái chết của Ông ta gây nên nhiều tranh biện giữa nhà nước cộng sản Việt-Nam và nhiều người vẩn có lòng kính mến Ông,việc mai táng Ông trở nên đề tài tranh luận trong quần chúng nhân dân Việt-Nam,tang lễ được cử hành theo lễ quốc tang với 2 ngày treo cờ rũ,nhưng thời gian chưa qua hết thì thủ tướng Trung-Quốc Lý-khắc-Cường đến viếng thăm Việt-Nam,đây là sự cố rõ ràng cho nhân dân Việt-Nam thấy:"Chính quyền đương thời rật nể cái uy của Trung-Quốc,một hình thức cảnh báo cho giới cầm quyền CSVN biết # Các anh hãy ngoan ngoản làm theo quyết định của chúng tôi,thông minh như Giáp cũng không làm các anh khá được bao nhiêu # Bởi thế khi linh cửu vừa rời khỏi Hà-Nội thì cả nước đều thượng cờ trở lại để đón tiếp Lý-khắc-Cường,một việc làm sỉ nhục đến Quân đội Nhân dân,sỉ nhục đến toàn dân nước CHXHCNVN.
A.-Tướng Võ-nguyên-Giáp.
Đại sứ Pháp (1989-1995) Blanchemasion trong quyển hồi ký bài "La Marsaillaise của tướng Võ-nguyên-Giáp" viết:"Võ-nguyên-Giáp là nhân vật thần bí của thế kỷ XX đã làm nên trang sử Việt-Nam,là nhân chứng của cuộc chiến dành độc lập và thống nhất Việt-Nam,Ông có tinh thần cởi mở,thông hiểu văn chương Pháp và rất thân mật,Ông nói tiếngPháp một cách hoàn hảo và muốn các doanh nghiệp Âu châu nhất là Pháp tới Việt-Nam".
Blanchemasion tiếp "Trong 4 năm làm đại sứ tại Việt Nam,có lần tôi đi cùng với nhiều chính trị gia, nhà báo đến gặp ông. Và đúng là lúc được hỏi về trận Điện Biên Phủ, Tướng Giáp nói rằng:"Thực ra, kế hoạch quân sự của Tướng Navarre tương đối tốt,theo kế hoạch này thì hỏa lực rất mạnh nhưng nếu đối phương mở các đợt tấn công ồ ạt, liên tục thì chắc chắn bị nghiền nát tại Điện-biên-Phủ.Đó là lời khuyên của một số cố vấn quân sự Trung Quốc, như đã từng làm tại Triều Tiên".Chúng ta thấy rõ Giáp ám chỉ Trung-Quốc muốn áp dụng chiến thuật "Biển người" tại Điện-biên-Phủ.Nhưng Võ-nguyên-Giáp áp dụng một chiến thuật dùng giao thông hào, đường hầm để tiếp cận và kết hợp với hỏa lực pháo binh.Tướng Giáp đã thành công trong việc sử dụng pháo binh và địa đạo chiến gây ngạc nhiên cho giới quân sự Trung Quốc,điều này nói lên Võ-nguyên-Giáp có biệt tài quân sự hơn Trần-Canh và các tướng chỉ huy mặt trận Triếu-Tiên của Trung-Quốc đồng thời làm tê liệt đội quân Pháp do tướng Navarre chỉ huy và khuất phục Pháp phải đầu hàng,như thế sao vẩn có người không nhìn nhận Giáp có thiên tài quân sư?Ông được tôn kính tại Việt-Nam và được kẻ thù kính nể mặc dù Ông chưa bao giờ là chính trị gia hàng đầu tại Việt-Nam.

Nói về chiến tranh Việt-Pháp thì Võ-nguyên-Giáp đã bắt tay với Trung cộng ở chiến dịch Biên giới năm 1950, lúc đầu tướng Giáp đề xuất đánh vào thị xã Cao Bằng trước, nhưng tướng cố vấn Trung Quốc Trần Canh đề nghị đánh theo kiểu «công điểm diệt viện», trước hết đánh vào Đông Khê nằm giữa Cao Bằng và Lạng Sơn,nhờ thế mới tiêu diệt cả binh đoàn Charton từ Cao Bằng rút về và binh đoàn Lepage từ Lạng Sơn lên đón,kết quả là bình định cả Cao Bằng, Lạng Sơn tạo thành một vùng biên giới rộng lớn, rất thuận tiện cho những chiến dịch sau này.(Ở điểm này chúng ta thấy:Võ-nguyên-Giáp theo quyết định của tướng Trần-Canh Trung cộng,còn chiến thuật của Giáp cẩn thận không thích hợp để tấn công thẳng vào bộ chỉ huy của địch,vì còn tính đường rút lui dựa ở hậu viện của Trung-Quốc nên chọn đánh Cao-Bằng,tỉnh nằm kề biên giới với Trung-Quốc).

Nhưng trong chiến dịch Điện-Biên-Phủ được Bùi-Tín thuật lại cuộc phỏng vấn Võ-nguyên-Giáp có nhà văn Hữu-Mai cùng dự,ghi âm và được đăng trên tuần báo Nhân-dân Chủ nhật.Tướng Giáp cho biết :

"Khi quân Pháp vừa nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên hồi cuối tháng 11-1953, Bộ Tổng tham mưu đã phác họa ngay kế hoạch bao vây và tấn công theo phương châm «đánh nhanh giải quyết nhanh» (khoái tả khoái diệt), theo học thuyết quân sự của Lâm Bưu khi địch mới lâm thời phòng ngự, vì chưa có hệ thống phong thủ vững chắc. Tổng cố vấn Vi Quốc Thanh và đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tán thành phương châm này, theo kiểu ồ ạt, thường gọi là «biển người»". Đầu tháng 1-1954, tướng Giáp lên đến mặt trận, vòng vây được xiết dần, pháo lớn được kéo vào đặt trên sườn núi, được ngụy trang kỹ, với nhiều ụ pháo nghi binh, dự định khai hỏa vào lúc 18 giờ ngảy 26-1, dự tính sau 2 đêm 1 ngày sẽ diệt xong cả tập đoàn cứ điểm.(theo tường thuật của Bùi-Tín):"Trong đêm 25-1, tướng Giáp thao thức trăn trở về khả năng chiến thắng. Trưa 26-1 ông họp đảng ủy mặt trận cùng 3 tướng: Hoàng Văn Thái,Tổng tham mưu trưởng kiêm Tham mưu trưởng Mặt trận; Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị Mặt trận; Đặng Kim Giang, Phó chủ nhiệm hậu cần kiêm Chủ nhiệm hậu cần Mặt trận. Sau khi nêu rõ tuyến phòng thủ đã trở nên kiên cố của quân Pháp (vì có hơn 2 tháng quân Pháp đã xây dựng phòng tuyến vững chắc), tướng Giáp đưa ra ý kiến ngừng cuộc tiến công, rút pháo ra phía sau, chuẩn bị lại kế hoạch,theo phương châm «đánh chắc tiến chắc», nghĩa là: đánh dũi theo đường hào bao vây chia cắt, diệt từng cứ điểm, dùng chiếc xẻng cán ngắn làm công cụ tiến công chính. Cả 3 tướng Thái, Liêm, Giang đều sững sờ vì bị bất ngờ,vì 3 tướng này muốn giữ nguyên phương châm cũ. Đã xế chiều, tranh luận còn gay go, tướng Giáp hỏi lại rằng có ai tin là sẽ chắc thắng trăm phần trăm, theo phương châm cũ không, thì cả 3 tướng nói trên đều không trả lời được. Ông dùng quyền bí thư đảng uỷ mặt trận, quyền tư lệnh chiến dịch kết thúc cuộc họp, dùng điện thoại ra lệnh trực tiếp cho các tư lệnh dưới quyền giữ vững quyết tâm diệt địch nhưng đình chỉ tiến công, kéo pháo ra, chấp hành triệt để, vì tình hình đã thay đổi, địch đã phòng thủ vững chắc, cần thay phương châm tác chiến sang «đánh chắc tiến chắc», ai còn thắc mắc sẽ giải thích sau.Vì thế trận chiến cần chuẩn bị thêm gần 50 ngày đêm, để đêm 10-3 mở cuộc tiến công vào cứ điểm Him Lam, Độc Lập cho đến chiều ngày 7-5-1954 toàn thắng,với hơn 50 ngày đêm chiến đấu, được tướng Giáp coi là «Quyết định khó khăn nhất» trong đời ông. Cần công bằng nhận định đây là biểu hiện tài chỉ huy dặc thù nhất của ông. Như ông kể, Đại tá Nguyễn Hiếu ở Sở chỉ huy chiến dịch và Đại tá Cục phó Quân báo Cao Pha đã góp phần của mình, sớm tán đồng phương châm «đánh chắc tiến chắc» do ông đề ra. Về sau, nhiều sĩ quan công nhận rằng không thay phương châm, cứ liều húc vào một hệ thống phòng thủ vững chắc như tướng Pháp Navare và Cogny mong muốn thì 4 sư đoàn tiến công - vốn liếng quân sự của cuộc kháng chiến - sẽ bị tổn thất nặng nề.Các cố vấn quân sự Trung Quốc đều bất ngờ khi tướng Giáp báo tin thay đổi phương châm và sau khi nghe giải thích họ cũng tỏ ra tán thành.(theo lời Bùi-Tín thuật lại)
Sau chiến thắng Điện-biên-Phủ,tiếng tâm Võ-nguyên-Giáp được thế giới biết đến,vì đã đánh bại tướng Navarre của Pháp,Giáp đã trở thành vị tướng thật sự không những chỉ ở Việt-Nam mà ngay cả thế giới cũng không thể phũ nhận được,oai danh vang lừng,phong độ lẫm liệt đến Hố-chí-Minh cũng phải dè dặt kính yêu,sao chúng ta người Việt lại không chấp nhận điều này.Riêng tôi:"Đây là sự thật,Võ-nguyên-Giáp là một vị tướng Việt-Nam,nhưng kính trọng hay không là một điều khác,như tôi đã nói trong bài "Binh thư Tôn-Tử" tướng chỉ huy trong trận chiến Triều-Tiên của Trung cộng là tướng bết nhất trong các vị tướng từ ngàn xưa đến nay,Lâm-Bưu,Bành-Đức,Mao-trạch-Đông hay một ai trong nhóm Cộng sản Trung-Quốc.Võ-nguyên-Giáp là người cộng sản,cũng có lối hành quân na ná như những ngưới cộng sản Trung-Quốc,coi mạng sống quân nhân như cỏ rát,quân đội là vật hy sinh trên chiến trường để đạt chiến thắng.Nhưng với trận Điện-biên-Phủ như một xô nước lạnh tạc vào mặt các vị tướng Trung cộng,một trận chiến có mưu lược,một chiến thuật hoàn hảo hơn gấp 10 lần so với bọn tham mưu Trung cộng tại mặt trận Triều-Tiên,Võ-nguyên-Giáp đem những khẩu đại pháo dời xa,tạo vùng phòng không cao hơn và rộng lớn,khiến máy bay địch không an lòng xuống thấp oanh kích mục tiêu hay tiếp tế lương thực,điều này rất thuận lợi cho việc đào hào và ngụy trang đánh lừa đối phương để tiến hành "Địa đạo chiến",địa đạo tại Điện-biên-Phủ là địa đão lộ thiên,có nghĩa là tạo đường "ẩn núp và che dấu" để tiến gần tới địch,còn "Địa đạo chiến" tại Chiến tranh Triều-Tiên là địa đạo ngầm dưới mặt đất mà quân đội Trung cộng đã đánh lừa quân đội Đồng Minh ở phòng tuyến bắc của Bắc vĩ tuyến 38,rồi sau đó Trung cộng áp dụng "Chiến thuật biển người",lối đánh ở Điện-biên-Phủ dù sao cũng phải có nhiều lúc ồ ạt tấn công (biển người)và tổn thất,đây là lối đánh trấn áp lấy sự hy sinh binh sĩ để áp đặt điều kiện mong muốn của những tướng không am tường về lãnh đạo,là sát tinh của quân đội,chỉ có thua hoặc thắng trong sự hy sinh quân đội chính mình,
theo Tôn-Tử:"Tướng lãnh giỏi là người biết đến tồn vong của quân đội,càng ít thương vong đến binh sĩ mới là tướng giỏi,tướng giỏi nhất là tướng không cần động binh mà địch phải đầu hàng".Đó là tướng biết tham mưu và lãnh đạo.Xét như thế thì Võ-nguyên-Giáp chưa phải là tướng giỏi,vì đã hy sinh qúa nhiều "đồng đội","Đồng đội ở đây không nói riêng cho những người cộng sản mà chung cho cả kháng chiến quân "Việt Minh",Võ-nguyên-Giáp có "tướng sát quân",điều này nói lên không người Việt nào thấy cả mặc dầu bằng chứng rõ ràng trước mắt,đó là "Bộ trưởng xã hội chuyên về dân số,trưởng ban sinh đẽ có kề hoạch" đã giết trên cả triệu cái thai nhi,dân tình ta thán....
Dân oan thán tận bác Hồ.
Hồ trong lồng kính động mồ biết đau.
Hỏi rằng tướng Giáp đi đâu.
Dạ thưa tướng Giáp lo khâu:"Đặt vòng".
Mấy ai có để trong lòng.
Chê cười khinh miệt hết mong trổ tài.
Thôi thì ngậm đắng tránh tai.
Nhẫn nhìn thế cuộc bi ai phận mình.
Dù sao Võ-nguyên-Giáp vẩn là tướng giỏi hơn các tướng Tàu cộng và thắng tướng Navarre để Pháp phải phục Ông là vị tướng,điều này là sự thật.Chúng ta cũng cần biết quan điểm của các nhà bình luận quân sự phương Tây nhận thấy trận Điện-biên-Phủ tổn thất qúa khủng khiếp, gấp 3 hoặc 4 lần hơn quân đội của Pháp tham chiến,cái giá chiến thắng quá cao để cho Võ-nguyên-Giáp trở thành một vị tướng lừng danh trong khối cộng sản, chứ chưa thực sự là tướng tài của nước Việt-Nam.
Điều này đã chứng thật từ lời nói của Giáp trong ngày đại thọ 84 tuổi (1994),Trần-khải-Thanh-Thủy ghi lại 4 điều mà Giáp gọi là 4 điều bí mật cần nói để toàn dân biết:
Điều thứ nhất:Năm 1972,trong chiến dịch đỏ lửa tại cổ thành Quảng Trị,Giáp vẩn quan niệm lối đánh "Lấy ít địch nhiều,lấy yếu thắng mạnh,lấy bất ngờ để tạo thế chủ động,vẩn rập theo chiến tranh du kích để tiêu hao lực lượng đối phương rồi đánh cấp tập một trận để dứt điểm"để trình bày chiến thuật tấn công.Nhưng Giáp bị Ba Duẩn (Lê Duẩn) bác bỏ không thương tiếc,đập tay xuống bàn,quát:"Thế là giảm suy ý chí chiến đấu,phải cho địch biết qủa đấm chủ lực quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng,cứ đánh vỗ mặt thành cổ Quảng Trị,sống chết,đúng sai Duẩn chịu trách nhiệm".Kết qủa 60 ngày đêm của chiến dịch Quảng trị ta mất gần một vạn người,biến thành cổ Quảng Trị thành mồ chôn thanh niên,sinh viên,trí thức Việt-Nam.
Thương cho thân Giáp đã già.
Sao mà lẩm cẩm nói ra chuyện người.
Duẩn kia tuy đã qúa lời.
Dù rằng sự cố chuyện đời như Ông.
Nhân dân là điểm tựa trông.
Nhưng Ông với Duẩn thật không gióng người.
Đều là cộng sản đười ươi.
Khỉ không dóng khỉ sao cười mĩa mai.
Điều thứ hai:Võ-nguyên-Giáp với vẻ u hoài bí ẩn "Lẽ ra không có được chiến thắng lẫy lừng là giải phóng Miền-Nam,vì sau hội nghị Paris,anh Ba Duẩn ra chỉ thị ngưng tất cả cuộc tấn cộng,chỉ tập trung gia tăng sản xuất,nuôi quân cho tốt rồi sau vài năm sẽ đánh một trận dứt điểm để tránh địch có cơ hội phản công như tết Mậu Thân 1968.Lệnh Lê-Duẩn làm bất bình các cấp lãnh đạo trung ương nhưng bắt buộc phải chấp hành.Không ngờ các cấp vùng xa xôi,lực lượng quân dân du kích bộ đội địa phương vẩn tiếp tục phát triển mạnh không ngừng kế hoạch luyện tập tấn công,vì không nhận được lệnh từ trung ương.Nhờ đó mới có chiến thắng ngày 30-04-1975".
Giáp đã khoe khoan và ngầm biện minh thành qủa ngày 30-4-1975:"Việc động binh sau Hiệp định Paris không do ở chính quyền Việt-Nam Dân Chủ Cộng Hòa mà do ở Mặt trận Giải phóng Miền Nam,đồng thời cũng nhầm đã kích Lê-Duẩn không có công trạng gì trong việc đánh bại Việt-Nam Cộng-Hòa.
Nhìn lại trong thời điểm này nếu không có lệnh rút bất quy tắc của Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu thì VNCH không có sự thất bại thảm thương này (theo lời Tổng tham mưu trưởng QLVNCH Cao-văn-Viên:"Tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu triệu tập Tư lệnh 4 quân khu về Cam-Ranh họp khẩn cấp,nhưng các tướng 4 Quân Khu Chiến Thuật chưa về đủ (chỉ có tướng Phạm-văn-Phú của Quân Khu II),thì Tổng thống Thiệu tự quyết định rút quân bỏ Ban-mê-Thuột".Nguyễn-văn-Thiệu đã tạo điều kiện thuận lợi cho cộng sản Việt-Nam chiến thắng trong ngày 30-4-1975.Sự việc rành rành trước mắt,Khiêm-Thiệu đều gọi ngày 30-4-1975 là "Ngày mất nước",có nhiều cựu chiến sĩ VNCH không cam lòng mà trả lời:"Ta thua vì Mỹ đã phản bội".Thật ra thế giới lại một lần nữa nhìn nhận tướng Võ-nguyên-Giáp là người thắng trận,chỉ riêng cộng sản Trung-Quốc trong lần tiến quân xâm lược Việt-Nam năm 1979 lên tiếng:"Tài của Tướng Võ-nguyên-Giáp chỉ thắng Tướng Nguyễn-văn-Thiệu VNCH mà thôi".
Điều thứ ba:Giáp biết trước sớm muộn gì cũng tấn công vào Dinh Độc Lập,nên Giáp ý kiến:"Ta đánh để thống nhất 2 miền,nên ta cần tôn trọng phái đoàn ngoại giao Mỹ cũng như sứ quán Mỹ đóng tại Việt-Nam,vì họ là những người chứng kiến cuộc chiến này và họ sẽ ghi nhận thành tích của chúng ta,không nên đối xử thô bạo với họ như kẽ thù.Không ngờ Ba Duẩn trợn mắt quát:"Không được,phải đánh chết nhữ con chó,kể cả khi nó rơi xuống nước.Tất cả bọn Mỹ,dù là cán bộ ngoại giao hay Lầu Năm Góc đều là kẽ thù của nhân dân Việt-Nam,cần quét sạch chúng không để một tên xâm lược nào trên mảnh đất chúng ta".Không ngờ, khi lệnh Ba Duẩn ban ra, tất cả đang từ thế chủ động thành bị động, phải lập tức thu xếp đồ đoàn ra về trước khi Sài Gòn giải phóng,mặc dầu trước đó họ vẩn ung dung không màn đến kẽ thắng người thua. Chính vì thế cảnh vô cùng hỗn loạn trong các ngày 28, 29, 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra. Hàng chục máy bay lên thẳng bị hàng trăm người đeo bám, để lại một dấu ấn nhục nhã trong lịch sử nước Mỹ. Ngay sau đó ta phải trả một giá đắt cho chính sách cực đoan của mình. Hiếu thắng một giây, kiêu ngạo một giờ mà đổi bằng cái giá của 20 năm cấm vận (bài viết Tràn-khải-Thanh-Thủy).
Như chúng ta thấy:Võ-nguyên-Giáp có chiều hướng thân thiện Tây phương hơn,nhất là đối với Mỹ,nhưng vẩn với cái giọng điệu mĩa mai ngấm ngầm của người cộng sản,với những lời nói này chúng ta đã thấy được trong ngày 84 đại thọ của Giáp,cái ngày Giáp đã thật sư không còn quyền lực và đã thấm thía nhận được cái đau đớn trong chức "Trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch".Giáp cố nhoi lên để kịp với tinh thần hoài Mỹ của toàn dân,để toàn dân thấy rằng Ông có nhận xét đúng,nhưng Giáp quên rằng trong những năm 1976-1977 Ông cầm đầu đoàn đại biểu quân sự đi thăm chính thức Trung-Quốc,Cộng-hòa Dân-chủ Đức,Ba-Lan,Hung-ga-Ri,Romania,Liên-bang Xô-Viết để biểu dương con người của Ông,cái tính phô trương bộc trực đó là kỳ vọng cuối cùng của Giáp là muốn trở thành lãnh tụ nhà nước,điều này Hồ-chí-Minh nhận ra được từ lâu.Sau ngày chiến thắng Điện-biên-Phủ,tiếng tâm đại tướng Võ-nguyên-Giáp vang lừng cả nước cũng như khắp cả thế giới đều biết danh Võ-nguyên-Giáp,và cuộc sống sau đó khiến Hồ-chi-Minh càng dè dặt và thận trọng hơn,nhất là phía bên Trung-Quốc lại càng chú tâm hơn về con người của Giáp,vì Ông là người có thể trở ngược thế cờ để cầm cự lại Trung-Quốc,cũng như Mao-trạch-Đông là người có thể cầm cự được chính sách của Liên-bang Xô-Viết,chính vì thế sau khi Hồ-chí-Minh mất (1969),Giáp không thể trở thành chủ tịch nhà nước,mặc dù Ông là người trung thành với chế độ cộng sản và trí thức hơn trong hàng ngũ lãnh đạo,cũng bởi cái gọng kiềm của nước đàng anh Trung-cộng nên thân thế chính trị của Giáp bị thất thế..Điều thứ 4 là chuyện đưa quân sang Campuchia,Giáp phát biểu: "Trong hai thằng Lào và Campuchia, chỉ có thằng Lào là anh em với mình thôi. Còn thằng Campuchia sẽ phản lại mình, không nên đưa quân sang giúp nó, khi chưa có sự lên tiếng của quốc tế' - nhưng Ba Duẩn nhận định: Việt, Lào, Campuchia là ba nước láng giềng, như ba chân kiềng kê trên mảnh đất Ðông Dương nên phải giúp nó, sau đó sẽ có kế hoạch thôn tính nó sau"... Kết quả, sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, dân tộc ta đã mất cả triệu người con ưu tú, nay thanh niên trai tráng, rường cột quốc gia lại bị điều động bắt lính vô tội vạ để sang chiến đấu tại chiến trường K. Bởi cùng học thầy Trung Quốc nên lối đánh của chúng rất khó chơi, cũng thiên về quấy rối du kích,đồng thời rải mìn vô tội vạ, khiến cho lực lượng ta thương vong nhiều không kể xiết. Tôi nhớ lần tới một trạm phẫu trung đoàn. Trung bình một ngày, anh em bác sĩ ta phải cưa chân 40 chiến sĩ do bị mìn cài, mìn đặt..Chỉ sau một tuần là số chân bị cưa xếp cao như núi, hơn hẳn đầu người một tầm tay với. Mùi thịt cháy, mùi máu tanh, mùi thối rữa toả ra khắp vùng, đi cách xa trạm cả 7, 8 km mà mùi hôi thối vẫn xông lên nồng nặc..(theo Trần-khải Thanh-Thủy).
"Trong câu chuyện này chúng ta thấy rõ ràng Giáp muốn nêu rõ cho mọi người biết:"Giáp vẩn có lòng yêu thương dân tộc Việt-Nam",vì Ông biết còn có nhiều người Cộng sản Việt-Nam vẩn tin lời Giáp là thiên tài quân sự,là người yêu nước theo cái nghĩa cộng sản quốc tế.Nhìn chung trong 4 bí mật vừa kể ở trên,chúng ta thấy rõ:"Giáp không có thiên tài về quân sự,mọi chiến thuật và hành quân đều theo chỉ đạo của Trung cộng,vẩn lối du kích chiến nhầm tiêu hao lực lượng đối phương,trận Điện-biên-Phủ chỉ là trận cải biến của "Chiến thuật biển người",nhưng ít tốn binh hơn theo lối "Biển người" của Trung-Quốc,trận thế này Tướng Navarre nhận thấy rõ nên xin chính phủ Pháp yêu cầu không quân Mỹ giúp đở,bên Mỹ từ chối,dù rằng Mỹ đã chi viện chiến phí cho Pháp hơn cả tỷ đô la trong trận Điện-biên-Phủ và quân đội Pháp chiến đấu kề cận với quân đội Mỹ trong trận chiến Triều-Tiên,nhưng trận Điện-bien-Phủ Mỹ không phải là đồng minh của Pháp,vì đây có liên quan đến luật quốc tế.Bởi lý do này nên có nhiều người Pháp nghĩ Mỹ muốn chiếm lợi thế ở Đông-Dương rồi sinh lòng oán hận,nói rõ hơn đó là nhóm "Tình báo an ninh Pháp",đã đưa tin thất thiệt về lý lịch của những người lãnh đạo Việt-Nam Cộng-Hòa nằm trong nguồn máy chính quyền mà không thể nào biết được .
Tướng Peter Mac Donald của Quân đội Hoàng gia Anh,nhà quân sự gìa dặn từng ở trong quân đội Anh 32 năm,là chủ biên cuốn lịch sử thế giới (1987),từng nghiên cứu kỷ Trận Điện-biên-Phủ và đã sang Việt Nam gặp tướng Giáp hồi 1987 rồi viết cuốn «GIAP - hai cuộc chiến tranh Đông Dương» (GIAP - les deux guerres d’ Indochine) do nhà xuất bản Perrin - Paris phát hành năm 1992, trong đó ông nhận xét: «Những tư tưởng của tướng Giáp được ghi lại trên giấy thường là chán ngán đến chết người ».
Kết luận cuốn sách tướng P. Mac Donald viết: «Tướng Giáp đã thấm nhuần lý thuyết Cộng sản,với sự thông minh của ông không nên vấp phải cái sai lầm tệ hại này,Giáp tựa như một tín đồ Công giáo thời Trung cổ sợ hãi bị trừng phạt mà không thể bỏ đạo,nên ông đã mù quáng phục vụ đường lối Marx – Lénine theo như Hồ Chí Minh dẫn giải".
Bi kịch lớn nhất của tướng Giáp chúng ta nhận được:"Đó là ước ao làm sao có môt quyền lực cao hơn Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân",nhưng Ông không bao giờ đạt được.Ông đúng là vị tướng có kiến thức,thông minh nhưng vẩn còn ảo tưởng trong lý tưởng "Chủ nghĩa cộng sản",không nhận xét được cái tệ hại đáng buồn mà chính người cộng sản gây nên:"Đã tàn phá quê hương và dân tộc,đến nay Việt-Nam vẫn không có tự do và hạnh phúc".Võ-nguyên-Giáp vẩn chưa hiểu được câu nói trong chương I của quyển Tư bản luận: "Người dân không có tự do vì sự hiện hữu chính quyền.Người dân muốn có tự do thì phải tiêu diệt chính quyền".
Nhận xét qua Giáp chúng ta sẽ thấy:Ông là người bảo thủ và cố chấp,có nhiều thủ đoạn ngầm (Như việc kế hoạch tấn công VNCH sau hiệp định Paris 1973,Ông quy trách nhiệm cho Mặt trận Giải phóng Miền Nam (MTGPMN),một lực lượng đã tự giải tán sau ngày lập lên CHXHCNVN,ngầm nói lên Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (VNDCCH) không vi phạm Hiệp định Paris 1973,thật ra VNDCCH đã vi phạm luôn cả Hiệp định Genève 1954 với lý do CSVN lý giải MTGPMN là do nhân dân Miền Nam tự nổi dậy chống lại chính phủ Việt-Nam Cộng-Hòa).Sau hơn 38 năm chung đụng với chính quyền cộng sản,nhân dân Việt-Nam và những người cộng sản đã từng bị cấp lãnh đạo bội ước cần nhận rõ "Chế độ cộng sản" chỉ là một chế độ chạy theo "Chủ nghĩa thời cơ",chính quyền cộng sản là cơ cấu bốc lột độc ác nhất của nhân loại.
B.-Tướng Việt-Nam.
"Nhất tướng công thành vạn cốt khô",một câu nói truyền khẩu trong dân gian mà mọi người đều hằng biết đến,để nhìn lại cuộc chiến Đông-Dương (thời kỳ chống Pháp 1945-1954,và thời kỳ Việt-Nam Cộng-Hòa với Việt-Nam Dân-Chủ Công-Hòa 1959-1975), trong thời đại chúng ta,đã có những ai đã đạt đến mục đích này,ngoài Võ-nguyên-Giáp trong thời kỳ chống Pháp với trận Điện-biên-Phủ thì không có người nào sánh bằng.Đồng thời theo lời Giáp nói :"Lê-Duẩn đã quyết định trong kỳ đánh chiếm thành cổ Quảng-Trị,chỉ 60 ngày cũng có hơn 10 ngàn quân cộng sản bỏ mạng tại trận,những bộ đội trẻ chừng 14-15 tuổi đầu than khóc tại phòng tuyến chiến đấu với chân được xiềng gắn chặc vào mặt đất, than khóc "Đảng đã đem con bỏ chợ",hàng ngàn qủa đạn pháo kích vào nhân dân Quảng-Trị đang di tản trên QL1,máu chảy lắp cả mặt đường,Phan-nhật-Nam gọi đây "Đại lộ Kinh-Hoàng".Lê-Duẩn còn quyết định đưa quân sang Campuchia đánh bọn Kmer Đỏ,gây tử vong và thương tích cho thanh niên Việt-Nam,chỉ việc đạp mìn,gặp bẫy gài mà bị cưa chân,Giáp tả ra một cách tượng thật kinh hoàng:"Chân chất cao tựa núi,mùi hôi thúi xông lên nồng nặc đến 7-8 cây số vẩn còn bắt mùi".Như vậy chúng ta thấy dù tướng như Võ-nguyên-Giáp hoặc không là tướng như Lê-Duẩn vẩn quyết định trên vạn người nằm xuống để lót đường cho nhóm lãnh đạo cộng sản Miền Bắc tiến thân.
Trong khi đó ở Miền-Nam,Việt-Nam Cộng-Hòa thì chưa có tướng nào phải hy sinh đồng đội qúa nhiều như các tướng Việt-cộng,mặc dầu tướng Nguyễn-Khánh thường hay nhắc đến câu:"Nhất tướng công thành vạn cốt khô",cuộc đời binh nghiệp của Tướng Nguyễn-Khánh chỉ có lần điều binh đánh vào Mật Khu Đổ-Xá cũng chỉ mất trên 1 tiểu đoàn Thủy quân lục chiến khi Ông là Tư lệnh Quân khu II với trung tá Ngô-Du làm tham mưu trưởng quân đoàn II,và cuộc rút quân "Bảo toàn lực lượng" của Tướng Nguyễn-văn-Thiệu làm cho dân quân Miền-Nam chết cũng trên vạn người,mãi đến nay vẩn không có người nào ghi lại:Vậy"Thế nào mới thật là Tướng"? Có phải cần chết trên vạn người mới thật là Tướng không ?Đây chẳng qua là nói đến những tên Tướng bất tài,không biết điều binh bố trận,mĩa mai thay cho những kẻ bất tài.
Điều này cho chúng ta thấy Tướng Nguyễn-văn-Thiệu,chính thị đã có hành động độc đoán để che mắt quần chúng rồi tự mình hành động,một hình thức điều binh gian hùng,một chiến thuật nhầm tạo thế thuận lợi cho địch quân đồng thời gây nên hổn loạn cho cả quân đoàn II,cùng bức tử Quân đoàn I.Kế hoạch của Thiệu đã tiếp tay cho Cộng sản tấn công chiếm giữ cả vùng quy hoạch rộng lớn từ Ban-mê-Thuột theo quốc lộ 7 xuống Tuy-Hoà và từ Ban-mê-Thuột theo Quốc lộ 14 lên Pleiku-Kontum dọc Quốc lộ 19 xuống tận Quy-Nhơn,xét về trận thế này chúng ta thấy được Nguyễn-văn-Thiệu đã nằm trong kế hoạch của Mặt trận B3-B5 của cộng sản đã đánh bại "Chiến đoàn lưu động 100" viển chính Pháp trong tháng 6-1945,nhưng trong thời điểm tháng 3-1975 Thiệu còn cố tình quyết định rút quân theo QL7 mà Tướng Phú cho biết:"đây là con đường gồ ghề lõm chõ,bỏ lâu không dùng đến,quanh co khó đi chưa xác định rõ về an ninh",như thế có nghĩa là Tướng Phú cho biết con đường này có thể có nhiều Việt cộng,nhưng Thiệu có vẻ làm ngơ trước lời phúc trình của Tướng Phú,việc làm của Thiệu:"Tạo thế cho Việt cộng lấn chiếm cả vùng từ Ban-mê-Thuột dọc theo Quốc lộ 7 chạy dài đến Tuy-Hòa.Trong hiện tình này tôi có nhận xét:"Tướng Phú có vẻ o bế Thiệu,nhưng Tướng Phú không phải là thân tín của Thiệu,với lời phúc trình úp mở không xác định chắc chắn sự an ninh trên QL7,còn nếu nói rõ thì sẽ bị Thiệu quở trách.Bởi thế khi binh đoàn và dân chúng rút theo QL7 bị VC pháo kích và tấn công,tạo thành cuộc di tản hổn loạn.Như chúng ta thấy cuối cùng Thiệu vẩn bỏ rơi Tướng Phú,Tướng Phú đã tuẩn tiết trong ngày 30-4-1975.Một thảm trạng vì nhận lầm chủ soái?
* Cuộc họp ngày 11/3/1975 tại Dinh Ðộc Lập:
Một ngày sau khi Cộng quân tổng tấn công vào Ban Mê Thuột, sáng ngày 11-3-1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã mời Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng Trần Thiện Khiêm, đại tướng Tổng tham mưu trưởng QLVNCH Cao Văn Viên,Trung tướng Ðặng Văn Quang, phụ tá An ninh của Tổng thống đến dinh Ðộc Lập để ăn sáng và họp. Sau khi ăn và uống cà phê xong, các nhân viên phục dịch đi hết, Tổng thống Thiệu lấy ra một tấm bản đồ có tỷ lệ nhỏ của Việt Nam Cộng Hòa và bắt đầu nói đến tình hình quân sự ở mỗi nơị Sau đó, Tổng thống Thiệu nói thật rằng "tính ra thực lực của chúng ta thì không thể nào giữ hết nổi lãnh thổ như ý chúng ta được". Vì vậy chúng ta cần phối trí lực lượng lại để phòng thủ những nơi nào đông dân cư mà thôi và tăng cường bảo vệ những nơi nào hiểm yếu.
* Cuộc họp ngày 14/3/1975 quyết định tình hình chiến trường Cũng theo hồi ký của đại tướng Cao Văn Viên, hai ngày sau cuộc họp lịch sử tại Dinh Ðộc Lập (ngày 11/3/1975), Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu muốn lên thăm tướng Phạm Văn Phú ngay tại bộ tư lệnh Quân đoàn II ở Pleiku. Nhưng lúc đó, Ban Mê Thuột đang bị Cộng quân vây hãm, còn Pleiku thì bị áp lực địch vì hỏa lực pháo binh của địch cứ nã vào thị xã từng hồi. Do đó Tổng thống Thiệu không thể đến được. Lo lắng cho sự an toàn của Tổng thống, thiếu tướng Phú đề nghị họp tại một địa điểm khác. Sau một hồi bàn bạc, Tổng thống Thiệu quyết định họp tại Cam Ranh. Buổi họp định ngày thứ Sáu, 14 tháng 3/1975. Ðịa điểm họp này là một tòa nhà nằm vắt vẻo trên đỉnh đồi. Ðó là nơi mà vào năm 1966 binh sĩ Hoa Kỳ cấp tốc xây dựng để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Tổng thống Johnson khi ông ghé thăm lực lượng Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Cùng đi với Tổng thống VNCH Nguyễn-Văn-Thiệu ra Cam Ranh có Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đại tướng Cao Văn Viên, trung tướng Ðặng Văn Quang và thiếu tướng Phạm-văn-Phú,tư lệnh Quân đoàn II.
Kế hoạch rút quân khỏi Cao nguyên
Sau lời báo cáo tình hình trong vùng trách nhiệm của tướng Phú,Tổng thống Thiệu giải thích những điểm trọng yếu mà tướng Phú có nhiệm vụ phải bảo vệ đồng thời nêu lên lý do dân số và địa lý,Thiệu nói:
"Ban Mê Thuột lúc nào cũng quan trọng hơn cả Pleiku và Kontum cộng lại. Vì vậy bây giờ Quân đoàn 2 phải dùng lực lượng cơ hữu của mình chiếm lại thị xã Ban Mê Thuột bằng mọi giá, và như thế phải triệt thoái lực lượng tại Pleiku và Kontum".
Sau đó, Tổng thống Thiệu hỏi tướng Phú là sẽ bố trí lực lượng ra sao để chiếm lại và đường nào sẽ dùng để chuyển quân đến Ban Mê Thuột. Tướng Phú đã trình bày rằng Quốc lộ 19 chạy từ Pleiku về hướng Ðông ra đến biển thì không thể dùng được, đại đơn vị còn đầy đủ quân số và khả năng chiến đấu tốt là Sư đoàn 22 Bộ binh đã không khai thông được đoạn đường tại Bình Khê Quốc lộ 14 nối liền Ban Mê Thuột và Pleiku theo trục Nam-Bắc cũng bị cắt tại Thuận Mẫn, phía bắc thị xã Ban Mê Thuột.
Tướng Phú nhận định rằng có thể giải tỏa đường này nhưng rất khó khăn vì làm như vậy địch quân sẽ biết có quân cứu viện. Vì vậy, theo tướng Phú cho rằng ông muốn sử dụng con đường liên tỉnh lộ 7B. Ðây là con đường đá từ quốc lộ 14 đi Hậu Bổn (có đèo Cheo Reo) về Tuy Hòa sát biển. Ðường này rất ghồ ghề, đá lởm chởm và bị bỏ lâu không dùng đến.(bài viết Vương-hồng-Anh theo lời Tham mưu trưởng VNCH Cao-văn-Viên)
* Lời tường trình tướng Ngô-Quang-Trưởng.
Ngày 13-3-1975, Tướng Ngô-quang-Trưởng được lệnh vào Sài Gòn họp,nhưng chỉ gặp tổng thống Thiệu và thủ tướng (Trần Thiện Khiêm). Ngoài ra không có các tướng lãnh quân đoàn khác,khi tổng thống Thiệu cho biết ý định là phải rút bỏ Quân Ðoàn I ngày hôm nay (ngày 13-3-1975),lúc này Tướng Ngô-quang-Trưởng mới vở lẽ và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng.Lúc đó Tướng Ngô-quang-Trưởng có trình bày tình hình tại Huế, Quảng Ngãi, và Ðà Nẵng tuy có áp lực nặng nề vì địch tấn công liên tiếp,Ông trả lời tổng thống Thiệu:"Tôi vẩn đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư Ðoàn Dù cùng với Thủy Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế". Tướng Ngô-quang-Trưởng trình bày cặn kẽ những ý kiến cũng như dự định lên Tổng Thống Thiệu và Thủ tướng Khiêm nhưng không được chấp thuận. Lệnh vẩn bất di dịch là: Phải rút khỏi Quân Ðoàn I càng sớm càng hay.
Trở ra Quân Ðoàn I,Tướng Ngô-quang-Trưởng lại được lệnh của tổng thống Thiệu yêu cầu rút khỏi Quân Ðoàn I trong ngày 13-3-1975, và rút Quân Ðoàn II vào ngày 14-3-1975. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc Lộ 22 làm ranh giới. Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.
Những dữ kiện trên chúng ta thấy rõ Nguyễn-Văn-Thiệu đã có kế hoạch bỏ hẳn miền Trung,đây là kế hoạch mà mặt trận B3-B5 của Việt-Minh trong thời đánh bại Chiến đoàn G.M.100 viển chinh Pháp trong tháng 6-1945.
Quyết định của Thiệu được chứng minh vì chỉ sau 1 ngày mất Ban-mê-Thuộc (ngày 10-3-1975),Thiệu đã trình bày thao thao bất tuyệt kế hoạch của chính Thiệu,chận mồm cả Tướng Khiêm,Tướng Quang và Tổng Tham mưu trưởng quân lực Việt-Nam Cộng-Hòa Cao-văn-Viên,điều này cho chúng ta thấy được Tổng Thống Nguyễn-văn-Thiệu đã có kế hoạch từ lâu.
Ngày 13-3-1975 lại gọi Tướng Ngô-quang-Trưởng vào hợp tại Dinh Độc-Lập và ra lệnh tướng Trưởng phải rút quân lập tức trong ngày 13-3-1975,trong cùng ngày khi Tưởng Trưởng về đến Quân đoàn I thì được Thiệu quyết định và ra lệnh:"Quân Đoàn I rút quân ngày 13-3-1975,Quân Đoàn II rút quân ngày 14-3-1975,nhưng Tướng Trưởng cương quyết ở lại chống giữ Vùng I,nên Thiệu đành chấp nhận,lực lượng Quân Đoàn I bố trí lực lượng phòng thủ chống cự an toàn trong những ngày 18-3-1975 đến ngày 22-3-1975,nhưng cuối cùng đành phải bỏ vùng I Chiến Thuật.(Lý do tướng Ngô-Quang-Trưởng bị đánh thuốc và bị mang khỏi vùng tác chiến,theo lời Phó đề đốc Hoàng-cơ-Minh hải quân VNCH),chỉ 3 ngày vỏn vẹn Nguyễn-văn-Thiệu quyết định một cuộc rút quân trên danh nghĩa là "Bảo toàn lực lượng" nhưng thực ra là muốn tiêu diệt Sư-đoàn 22 BB và Sư-đoàn 23 BB,chúng ta nhìn lại lời tường trình của tướng Phú:"Giải tỏa Quốc lộ 14 là việc rất khó khăn,nhưng làm như thế thì địch sẽ biết ta có viện minh".Thế mà Nguyễn-văn-Thiệu vẩn ra lệnh tướng Phú đưa Sư-đoàn 22 tấn công theo Quốc lộ 14,đồng thời triệt thoái tất cả lực lượng khỏi Pleiku và Kontum,đây là một đòn tâm lý chiến làm náo loạn tinh thần chiến đấu của quân nhân Sư-đoàn 22 BB và Sư đoàn 23 BB,nói một cách khác Thiệu muốn tiêu diệt cả 2 sư đoàn này.
Điều này cho chúng ta liên tưởng đến ngày 19-01-1974 quân Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng-Sa,cùng lúc Tổng Thống Thiệu cũng có mặt tại Đà-Nẳng trong ngày đó và ra lệnh tấn công trước đánh chim soái hạm TC (theo lời Đề đốc Hồ-văn-Kỳ-Thoại),tạo điều kiện Trung cộng đánh chiếm Hoàng-Sa,vì Thiệu đã vi phạm về "Luật quốc tế".Hoàng-Sa tuy mất về tay Trung cộng,nhưng hồ sơ về Hoàng-Sa vẩn còn là lãnh thổ nước Việt-Nam Cộng-Hòa được xác nhận bởi hiệp định Genève nằm tại Liên-hiệp-Quốc.Ngày nay nào có ai gợi lại Hoàng-Sa là của Việt-Nam Cộng-Hòa ?Muốn Hoàng-Sa trở về Việt-Nam,chỉ một đường duy nhất là làm "Ngày kỷ niệm Việt-Nam Cộng-Hòa" trong ngày 26-10 hằng năm trước trụ sở Liên-Hiệp-Quốc,thế giới sẽ hiểu rõ Hoàng-Sa thuộc về nước nào,và nhân dân Việt-Nam sẽ hiểu chính quyền nào mới thật là Chính-quyền nước Việt-Nam.
Tướng Ngô-quang-Trưởng nói tiếp:
"Cái lầm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các vị tư lệnh các quân binh chủng, tổng bộ trưởng, tư lệnh sư đoàn, v.v. đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân Ðoàn I và II cả. Lệnh này chỉ có tổng thống, thủ tướng, đại tướng Cao Văn Viên, tôi (tư lệnh Quân Ðoàn 1), và tư lệnh Quân Ðoàn 2 (tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữ tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có cả thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum, bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Ðà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Ðà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng."
Đó là tình hình Vùng I chiến thuật VNCH,ngày 19-3-1975 thủ tướng Trần-thiện-Khiêm ra Quân đoàn I trình bày sự tình đất nước,trấn an tất cả nhân viên thuộc cấp và xin nhận ý kiến mọi người,nhưng không ai lên tiếng,chỉ có một đại tá hỏi thủ tường :"Có nhiều người bỏ nhiệm sở làm sao trừng trị họ ?"câu hỏi này qúa thừa,không phải là người chỉ huy tham mưu,còn Thủ Tướng Trần-thiện-Khiêm cũng chỉ là người biết nghe lệnh,là một Thủ tướng,người lập ra Nội Cát Chính Phủ mà không có khả năng "Chỉ huy và tham mưu",không biết tham vấn cùng Bộ trưởng Quốc Phòng,là một con bài của Thiệu muốn làm một hội nghị khích động sĩ quan các cấp để nghịch lại quyết định Tướng Ngô-quang-Trưởng.Ngày 22-3-1975 Nguyễn-văn-Thiệu trực tiếp ra lệnh Tướng Ngô-quang-Trưởng điều động Sư đoàn Thủy quân lục chiến,Sư đoàn nhảy dù về Nha-Trang.Ngày 29-3-1975 Tướng Ngô-quang-Trưởng đang ở trên HQ 404 với chừng 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến (đoạn này tôi phân vân,tại sao tướng Trưởng đi cùng 1 lữ đoàn TQLC trên HQ 404 ?Như tôi đã ghi lại lời nói của Phó đề đốc Hoàng-cơ-Minh,khi tôi đưa đón Ông ròng 5 ngày từ HQ 1 đến bến đậu Duyên-Đoàn 27 để Phó đề đốc lên họp hằng ngày tại Tiểu khu Thị xã Phan-Thiết) lại được Tổng Thống Thiệu ra lệnh:"Đem quân về tái chiếm Đà-Nẳng",Tướng Trưởng trả lời :"Không được,làm thế nào để tái chiếm khi cuộc hành quân đổ bộ chưa có kế hoạch và tham mưu"(câu trả lời nằm trong binh pháp Tôn-Tử,"Đôi khi lệnh vua không nghe","Thành không công được thì không đánh").
Tướng Ngô-quang-Trưởng kể tiếp :"Ðúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư Ðoàn Dù và Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến về giữ Nha Trang. Ngày 29 tháng 3, cộng quân tràn vào Ðà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ. Tôi được chiến hạm HQ 404 đưa về Sài Gòn. Trên tàu cũng có một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, tổng thống Thiệu liên lạc yêu cầu tôi ra tái chiếm lại Ðà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Ðà Nẵng? Lính tráng đã phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ huy thì mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Ðà Nẵng) được? Sau đó tôi được lệnh cho hạm trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thủy Quân Lục Chiến xuống, rồi chỉ chở một mình tôi về Sài Gòn. Tôi không chịu, mặc dù lúc đó tàu đã cặp bến Cam Ranh rồi.

Tôi nhờ hạm trưởng gọi về Bộ tổng Tham Mưu xin cho anh em Thủy Quân Lục Chiến được về Sài Gòn tĩnh dưỡng nghỉ ngơi cùng tôi. Còn nếu không thì tôi sẽ ở lại Cam Ranh và đi theo anh em Thủy Quân Lục Chiến và cùng nhau chiến đấu. Sau đó, Sài Gòn bằng lòng cho tàu chở tất cả về Sài Gòn".
Chúng ta nhận thấy đây là một âm mưu,Thiệu đã giáng Tướng Ngô-quang-Trưởng từ Tư lệnh Quân Đoàn I xuống chỉ huy Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến,rồi đưa lên tàu HQ 404 với một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến,rồi Thiệu lại ra lệnh tái chiếm Đà-Nẳng,việc làm này của Thiệu không qua mắt một "Tướng" kinh nghiệm đã từng trải ở chiến trường và đã tái chiếm Quảng-Trị năm 1972 thấy rõ "Tổng thống Thiệu muốn giết mình",nên tướng Trưởng quyết lòng "Huynh đệ chi bình"gắng bó với lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến cùng về Sài-Gòn,đúng là tướng có thao lược tham mưu đầy đủ,mới thoát được âm mưu của Thiệu,và Thiệu không thể không nhận để Tướng Trưởng cùng lữ đoàn Thủy quân lục chiến về Sài-Gòn,nhờ thế VNCH mới có thêm quân hùng mạnh trong trận chiến Xuân-Lộc tại Long-Khánh.


Trận Chiến Xuân Lộc,Long-Khánh.

*Trận chiến Xuân Lộc ngày N+ 1
Ngày 10 tháng 4/1975, trận chiến tại mặt trận Long Khánh đã bước vào ngày thứ hai. Sau khi CQ bị đẩy lùi khỏi trung tâm thị xã Xuân Lộc trong buổi chiều ngày 9/4/1975, 7 giờ sáng ngày 10/4/1975, CQ lại mở đợt tấn công thứ hai. Khởi đầu là CQ pháo kích khoảng 1 ngàn quả đạn đủ loại vào thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ Long Khánh,cùng các vị trí trọng điểm dọc theo các phòng tuyến vòng đai tỉnh lỵ, trận mưa pháo kéo dài trong khoảng 1 giờ. Sau đó, các đơn vị bộ binh và thiết giáp của Việt cộng đồng loạt tấn công vào thị xã từ hai hướng Đông Bắc và Tây Bắc. Đợt tấn công này đã bị quân trú phòng chận đứng từ các ngã ba dẫn vào tỉnh lỵ.
* Kịch chiến tại ngã ba Dầu Giây
Tại ngã ba Dầu Giây, trận chiến đã xảy ra quyết liệt. Cộng quân áp dụng chiến thuật "xa luân chiến", các đơn vị Cộng quân thay nhau liên tục mở các đợt tấn công vào hệ thống công sự phòng thủ của quân trú phòng. Để triệt tiêu lối đánh của đối phương, các đơn vị trú phòng VNCH đợi Cộng quân đến gần mới khai hỏa đồng loạt, mỗi đợt tấn công có ít nhất một trung đội Cộng quân đi đầu bị loại khỏi vòng chiến. Để yểm trợ cho các đơn vị phòng ngự, các pháo đội Pháo binh VNCH đã bắn trực xạ chận đứng các đợt tấn công biển người của Cộng quân.

*CQ tung 4 sư đoàn vào mặt trận Long Khánh-Trong ngày 12/4/1975, trận chiến tại Long Khanh đã trở nên quyết liệt khi Cộng quân tung thêm 1 sư đoàn có bí số CT 7 (công trường 7) vào mặt trận tại ngã ba Dầu Giây, 1 trung đoàn biệt lập và 1 trung đoàn thiết giáp thuộc khu miền Đông tấn công vào trung tâm thị xã.Kịch chiến đã diễn ra tại nhiều phòng tuyến vòng đai tỉnh lỵ Xuân Lộc của tỉnh Long Khánh,và khu vực phụ cận có 4 sư đoàn chính quy: 431, CT 6 và CT 7, thuộc Quân đoàn 4, F3 tân lập (trong số các sư đoàn chính quy của Cộng quân, có 1 sư đoàn mang tên là CT3-Sao Vàng) ; lực lượng yểm trợ có 1 sư đoàn pháo binh, 2 trung đoàn thiết giáp và khoảng 3 tiểu đoàn đặc công.
* Lữ đoàn 1 Dù VNCH nhảy vào mặt trận Xuân Lộc- Trước áp lực nặng của CQ, để đối đầu với 3 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo, 2 trung đoàn thiết giáp của CSBV, ngày 12 tháng 4/1975, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 tung lực lượng trừ bị cuối cùng vào trận chiến: đó là Lữ đoàn 1 Dù với 4 tiểu đoàn và tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù.
* CQ tấn công vào phía Nam thị xã Xuân Lộc

Trong ngày 17 tháng 4/1975, các đơn vị thuộc 3 sư đoàn 3, 6, 7 Cộng quân tiếp tục mở các đợt tấn kích vào phòng tuyến phía Nam thị xã Xuân Lộc do 2 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 1 Dù án ngữ. Những pha cận chiến giữa chiến binh Nhảy Dù và CQ đã diễn ra quanh các vườn cây rộng mênh mông của khu vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ, nằm sát đường rầy xe lửa. Không quân đã thực hiện nhiều phi tuần F-5 và A-37 oanh kích vào vị trí đóng quân của một trung đoàn Cộng quân trong khu vườn này.
* Phòng tuyến Bình Thuận
Tại phòng tuyến Ninh Thuận-Bình Thuận, sau khi CQ chiếm Phan Rang, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 Tiền phương và Sư đoàn 6 Không quân đã hoàn toàn tê liệt sau khi Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Chuẩn tướng Sang bị bắt. Theo lệnh của tân Tổng trưởng Quốc phòng VNCH Trần Văn Đôn, Quân đoàn 3 lập tuyến phòng thủ tại Phan Thiết. Chỉ huy mặt trận Phan Thiết là Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh từ Phan Rang rút về. Lực lượng phòng thủ thị xã Phan Thiết do Trung đoàn 6 của Sư đoàn 2 BB và lực lượng Địa phương quân của Tiểu khu Bình Thuận phụ trách.
Ngày 20.4.1975: Kịch Chiến Ở Xuân Lộc
* Những trận đánh cuối cùng tại chiến trường Long Khánh
Tại chiến trường Long Khánh, rạng sáng ngày 20 tháng 4/1975, 2 trung đoàn Cộng quân từ hướng Đông Nam Xuân Lộc tiến đánh thẳng vào Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh và Bộ Chỉ huy Tiểu Khu Long Khánh. Cộng quân tập trung lực lượng tại đồn điền Xuân Lộc cách bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 18 khoảng 3 km.

Tại phòng tuyến sát tỉnh lỵ Long Khánh,Tiểu đoàn 9 Dù và một trung đoàn Cộng quân vẩn còn tiếp diển rất khốc liệt trong khu vườn cây của cố Thống tướng Lê Văn Tỵ.Bởi Cộng quân đã xây dựng hệ thống phòng ngự kiên cố trong khu vực này nên các đợt tấn công của Tiểu đoàn 9 Dù đã gặp rất nhiều khó khăn.(Chúng ta thấy quân đội VNCH tuy ít nhưng vẩn làm chủ được tình hình ở chiến trường Xuân-Lộc và gây nhiều thiệt hại nặng nề cho Việt cộng).
Một phép nhiệm màu đến cho Cộng quân ?
* Bộ tư lệnh Quân đoàn III/Quân khu III rút quân khỏi phòng tuyến Xuân Lộc.
Trong khi toàn mặt trận Xuân Lộc đang khốc liệt thì 10 giờ sáng cùng ngày (20/4/1975), theo lệnh của Bộ tư lệnh Quân đoàn III, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh, đã có cuộc họp khẩn với các chỉ huy trưởng các đơn vị tăng phái và Tiểu khu trưởng Long Khánh. Trong vòng 1 giờ, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh phổ biến lệnh mới của Bộ tư lệnh Quân đoàn III là toàn bộ lực lượng VNCH rút khỏi Xuân Lộc.
Một quyết định qúa khẩn cấp của Quân khu III cho chúng ta thấy:"Bọn nằm vùng đã lộ mặt,lệnh "Điều hành" đưa ra chỉ dưa theo nguyên tắc,lệnh "Quyết định" chính là lệnh của "Bọn nằm vùng Việt cộng" bắt đầu từ ngày 10-3-1975,ngày Ban-mê-Thuột thất thủ,những nguyên tắc hành quân bố trận và cách thức phối trí chủ lực phòng thủ đều ngược lại nguyên tắc quốc phòng, chứng tỏ người "Quyết định" hành động là người của "Đối phương".
Ngày N là ngày 08-4-1975,,ngày Thiếu tướng Nguyễn-văn-Hiếu,Tư lệnh phó hành quân Quân Đoàn III bị ám sát.Riêng tôi có nhận xét đây là ngày Nguyễn-văn-Thiệu hoàn tất đảo chính Quân Đoàn III,tất cả nhân lực QĐIII đã được thay thế những người thân tín của Thiệu từ QĐII về.Và Thiệu thực sự dùng quyền "Tổng Tư Lệnh Quân Đội VNCH" điều động quân đội một cách âm thầm,Tư Lệnh Quân Đoàn III chỉ là bù nhìn của Thiệu,chúng ta có thể khẳn định cuộc rút quân khỏi Xuân-Lộc ngày 20-4-1975 chính Thiệu ra lệnh.Từ sự việc này chúng ta liên tưởng đến tết Mậu-thân:"Việt cộng tấn công Sài-Gòn trong đêm mùng 1 tết,Tổng Thống Thiệu đi ủy lạo Chiến sĩ tại Cần-Thơ,Tướng Loan lại ra lệnh bỏ ngỏ giữ an ninh cho Tòa Đại-Sứ Mỹ để VC tấn công vào,để rồi chỉ xử bắn 1 anh VC do chính Tướng Loan hành quyết tại Thủ-Đô Sai-Gòn,gây bất bình toàn thế giới và gắn cho Quân Đội VNCH là "Quân phiệt",cuối năm đó báo chí Pháp gọi đó là "Đảng Ka-Ki".Trước tết Mậu-thân Bộ Quốc Phòng còn có công văn "Quân đội đóng tại Sài-Gòn có thể cho 50/100 quân nhân nghỉ phép về nhà ăn tết".Điều này chúng ta có thể đặt nghi vấn Tổng Thồng Thiệu,Thủ tướng Khiêm,Bộ trưởng Bộ-Quốc-Phòng Đại tướng Nguyễn-văn-Vỹ và Tổng Tham-mưu-trưởng QĐ/VNCH Đại tướng Cao-văn-Viên có liên quan mật thiết trong 2 kỳ làm Tổng Thống của Nguyễn-văn-Thiệu.
Ngày hôm sau 9-4-1975 bắt đầu 6 giờ 30 sáng, Cộng quân đã đồng loạt pháo kích vào nhiều vị trí quanh tỉnh lỵ Xuân Lộc. Khoảng 1 giờ sau, Cộng quân tung trung đoàn 266 thuộc sư đoàn 341 chính quy Bắc Việt, và 1 tiểu đoàn chiến xa T54, 2 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn đặc công tấn công vào ngay thị xã.Có phải cái chết của tướng Hiếu là dấu hiệu báo cho cộng quân biết "Sát thủ" của Việt cộng không còn nữa ?
Mục đích tôi đưa lên những trận đánh tại tỉnh lỵ Xuân-Lộc Long-Khánh này là muốn cho nhân dân Việt-Nam thấy:"Sự hào hùng của Quân lực Việt-Nam Cộng-Hòa (Đã dùng 1 chống 10)",nhưng chúng tôi đã thất bại bởi vì chúng tôi có những lãnh đạo thuộc phần nằm vùng của Cộng sản.Như chúng ta thấy Đệ nhị Việt-Nam Cộng-Hòa,trong 2 nhiệm kỳ Tổng thống và Thủ Tướng vẩn là Nguyễn-văn-Thiệu và Trần-thiện-Khiêm,bắt đầu cuộc rút quân khỏi Ban-mê-Thuột cũng có mặt 2 vị này,trận chiến tâm lý ngày 19-3-1975 nhầm khơi dậy tính "Tính hèn nhát của vài lãnh đạo Quân khu I để chống lại lệnh "Quyết tử bảo vệ Vùng I Chiến Thuật" của Tướng Ngô-quang-Trưởng cũng là Khiêm và kế đến ngày 22-3-1975 Thiệu ra lệnh Tướng Trưởng điều động Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và Sư Đoàn Dù về Nha-Trang (với sự sắp xếp của Sài-Gòn:"Một tướng Dù chỉ huy một lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến đi tái chiếm Đà-Nẳng,rõ ràng Thiệu muốn diệt trọn Lữ Đoàn TQLC và Tướng Trưởng" .Kế sách cuối cùng của Thiệu và Khiêm là "Khiêm từ chức Thủ Tướng ngày 05-4-1975,để rồi Thiệu có cớ chọn Nguyễn-bá-Cẩn làm Thủ Tướng mới,việc làm này khuynh đảo Quốc hội VNCH,và Nguyễn-văn-Thiệu từ chức Tổng Thống VNCH ngày 21-4-1975.chúng ta thấy rõ ràng Thiệu-Khiêm đã hoàn tất nhiệm vụ "Làm xập đổ chế độ VNCH".Ngày 25-4-1975 cùng rời bỏ Việt-Nam trong trạng thái 2 tên lính đào binh,Miền Nam rối loạn và vô trật tự làm điều kiện cho Cộng quân tấn công,nhưng Quân Đội VNCH vẩn kiên trì chiến đấu đến ngày 30-4-1975 với lời kêu gọi buông súng đầu hàng của Tổng thống Dương-văn-Minh,đạo diển của cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963,cũng là người tạo thắng lợi cho Cộng sản Việt-Nam ngày 30-4-1975.
C.-Tướng Việt-Nam Cộng-Hòa Một tướng Mỹ từng nói : "Chỉ có Tướng Hiếu là có khả năng cầm quân cấp Quân Đoàn, các Tướng khác chỉ tới mức Sư Đoàn." Đại Tá Lê Khắc Lý, từng là Tham Mưu Trướng Sư Đoàn 22 với Tướng Tư Lệnh Hiếu, và là Tham Mưu Trưởng có tiếng tâm của QLVNCH, tuyên bố : "Tôi phục nhất hai Tướng: một là Tướng Đỗ Cao Trí, hai là Tướng Hiếu." Tin rằng ai cũng đều đồng ý Tướng Đỗ Cao Trí là Tướng tác chiến giỏi nhất. Vậy mà Tướng Trí lại phục tài Tướng Hiếu nhất. Hai người khởi sự thân nhau từ năm 1955, khi Trung Tá Đỗ Cao Trí được lệnh Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, hành động theo sự cố vấn của cụ Nguyễn Văn Hướng, nguyên Giám Đốc Cảnh Sát Công An Bắc Phần, thân phụ của Tướng Hiếu, đem lính Dù từ Nha Trang về Sài Gòn dẹp quân phiến loạn Bình Xuyên đang nắm giữ Nha Cảnh Sát Công An Nam Phần. Lúc đó Đại Úy Hiếu đang phục vụ tại Phòng 3 Tổng Tham Mưu ở Chợ Quán. Sau đó, hai người cùng theo Tướng Đôn ra Quân Đoàn I ở Đà Nẵng. Chính Đại Tá Trí đã đề cử Thiếu Tá Hiếu theo học khóa Quân Sự Cao Cấp của Đại Học Chỉ Huy Cao Cấp và Tham Mưu tại Fort Leavenworth, Kansas. Ngay sau khi Thiếu Tá Hiếu tốt nghiệp khóa này vào tháng 6/1963, Tướng Trí, lúc đó là Tư Lệnh Sư Đoàn I, kiêm nhiệm Tư Lệnh Quân Đoàn I, thay thế cho Tướng Lê Văn Nghiêm, liền thăng cấp Trung Tá cho Thiếu Tá Hiếu và trao cho chức Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn I. Sau vụ đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tướng Trí bổ nhiệm Đại Tá Hiếu Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I. Đến khi Tướng Trí hoán chuyển Tư Lệnh Quân Đoàn II với Tướng Nguyễn Khánh, ông đem Đại Tá Tham Mưu Trưởng Hiếu theo lên Pleiku. Mới chân ướt chân ráo, hai anh em liền lập tức hiệp lực đánh thẳng vào mật khu Đỗ Xá của Việt Cộng, nằm tại khu giáp giới ba tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Tín và Kontum. Sau cuộc biểu dương lực lượng 13/09/1964 của Tướng Dương Văn Đức, Tướng Trí bị Tướng Khánh hất cẳng buộc phải đi làm Đại Sứ bên Nam Hàn. Trước đó vài ngày, ngày 7/9/1964, Tướng Trí bổ nhiệm Đại Tá Hiếu vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 22. Tướng Nguyễn Hữu Có thay Tướng Trí, rồi thừa lệnh Tướng Khánh, rút Đại Tá Hiếu khỏi Sư Đoàn 22 trở lại chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II ngày 24/10/1964. Trong thời gian,Đại Tá Hiếu đã có dịp thi thố tài thao lược trong trận giải cứu trại LLĐB Pleime, phá vỡ chiến dịch Đông Xuân của Tướng Võ Nguyên Giáp nhằm cắt đôi Nam Việt Nam từ Pleiku trên cao nguyên xuống tới Qui Nhơn vùng ven biển năm 1965-66. Đồng thời Tướng Hiếu cũng có dịp phát huy tài năng tác chiến khi nắm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 những năm 1966-1969, khiến Sư Đoàn 22 được liệt vào Sư Đoàn tác chiến dũng mãnh nhất theo tờ trình lượng giá năm 1969. Khi Tướng Trí được Tổng Thống Thiệu triệu về nước thay Tướng Lê Nguyên Khang củng cố khả năng tác chiến của Quân Đoàn III vào tháng 8/1968, Tướng Trí liền nghĩ tới đem Tướng Hiếu về trợ lực mình, không phải trong lãnh vực tham mưu mà là trong lãnh vực tác chiến với chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Tuy nhiên Tướng Trí bị Tổng Thống Thiệu ngăn cản thực hiện ý định đó. Mãi tới tháng 8/1969, Tướng Trí mới đem Tướng Hiếu về Sư Đoàn 5 thay Tướng Phạm Quốc Thuần. Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chánh Sở Anh Ninh Quân Đội Quân Đoàn III nhận xét: "Khi Tướng Trí về nắm chức Tư Lịnh Quân Đoàn III thì tình cờ cả 3 vị Tư Lịnh Sư Đoàn của Quân Đoàn 3 đều xuất thân từ Khóa 3 Đà Lạt. Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh giữ chức Tư Lịnh Sư Đoàn 25, Thiếu Tướng Hiếu, Sư Đoàn 5 và Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Sư Đoàn 18. Trong 3 vị Tư Lịnh vừa kể thì Tướng Trí tỏ vẻ trọng dụng Tướng Hiếu nhứt vì Tướng Hiếu đã từng làm Tham Mưu Trưởng cho Tướng Trí trước kia ở Quân Đoàn I và Quân Đoàn II vào năm 1963. Thời gian Tướng Trí nắm chức Tư Lịnh Quân Đoàn 3 là thời gian làm cho các Công Trường 5, 7 và 9 của Việt Cộng điêu đứng nhứt. Tướng Trí đã chuyển từ thế thủ sang thế công, đẩy các đơn vị của Mặt trận giải phóng miền Nam qua bên kia biên giới. Các chiến khu Dương Minh Châu, mật khu Hố Bò bị cày nát, không còn là nơi ẩn trú an toàn cho Trung Ương Cục Miền Nam nữa." Cũng như trước kia ở ngoài Đã Nẵng hay ở trên Pleiku, giờ đây ở Biên Hoà, Tướng Trí rất tâm đầu ý hợp với Tướng Hiếu. Tướng Hiếu tiếp tục là bộ não bổ túc cho tính xông xáo của Tướng Trí. Tướng Trí nhất cử nhất động đều luôn bàn thảo chiến lược và chiến thuật với Tướng Hiếu. Tướng Trí đã nghe theo Tướng Hiếu chuyển áp dụng chiến thuật "Xà Điểu" qua ứng dụng chiến thuật "bủa vây" dùng Nhị Thức Bộ Binh Thiết Giáp. Do đó, Tướng Trí nới rộng tiềm năng của Thiết Đoàn Kỵ Binh Quân Đoàn III bằng cách thiết lập Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III, theo mô thức nới rộng Thiết Đoàn thành Chiến Đoàn mà Tướng Hiếu đã áp dụng cách thành công tại Sư Đoàn 5. Đặc điểm chung của Tướng Trí và Tướng Hiếu là không ngồi chờ địch đến đánh, mà là luôn luôn đánh thẳng vào bản doanh Bộ Tư Lệnh của địch quân.
Đầu năm 1971, khi Tổng Thống Thiệu muốn đưa Tướng Trí ra Quân Đoàn I thay Tướng Hoàng Xuân Lãm làm Tư Lệnh Hành Quân Lam Sơn 719, ngõ hầu cứu vãn tình trạng nguy khốn của cuộc hành quân vượt biên Hạ Lào này, Tướng Trí ngỏ ý muốn Tổng Thống Thiệu cử Tướng Hiếu thay thế mình vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Sự việc chưa ngã ngũ thì Tướng Trí tử nạn trực thăng tháng 2/1971. Tướng Thiệu cũng biết Tướng Hiếu có tài thao lược nên để Tướng Hiếu vào chức vụ Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III cho đến giờ phút chót,mà không dám giao Tướng Hiếu cầm quân trong chức Tư Lệnh Quân Đoàn III.(bài NVT)
Mật khu Đổ-Xá
Mật khu Đổ-Xá của lực lượng cộng sản nằm trong vùng núi ranh giới 2 tỉnh Kontum và Quảng-Ngãi,thuộc khu vực hoạt động của 2 mặt trận B3 và B5 cộng sản.Đây là vùng hiểm trở nhất của dãy Trường-Sơn với đỉnh Ngọc-Lĩnh cao 8524ft (2583m),trấn giữ toàn vùng Hạ Lào đổ xuống đồng bằng duyên hải của 2 tỉnh Quảng-Nam và Quảng-Ngãi,cũng là đường thông về Kontum,Pleiku của Tây-Nguyên.Mật khu được đặt dưới quyền của Tướng Nguyễn-Đôn,vốn là vùng bất khả xâm phạm từ chiến tranh Pháp-Việt (1945-1954).
Trận chiến Điện-biên-Phủ bắt đầu lúc 18.00 giờ ngày 26-01-1954,sôi động nhất từ ngày 10-03-1954,ròng rã 58 ngày đêm Việt-Minh liên tục tấn công,cuối cùng đến chiều ngày 07-5-1954 toàn thắng,Tướng Pháp Navarre đầu hàng,tiếng tâm Võ-nguyên-Giáp vang lừng khắp thế giới,trong khi đó Miền Trung lực lượng Việt Minh vẩn còn tiếp tục kháng chiến chống Pháp,mặt trận quanh vùng đèo An-Khê vẩn thường xuyên xẩy ra từ đầu năm 1954.Mãi đến ngày 24-6-1954,bắt đầu 19.00 giờ tại đèo Mang-Yang trên Quốc Lộ 19 nối Pleiku với Quy Nhơn trung Đoàn 803 Cộng Sản cố tâm diệt gọn Trung Đoàn Triều Tiên (thành phần xung kích chính) của Quân Đoàn Viễn Chinh Pháp (Chiến Đoàn Lưu Động Số 100), đơn vị từng tham chiến mặt trận Triều Tiên năm 1953,đã bị Việt Minh bao vây đánh bại sau 6 giờ kịch chiến tại đèo An-Khê,đẩy lui toàn bộ chiến Đoàn Lưu Động Số 100 (G.M.100) ra khỏi vùng chiến lược quan trọng này.Nếu bên nào chiếm được thì sẽ : Cô lập Tây Nguyên, chiếm giữ đường di chuyển Bắc-Nam mặt Tây Trường Sơn, theo Đường 14 xuống Ban-Mê-Thuộc, vào vùng thượng nguồn Sông Đồng Nai, tiếp đến miền Đông Nam Bộ,đồng thời củng cố khu vực Hạ Lào – Vùng Ba Biên Giới Việt-Miên-Lào.Chính Ngô-đình-Nhu cũng đã trình bày cho Tổng thống Ngô-đình Diệm về tầm quan trọng của vùng đất chiếm lược này mà Cộng sản Việt-Nam cố tình bám lấy để tạo thành Mật khu Đổ-Xá,thế mà tướng Nguyễn-Văn-Thiệu đã tự quyết định rút quân trong danh nghĩa "Bảo toàn lực lượng" bỏ trống Tây-Nguyên,gây hổn loạn do cuộc di tản tai họa theo Tỉnh Lộ 7 từ Pleiku về Tuy Hòa của Quân Đoàn II làm hoang mang và náo loạn toàn thể lực lượng diện địa thuộc Quân Khu II và Quân Khu I.
Chúng ta hãy xem Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II Nguyễn-văn-Hiếu đã sống và chiến đấu như thế nào với Tây Nguyên.Tháng 01/1964.Tướng Đổ-cao-Trí đổi lên trấn thủ Vùng II,lần này Ông quyết ra tay dọn sạch Mật Khu Đổ-Xá,mặc dầu vùng hành quân dự trù phần lớn nằm trong địa phận tỉnh Quảng-Ngãi (thuộc Vùng I Chiến Thuất).
Ngày 27 tháng 4, 1964 chiến dịch tấn công Đỗ Xá bắt đầu. Từ phi trường Quảng Ngãi, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân, 18 trực thăng H34 đợt xung kích đầu tiên đồng loạt đưa toàn bộ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù vào trận địa. Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu có nhiệm vụ thiết lập, điều động kế hoạch hành quân dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh Quân Đoàn, Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí và Tư Lệnh Phó Hành Quân, Thiếu Tướng Lữ Lan. Lực Lượng hành quân chia làm hai cánh: Cánh A gồm ba tiểu đoàn Biệt Động Quân dưới quyền của Thiếu Tá Sơn Thương; Cánh B do Thiếu Tá Phan Trọng Chinh chỉ huy Trung Đoàn 50 Bộ Binh làm nỗ lực chính; cánh quân nầy được tăng phái Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù của Thiếu Tá Ngô Quang Trưởng.
Với khả năng giao thiệp rộng rãi từ lúc còn là phụ tá hành quân Quân Đoàn I, Đại Tá Hiếu đã có liên hệ mật thiết với Thiếu Tá Wagner, cố vấn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bên cạnh bộ tư lệnh quân đoàn,nhờ yểm trợ thực thăng thực hiện chiến thuật "Diều Hâu".
Tướng Đỗ Cao Trí đích thân chỉ huy trận địa từ trên không cùng các Tướng Lữ Lan, Tướng Minh (Tư lệnh không quân sau nầy) để thị sát mặt trận. Không nao núng trườc hỏa lực phòng không của địch Tướng Trí thả nốt biệt động quân vào trận,tiếp sức nhảy dù cày sạch vùng bất khả xâm phạm gọi là Đỗ Xá. Chỉ riêng ngày thứ hai của cuộc hành quân,Biệt động quân đã tịch thu được một đại liên 30ly, một trung liên, sáu tiểu liên, và 144 súng cá nhân, một ngàn bịch chất nổ, một số lượng lớn quân trang, lựu đạn, mìn và tài liệu quan trọng. Cuối trận, tổng số vũ khí có thêm hai phòng không 52 ly, một đại liên 30 ly và 69 súng cá nhân với 62 xác đếm tại hiện trường; 17 tù binh bị bắt. (NVT sđd trg347-348). Cuộc hành quân chấm dứt đúng một tháng sau,ngày 27-5-1964 do Trung Đoàn 50 Bộ Binh của Thiếu Tá Phan-Trọng-Chinh hoàn tất quét sạch toàn vùng Đỗ Xá khi Nhảy Dù và Biệt Động Quân đã kết thành vòng đai chận bít không để lực lượng cộng sản chạy lẩn vào vùng núi phía tây, hoặc về phía nam Tây Nguyên
Sau Trận bình định Mật Khu Đổ-Xá,chứng thực Quân Lực VNCH có sức mạnh chiến đấu,có khả năng thực hiện những cuộc hành quân lớn cấp trung đoàn, sư đoàn với những sĩ quan tham mưu, chỉ huy được yểm trợ xác đáng, và nhất là để họ toàn quyền điều động đơn vị quân binh theo thực tế chiến trường. Chứng minh điển hình đối với luận cứ nầy là Hành Quân Phi Hỏa với hằng trăm trực thăng chuyển quân (Hành quân trực thăng vận lớn nhất, huy động trực thăng toàn vùng Đông-Nam Á) với lần tham dự của bốn tiểu đoàn nhảy dù đồng đổ bộ xuống vùng mật khu Hố Bò (Bình Dương) vào cuối tháng 8 trong năm 1964.(PNN)

Trận chiến năm 1965.
Quốc lộ 19 Đèo An-Khê và Quốc lộ 14 Đức-Cơ Pleime
Năm 1965,Cộng sản Bắc Việt phát động một chiến dịch nhằm cắt đôi Việt Nam, từ cao nguyên xuống đồng bằng theo Đường 19 bằng bằng trận chiến quy ước với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với những đơn vị chính quy thuộc mặt trận B3 và B5 được chỉ huy và điều động bởi Bộ Tổng Quân Ủy Miền Bắc lập lại chiến dịch Đông-Xuân 1954 như đã từng đánh Chiến đoàn lưu động G.M 100 của Pháp trên Quốc Lộ 19.
Ngày 20 tháng 2, 1965 Căn Cứ Tiền Phương Số I của một đại đội Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ) dọc Đường 19, tây Đèo Mang bị phục kích tấn công khi di chuyển từ Pleiku về một căn cứ trên Đèo Mang.
Nhưng sau hai ngày giao tranh khốc liệt,vẫn giữ vững được nhờ yểm trợ liên hoàn của 2 trại DSCĐ 1 (Tây Đèo Mang) và DSCĐ 2 (Đông Đèo Mang),cùng một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân đóng tại An Khê gần Đông Đèo Mang khoảng hơn 50 cây số về tiếp ứng.Nhưng bên ta vẩn bị áp đảo bởi chiến thuật "Công đồn đã viện" của Việt cộng đang dùng những vũ khí hiện đại nhất do Liên-Xô chế tạo : Súng tiểu liên AK47,súng phóng lựu RPD,súng chống chiến xa RPG2 tân trang,trái lại quân VNCH vẩn dùng súng Garant,Carbine M1 thời Đệ II Thế Chiến,mãi sau tết Mậu thân 1968 quân ta mới trang bị súng M16.
Sau khi nghiên cứu tình hình trận chiến,đại tá Nguyễn-văn-Hiếu và cố vấn Quân đoàn sau 2 ngày thám sát và nghiên cứu chiến trường rồi quyết định : Biện pháp cấp thời là phải bốc ngay toán quân đang bị cầm giữ của Căn Cứ 2 trước khi trại bị CQ tràn ngập. Tướng Nguyễn Hữu Có, tân tư lệnh đồng ý trên nguyên tắc nhưng đồng thời nêu lên một khó khăn: "Không đủ hỏa lực để bao vùng yểm trợ cuộc hành quân trực thăng vận vào bốc toán quân ở Căn Cứ 2; với lẻ hệ thống súng cối 82 ly cộng sản sẽ tạo một vũng lửa tại bãi đáp trực thăng (trong căn cứ) –như thế cuộc hành quân trực thăng vận nhằm giải cứu lực lượng bạn sẽ biến thành một cuộc hành quân tự sát".
Cuối cùng, quân đoàn phải cậy đến một biện pháp do chính Tướng Westmoreland quyết định: Dùng phản lực cơ chiến đấu F100 Hoa Kỳ hiệp đồng với A-1E, B57 VNCH đánh tiếp cận hai bên sườn thung lũng, trong khi trực thăng võ trang xạ kích vào các vị trí cối sát trại, để trực thăng chuyển quân vào bãi đáp cứu bạn. Cuộc hành quân trực thăng vận được thiết kế và hoàn tất như một phép lạ:Chỉ một người bị thương trong chuyến bốc cuối cùng sau 4 lần bốc người khỏi vùng bị bao vây. Đại Tá Tham Mưu Trưởng Nguyễn Văn Hiếu hoàn tất một cuộc hành quân giải cứu do ông lập kế hoạch và phối hợp tuyệt hảo (với liên quân Việt-Mỹ) mà đến hôm nay mấy người đã hay.
Ngay cả Việt cộng cũng không ngờ :Sau cuộc giải tỏa được căn cứ DSCĐ, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II liền bủa vây CQ tiếp bởi Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù trừ bị gồm hai Tiểu Đoàn 7 và 8 Dù vừa được không vận từ Sài Gòn xuống phi trường An Khê,xuất quân quét sạch toàn diện đoạn đường gai góc từ Quận An-Túc đến Đèo Mang. Quân cộng sản núng thế, chuyển hướng lên phía Bắc vây đánh Trại Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) K’nack (Bắc Đường 19 để giải tỏa áp lực của nhảy dù nơi thung lũng An Khê) với cách đánh biển người.Hai tiểu đoàn xung phong vào những tiền đồn chỉ khoảng một trung đội DSCĐ chiếm giữ bị tràn ngập bởi CQ,sau đó DSCĐ phản công chiếm lại do trợ lực của nhảy dù từ phía Nam đánh lên, giải tỏa lực lượng cộng sản bao vây quanh Trại LLĐB. Cuối trận, quân cộng sản rút lui để lại 126 xác chết với đại bác không giật 57 ly, súng cối 82 ly cùng rất nhiều lựu đạn, chất nổ.
Cộng quân sau thất bại ở mặt trận Đường 19, tiếp theo chiến dịch tái chiếm Bồng Sơn, Tam Quan (tháng 4, 1965) với Sư Đoàn 22 Bộ Binh được tăng phái một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến bẻ gẩy kế hoạch cắt Quốc Lộ I tại khu vực chiến lược Quảng Ngãi-Bình Định (thuộc Mặt Trận B5 cộng sản) buộc phía chỉ huy cộng sản tại Vùng II (của VNCH) phải rà soát lại kế hoạch.
Và một lần nữa, những người cầm đầu ở Hà Nội lại chuyển chiến trường trở lại dọc Quốc Lộ 14 (Đường nối Pleiku với Ban Mê Thuộc (phía Nam); với Komtum (Phía Bắc) từ mùa mưa đến khi mùa khô bắt đầu nơi cao nguyên (từ tháng 4 đến hết cuối năm 1965) với những sư đoàn thiện chiến nhất Mặt Trận B3: Sư Đoàn 325, F10, 2 Sao Vàng, những đơn vị chủ lực tinh nhuệ của quân đội Miền Bắc do các kiện tướng Vũ Lăng, Hoàng Minh Thảo, Chu Huy Mân, chỉ huy. Trong cùng lúc, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II lần lượt thay đổi người chỉ huy: Các Tướng Đỗ Cao Trí, Nguyễn Hữu Có, Vĩnh Lộc liên tiếp thay thế giữ chức tư lệnh - Nhưng chỉ riêng viên Tham Mưu Trưởng vẫn giữ nguyên vị trí - Thế nên, chúng ta có thể xác định về một thực tế mà không sợ sai lầm, chủ quan: Chính Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II là người đã đối đầu liên tục, trực tiếp với bộ chỉ huy quân sự miền Bắc nơi chiến trường Tây Nguyên trong suốt năm 1965.(PNN)
(Sau này vào giai đoạn chót của chiến trận,tháng 2-1975,đích thân Tổng tham mưu trưởng Văn-tiến-Dũng chỉ huy chiến dịch đánh chiếm Tây-Nguyên theo chỉ đạo của bộ Tổng Quân ủy Hà-Nội.Phía VNCH do Tướng Nguyễn-văn-Thiệu điều động hành quân với Chiến thuật rút quân "Bảo toàn lực lượng",tự bỏ Tây-Nguyên,tạo lợi thế cho cộng sản.Sao Việt-Nam Cộng-Hòa lại có người lãnh đạo không tường chiến lược như thế này.?LKC).
Bắt đầu mùa mưa 1965, dọc theo Quốc Lộ 14, lực lượng cộng sản liên tục mở ra những hoạt động tấn công lấn chiếm có hệ thống như sau: Ngày 16-5-1965, Quận Phú Túc và Buôn Mroc thuộc tỉnh Phú Bổn và trại Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB)
Tỉnh lỵ Phú Bổn chỉ liên lạc, tiếp tế với bên ngoài bằng đường hàng không bởi cầu Lệ Bắc trên Tỉnh Lộ 7 bị giật sập. Ngày 20-5-1965, quân cộng sản tấn công đơn vị địa phương giữ cầu Pokala, và phá hũy cây cầu quan trọng nầy khiến tất cả hệ thống đồn bót, trại LLĐB, phía Tây-Bắc Kontum đồng bị cắt đứt. Tình hình càng tồi tệ hơn vào ngày 1-6-1965, khi một phái đoàn của Tỉnh Pleiku do tỉnh trưởng dẫn đầu vào thanh tra thăm viếng Quận Lệ Thanh (30 cây số phía Tây Pleiku, bên trái Đường 14) bị phục kích và quận bị tràn ngập từ sáng sớm cùng ngày. Quân đoàn phải cho đổ bộ các toán Diều Hâu (Eagle Flight) để giải cứu phái đoàn, đồng thời điều động chiến đoàn nhảy dù đang sẵn có mặt trong vùng vào giải tỏa Quận Lệ Thanh.
Tình hình đến đây chưa hẳn hết, thành phần đi đón đoàn xe của tỉnh gặp nhau tại một điểm trên Quốc Lộ 19 (đoạn đường tây Pleiku đến biên giới Việt-Campuchia) – Đây cũng chính là điểm phục kích CQ đã gài sẳn.
Về mặt bắc Pleiku,Quận Toumorong cực bắc của Kontum bị tràn ngập CQ từ đầu tháng 7,vì là nơi qúa xa và không quan trọng,nên quân đoàn ra lệnh triệt thoái về quận Dato (Tân-Cảnh),nơi đặt bản doanh của Trung Đoàn 42,ngày 7-7-1965,Dakto bị tấn công,trung đoàn trưởng Lai-văn-Chữ tử nạn.đại tá Đàm-văn-Qúy đến thay thế hợp với một tiểu đoàn Biệt Động và chiến đoàn TQLC vừa vào vùng được không vận lên Tân-Cảnh phối hợp với trung đoàn cùng chặn địch mạn phía Bắc Kontum.
Cùng thời điểm tình hình quân sự sôi bỏng bùng vỡ mỗi ngày nơi Tây Nguyên thì ở Sài Gòn những vụ biến động chính trị cũng thường trực xẩy ra với tốc độ chóng mặt. Biểu dương lực lượng, 13 tháng 9, 1964; Đảo chính hụt của tướng Dương-vă-Đức,ngày 14-9-1964 cả nước biểu tình chống Nguyển-Khánh về việc Hiến Chương Vũng-Tàu thuê mướn Vũng-Tàu cho Mỹ 99 năm, 19 tháng 2, 1965; tiếp đến Phản đảo chính, 20 tháng 5. Các nội các đua nhau thay đổi với Phan Huy Quát, Trần Văn Hương; đồng bào Công Giáo, Phật Giáo thay nhau xuống đường,biến Sài Gòn thành một chiến địa hung hãn không kém mặt trận súng đạn nơi vùng Tây-Nguyên. Trận chiến tại các Trại Lực lượng Đặc Biệt Đức Cơ, Pleime như giọt nước tràn qua chiếc ly đã nứt vỡ đồng lúc các tư lệnh quân đoàn thay đổi nhau theo tình hình chính trị của Sài Gòn. Riêng chỉ Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu vẫn giữa chắc chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II với những người lính giữa vũng lửa đạn núi rừng Tây Nguyên (PNN).
Chiến trường đổ máu,chính trường tranh dành quyền lực,thế đã thấy rõ ràng trong bối cảnh Việt-Nam chưa ổn định trong thời Quốc trưởng Nguyễn-Khánh,trong cái phong lưu độc đoán của người lãnh đạo ưa ganh tị,truất quyền tư lệnh Quân khu II và lưu đầy Tướng Đổ-cao-Trí làm Đại sứ tại Nam-Hàn,viện lẻ là Tướng Trí có tương quan thân thuộc (anh em cột chèo) với Tướng Dương-văn-Đức,người làm cuộc đảo chính hụt ngày 13-9-1964,sau này được giải thích:"Việc làm của Tướng Đức là muốn toàn dân tưởng nhớ đến công ơn Quân đội VNCH".Tiếp theo sau là nhiều vị sĩ quan được thăng cấp "Tướng",còn đã là "Tướng" thì được thêm 1 sao,Nguyễn-Khánh cũng trở thành Đại tướng,không phải là tướng "Công thành" mà là tướng "Thành công trong việc bắt tàu VC chuyển vũ khí tại vùng Vũng-Rô Tuy-Hòa,hình như Ông rất hãnh diện bởi chiến công này,nhưng nếu nhắc đến hành quân Đổ-Xá chắc Ông phải ngậm ngùi đau thương cho những người nằm xuống có hơn 1 tiểu đoàn trách nhiệm về phần Ông,nhưng Tướng Khánh thật đã quên.Trở lại tình hình Bắc Kontum,Phan-nhật-Nam tiếp :
Đại Tá Hiếu đề nghị lên Bộ Tổng Tham Mưu một kế hoạch lớn: Yêu cầu người Mỹ thế chân cho những đơn vị VNCH làm thành phần trừ bị, giữ an ninh lãnh thổ để Quân lực Cộng Hòa tập trung thành một đơn vị xung kích cấp sư đoàn mới có khả năng giải quyết mặt trận Đức Cơ (Theo binh thư: Bên tấn công không thể ít hơn 1/3 quân số so với lực lượng cố thủ được. Kế hoạch được Tướng Westmoreland thêm một lần chấp thuận với quyết định: Điều động Lữ Đoàn Nhảy Dù 173 do Tướng Stanley R. Larsen làm Tư Lệnh Lực Lượng Dã Chiến Hoa Kỳ tại Pleiku thay thế quân đội Việt Nam nhiệm vụ tiếp ứng và an ninh lãnh thổ. Được rảnh tay, Ban Tham Mưu Quân Đoàn II thực hiện kế hoạch: Thành lập Chiến Đoàn Đặc Nhiệm gồm Thiết Đoàn Kỵ Binh (chiến xa M41; M48; Thiết Vận Xa M113); một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân; Chiến Đoàn TQLC (có pháo binh cơ hũu) và pháo binh diện địa yểm trợ tổng quát – Lực lượng giải tỏa Đức Cơ đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn, Tư Lệnh Biệt Khu 24 (Bắc Kontum).
Trận Đức Cơ, và Pleime đã xác chứng về ý nghĩa, vai trò quyết định của công tác chuẩn bị, điều hành, tổ chức, tham mưu (lẽ tất nhiên thực tế chiến trường, với sức chiến đấu của người lính trên trận địa là những yếu tố quan yếu khác nữa) - Chiến thắng Pleime được Tướng Vĩnh Lộc khai triển nên thành một biểu tượng chiến đấu và chiến thắng của Quân Đoàn II – Đại bản doanh của quân đoàn được đặt tên là Thành Pleime – Nhưng không một ai biết đươc cuộc hành quân này Đại tá Tham mưu trưởng Nguyễn-văn-Hiều hầu như đã thức suốt ngày đêm trong những ngày 20,22...25 nơi chiếc hầm chỉ huy Trại Đức-Cơ,để xử dụng hệ thống truyền tin âm thoại (có công suất mạnh) của đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ mới có thể liên lạc,phối hợp với những tư lệnh người Mỹ thuộc nhiều binh chủng,Không quân,LLĐB,Bộ binh,Không kỵ trong suốt cuộc hành quân (NVT sđd trg 385).
Năm 1966 tại tỉnh Bình-Định.
Nắm theo chiến lược "Lùng và Diệt" thành hình giữa Tướng Westmoreland và Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH,tỉnh Bình-Định được chia là 3 vùng:Khu vực phía Nam của tỉnh (giáp ranh với Tuy-Hòa/Phú-Yên) gồm ngoại vi Thị xã Qui-Nhơn,các quận Phú-Phong,Tuy-Phước,Văn-Canh thuộc trách nhiệm của Sư Đoàn Mãnh Hổ Đại-Hàn.Khu vực rừng núi phía Tây (Giáp ranh Pleiku,Kontum) gồm các quận An-Khê,Vĩnh-Thạnh,An-Lão và Hoài-Ân thuộc vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 1 Không kỵ (SĐ1KK),với Mật Khu An-Lão (nằm dọc theo sông An-Lão,nhánh phía Bắc của sông Lai-Giang chảy ra biển tại Bồng-Sơn/Hoài-Nhơn),hậu cần quan trọng của toàn Liên Khu 5 cộng sản.Vùng phía Bắc và Đông (dọc theo bờ biển và giáp tỉnh Quảng-Ngãi) là khu vực đông dân của các quận Hoài-Ân (Bồng-Sơn),Tam-Quan,Phù-Mỹ,Phù-Cát thuộc trách nhiệm hành quân của Sư Đoàn 22 Bộ Binh,Đại tá Nguyễn-văn-Hiếu giữ chức Tư lệnh sư đoàn từ giữa năm (tháng 6-1966).
Cuối năm (tháng 11),vị tân tư lệnh Sư đoàn 22 BB đã tạo dựng ngay một chiến thắng vẻ vang dưới chân đèo Phù-Cũ (Quận Phù-Mỹ).Trung đoàn 42/SĐ22BB hợp cùng chi đoàn thiết vận xa M113 lùa địch từ QL1 vào núi.Các chiến sĩ bộ binh tùng thiết với thiết vận xa M113 theo đội hình hàng ngang ào ạt tiến tới sau một đợt tác xạ mạnh mẽ uy vũ.Chiến đoàn trưởng Nhảy dù,Trung tá Nguyễn-khoa-Nam đứng trên sườn núi chong ống nhòm quan sát trận địa,dẫu là người kín đáo cũng phải nói lên lời thán phục:"Đại tá Hiếu điều quân như một "Ông thiết giáp"nhà nghề,và lính Sư Đoàn 22 đánh đẹp đâu thua lính mình". Lời ngợi ca chân thật giữa những người chiến đấu nơi trận tiền.Không đẻ địch nghỉ ngơi (như sau chiến thắng Pleime,Đức-Cơ),nay với khả năng quyết định rộng rãi của quyến tư lệnh,Đại tá Hiếu hạ lệnh tiếp tục truy kích,diệt gọn các đơn vị của Sư Đoàn 3 Sao Vàng,cũng để chứng tỏ "Ai thnắg Ai" nơi mặt trật Liên khu 5 nầy-Vùng "Năm Eo",bí danh bộ đội cộng sản thường gọi với lòng kiêu hãnh.Khu vực bất khả xâm phạm mà chế độ Đệ Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa với Tổng Thống Ngô-đình-Diệm phải mất hai năm (1955-1957) mới bình định được.
Kế tiếp trận chiến dưới chân đeo Phù-Cũ (Quận Phú-Mỹ).Dựa theo tin tức của Thiếu Tá Tiếu/Phòng 2, Tướng Hiếu chỉ thị cho Trung Tá Bùi Trạch Dzần, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 41 chỉ xử dụng hai tiểu đoàn bộ binh, cùng với bộ chỉ huy trung đoàn vào vùng thật sớm để khoảng ba giờ chiều hãy đóng quân, đào hầm hố, lập công sự phòng thủ thật kỹ càng - Dân chúng nằm vùng nơi vùng xôi đậu đang hành quân tất thế nào cũng báo cáo cho bộ chỉ huy cộng sản biết tình hình quân số của lực lượng quân đội cộng hòa. Sư đoàn cộng sản sẽ điều quân đền đánh theo như tin tức nầy – Tướng Hiếu ém quân thật kín đáo nơi xa một tiểu đoàn trừ bị và chi đoàn thiết vận xa, và sẽ dùng lực lượng nầy để phản công. Quả nhiên đến hai giờ sáng, Trung Tá Dzần báo cáo trung đoàn cộng sản bắt đầu tấn công vị trí của ông. Tướng Hiếu ra lệnh chi đoàn chiến xa và tiểu đoàn trừ bị thần tốc tiến quân vào mục tiêu, bao vây, tiêu diệt không cho địch rút lui. Sư Đoàn Không Kỵ được tin bộ binh Sư Đoàn 22 đụng trận theo kế hoạch trù liệu, yểm trợ hỏa lực với tất cả pháo binh đã bố trí sẵn, dựng nên vũng rào lửa giữa đội hình của đối phương bị phơi bày dưới ánh sáng hỏa châu rọi liên tục - Biến đêm tối nên thành ngày rạng. Và khi ngày thật sự đến các chiến sĩ của Sư Đoàn 22 Bộ Binh đếm đủ hơn 300 xác chết nơi trận địa.Chiến tích Hành Quân Đại Bàng 800 và những hành quân cấp tiểu đoàn của sư đoàn nầy kể từ khi Tướng Nguyễn Văn Hiếu giữ chức tư lệnh (6/1966) đã đưa Sư Đoàn 22 Bộ Binh từ một đơn vị bình thường trong vòng sáu tháng nên thành:1/ Sư Đoàn 22 xử dụng nhiều thì giờ hành quân tác chiến cao hơn hết so với bất cứ một sư đoàn nào khác trong nước (1966 1967).2/Thời giờ dùng vào công tác bình định chỉ chiếm khoảng 10% tổng số ngày cơ hữu.3/So với toàn quốc, Sư Đoàn 22 dùng ít thời lượng nhất trong công tác an ninh.4/Số lượng đụng độ địch trên đơn vị cấp tiểu đoàn cao nhất trong quân đoàn (PNN).



Năm 1970 tại Snoul Campuchia

Khả năng thao lược của Tướng Nguyễn-văn-Hiếu không ngừng ở cấp sư đoàn với những đơn vị bộ binh cơ hữu mà còn chứng tỏ có năng lực chỉ huy,điều động trận địa ở mức độ cao hơn trong lãnh vực hành quân liên binh chủng cấp quân đoàn.Tài của Ông được thể hiện trong Chiến thuật "Bao vây tấn cộng" và "Bảo toàn rút lui" trong Chiến lược "Lùng và Diệt".
Bốn năm sau ngày Tướng Khánh bổ nhiệm làm đại sứ Nam-Hàn,ngày 5-8-1968,Tướng Trí được Tổng Thống Thiệu triệu về nước giao cho chức Tư lệnh Quân Đoàn III.Vào lúc đó,Tướng Hiếu đang là Tư Lệnh SĐ22/BB.Tướng Trí muốn đưa Tướng Hiếu về ngay Quân Đoàn III,nhưng gặp phải sự chống đối của Tổng Thống Thiệu.Mãi đến ngày 14-8-1969 Tổng Thống Thiệu mới chấp nhận về nắm Sư Đoàn 5.Vào tháng 7-1970,Tổng Thống Thiệu gọi Tướng Trí vào Dinh Độc-Lập ngỏ ý muốn Tướng Trí nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn IV thay cho Tướng Ngô-Dzu,và sẽ thêm 1 sao,Tướng Trí đáp lời Thiệu:"1 sao kia Tướng Trí muốn nhường cho Tướng Hiếu (ý Tướng Trí muốn Thiệu để Tướng Hiếu lên chức Quân Đoàn Trưởng QĐ III.Lần thứ hai vào đầu tháng 2-1971 là lúc Thiệu muốn đưa Tướng Trí ra QĐ I thay Tướng Lãm,Tướg Trí nói thẳng vấn đề này cho Thiệu nghe,Thiệu vẩn làm ngơ,sau đó vài ngày thì bị tai nạn máy bay trực thăng.Có thực là tai nạn không?Chúng ta cần tìm hiểu).
Thiệu không trả lời,nên chức Tư lệnh Quân Đoàn IV được giao cho Tướng Ngô-quang-Trưởng.Vào tháng 10-1970,Tổng Thống Thiệu khéo léo đẩy Tướng Trí ra khỏi chức Tư Lệnh Quân Đoàn III và tướng Trí bị đầy qua Pháp với lý do chính thức đi chữa bệnh và Tướng Nguyễn-văn-Minh được cử thay thế Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Trong lá thư đề ngày 6-10-1970,Đại úy Wayne T,Stanley,thư ký phòng 3 tham mưu cố vấn Mỹ QĐ3,viết cho Trung tá John L.Huestis,Fort Braggs,North Carolina:"Generral Tri continues to rule the land with fire and determination.He is now on vacation in Europe anh he continues to plan on being CG,III Corps until he retires 18 months"(Tướng Trí được bãi nhiệm,tạm ngưng bởi luật.Ông đang được ngày nghĩ tại Âu-châu và được tiếp tục chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III cho đến khi Ông hết hạn 18 tháng nghĩ ngơi).
Sau khi Tướng Trí vận động thành công được phép hồi hương, ông liền xuống nằm tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 với Tướng Hiếu. Tướng Trí hăm dọa làm dữ với lực luợng hùng hậu của Sư Đoàn 5. Tổng Thống Thiệu buộc phải nhượng bộ và trả lại ghế Tư Lệnh Quân Đoàn III cho Tướng Trí.
Vào tháng 2/1971,Tổng Thống Thiệu lại triệu Tướng Trí vào Dinh Độc-Lập ngỏ ý muốn Tướng Trí nhận chức Quân-Đoàn I thay Tướng Hoàng-Xuân-Lãm,vì tình hình chiến sự của Hành Quân Lam-Sơn 719 tại Hạ-Lào đang bị lún bùn.Vào thời điểm đó,Tướng Trí và Tướng Hiếu đang thi hành kế "Điệu hổ ly sơn" dụ địch tại Snoul trên phần đất Cam-Bốt.Tướng Trí ra điều kiện chỉ chấp nhận chức vụ mới,nếu Tướng Hiếu được bổ nhiệm thay mình trong chức vụ Tư Lệnh Quân-Đoàn III.Tổng Thống Thiệu lại làm ngơ,và khi Tướng Trí bất ngờ bị tử nạn trực thăng đang khi đi thị sát mặt trận Cam-Bốt ngày 23-2-1971,thì Tổng Thống Thiệu lại chọn Tướng Nguyễ-văn-Minh thay Tướng Trí làm Tư Lệnh Quân Đoàn III.(Bài Nguyễn-văn-Tín)
Hành quân toàn thắng 46 đánh vào Trung ương Cục R với mục tiêu vùng Lưởi-Câu,Tây-Bắc Lộc-Ninh,bên kia biên giới VNCH-Campuchia.Vùng Lưỡi-Câu là bản doanh của sư đoàn 5 Cộng sản.Vùng này cũng là cơ sở hậu cần của 2 đoàn 70 và 80 yểm trợ không riêng cho Sư Đoàn 5 mà cho toàn vùng Lưỡi-Câu,bao gồm mặt trận Binh-Long trong nội địa Việt-Nam Cộng-Hòa.Một cuộc hành quân tiến qua biên giới Campuchia hình như đã dự trù sẳn do Mỹ sắp đặt,(dựa vào lời báo cáo của Đại úy Wayne T.Stanley chúng ta có thể đoán được từ "Phúc trình của Mỹ là Tướng Trí nghĩ hè 18 tháng,nhưng chỉ khỏang 3 tháng Ông vận động được về lại Việt-Nam cùng với SĐ5 Thiết kỵ,bên trong phải có sự sắp đặt của Mỹ,dù sao Mỹ cũng đã nắm được nhược điểm của Tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu,vì chính Tướng Thiệu biết rõ trong thời điểm đó,50 ngàn quân Mỹ đã hy sinh nguyên do từ đâu,với áp lực của SĐ5 Thiết kỵ làm Thiệu phải hoàn lại chức Tư lệnh Quân-Đoàn III" cho Tướng Trí).Suy ra sự trở về của Tướng Trí trong năm 1968 có sự đề nghị của Mỹ,vì Mỹ biết được chỉ có Tướng Đổ-cao-Trí và Tướng Nguyễn-văn-Hiếu mới có thực tài về quân sự,do đó ta đoán được cuộc tiến quân vào lãnh thổ Campuchia đã có kế hoạch từ đầu năm 1968 trong việc Tướng Loan bỏ ngỏ để Viêt cộng xâm ngập vào Đại Sứ Quán Mỹ.Chiến trận trên đất Campuchia do Mỹ bắt đầu từ ngày phi thuyền Apollo 13 gặp nạn đương trở về trái đất 1970,cả nước Hoa-Kỳ đang trong tình trạng cầu xin Đức Chúa Trời ban phước lành cho các nhà khoa học,cho toàn cả dân chúng Mỹ,thì tại mảnh đất Đông Dương này,Quân Mỹ tiến vào lãnh thổ đất Miên,một cái bẩy lớn sẽ dập nát những con mồi lọt vào đó,nhưng cái bẩy này nó không bền vững được bởi Quân lực Việt-Nam Cộng-Hòa dưới sự lãnh đạo chỉ huy của Tướng Đổ-cao-Trí và tài tham mưu của Tướng Nguyễn-văn-Hiếu với lối đánh "Bao vây và Truy diệt" ở chiến trận đồng bằng Miền-Nam Việt-Nam,còn ở vùng núi rừng Tây-Nguyên với chiến thuật "Diều hâu và Xạ kích".Cuộc hành quân qua lãnh thổ Campuchia xử dụng những đơn vị, Trung Đoàn 9/Sư Đoàn 5 gồm các tiểu đoàn 2, 3, 4 cơ hữu, và Đại Đội 5 Viễn Thám của sư đoàn; Trung đoàn được yểm trợ bởi Trung Đoàn 11 Thiết Kỵ Mỹ tiến quân theo năm giai đoạn: Giai đoạn I tấn công; Giai đoạn 2, 3, và 4 lùng và diệt địch; Giai đoạn 5 rút về lại đất Việt. Cuộc hành quân kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7-1970 có nhiệm vụ nhiệm vụ đánh thăm dò, và kiện toàn hệ thống tham mưu, phối hợp để tiếp theo những cuộc hành quân quan trọng hơn,thật ra đây là giai đoạn để quân Mỹ rút khỏi đất Miên.Cũng trên đất Miên với mục tiêu là Căn Cứ Hậu Cần 86, khu vực quanh Thị Trấn Snoul. Ngày 14 tháng 10-1970 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III chỉ thị Sư Đoàn 5 mở cuộc hành quân Toàn Thắng 8/B/5.Thế mà vào đầu tháng 10 trước ngày 6-10-1970 Tổng Thống Nguyễn-văn-Thiệu bãi nhiệm Tướng Trí đưa sang Pháp trị bệnh,và bổ nhiệm Tướng Nguyễn-văn-Minh lên quyền Tư lệnh Quân-Đoàn III.Đây là thủ đoạn của Nguyễn-văn-Thiệu nhầm vô hiệu hóa kế hoạch "Điệu hổ ly sơn" của Tướng Trí và Tướng Hiếu.Kế "Điệu hổ" đã được hoàn tất sau 2 tháng dự trù (cuối tháng 7 đến đầu tháng 10-1970),điều này chắc Nguyễn-văn-Thiệu phải biết,cũng như Nguyễn-văn-Thiệu đã từng biết tất cả cuộc hành quân trên lãnh thổ VNCH trong thời Ông làm tổng thống qua ngã Tổng Tham Mưu Trưởng VNCH là Tướng Cao-văn-Viên.
Chiến thuật "Điệu hổ ly sơn": là "Điều động lực lượng nhỏ để dụ địch,nhưng nếu lực lượng bao vây của CS đến cấp sư đoàn,thì bên VNCH sẽ áp đảo với 2 sư đoàn đó là SĐ18 và SĐ25".Lối dụ địch này tựa như cuộc hành quân ở Tỉnh Bình-Định (1966) với Trung đoàn 41/SĐ22/BB dùng 2 tiểu đoàn dụ địch và 1 tiểu đoàn trừ bị tấn công diệt gọn một đơn vị của Sư đoàn 3 Sao Vàng thuộc vùng "Năm Eo" CS, An-Lão,Tam-Quan,Phù-Mỹ,Phù-Cát,Hoài-Ân (Bồng-Sơn)thuộc tỉnh Bình-Định.Nhưng ở đây kế hoạch "Điệu hổ ly sơn" của 2 Tướng Trí-Hiếu dùng Chiến Đoàn 8 để dụ địch và chuẩn bị SĐ18 và SĐ25 cùng tấn công.Kế hoạch kỳ này gấp 20 lần an toàn hơn,và quân số gấp 5 lần bên địch,bởi vì sau những lần "Lùng và Diệt",căn cứ hậu cần CQ tại đất Miên hầu như bị phá hoại gần hết,quân số lại bị hao tổn rất nhiều,nên CQ rụt rè lộ hiện,nhưng cũng có thể "Cơ mật hành quân bị bại lộ".Nên sau khi Tướng Đổ-cao-Trí bị tai nạn máy bay (ngày 23-2-1971),tướng Minh lên thay,Tướng Minh không theo kế hoạch "Điệu hổ" đã định sẳn mà quyết định theo lời cố vấn Mỹ:"Là dụ địch cho đông đủ,rồi cho máy bay B-52 đến thả bom tiêu diệt hết",Tướng Hiếu không đồng ý và trả lời:"Làm như thế sẽ giết đến đơn vị bạn", "Bạn" ở đây chính là SĐ-18 và SĐ-25 Quân đội VNCH,quận đội Mỹ đã dùng chiến thuật này trong cuộc hành quân "Lam-Sơn 719"(từ ngày 8-2-1971 đến 25-3-1971)do Tổng Thống Nguyễn-văn-Thiệu ra lệnh và Tướng Hoàng-xuân-Lãm chỉ huy.
Thương cho thân lính VNCH.
Chết trong ấm ức kẻ ngu cầm đầu.
Trên nguyên tắc chỉ huy Tướng Minh làm đúng,nhưng sau lý giải Cuộc HQ-719 cho nên Tướng Minh phủi tay để mặc cho Tướng Hiếu hành động giải vây Chiến-Đoàn 8 đương bị bao vây,hơn 5.000 nhân mạng sao để cho B-52 thả bom dập chứ ? Nên Tướng Hiếu đích thân vào vòng vây giải cứu đồng đội,tình "Huynh đệ chi binh" thật thấm thiết trong lúc này,ra lệnh triệt thoái hành quân,rút lui tất cả các đơn vị trong trật tự theo quy hoạch tác chiến,quả thật Bộ chỉ huy Quân-Đoàn III (Nguyễn-văn-Minh) và cố vấn Mỹ không tiếp tay yểm trợ phi vụ thả bom theo yêu cấu của Tướng Hiếu là thả bom chận địch trên QL.13 từ Snoul đến Lộc-Ninh (Lý do cố vấn QĐ III không gọi B-52 là vì nếu B-52 đến họ sẽ làm nhiệm vụ tựa như ở Hạ-Lào).Nhưng Tướng Hiếu đã dự trù sẳn,Chuẩn tướng Trần-quang-Khôi trợ lực tiếp cứu từ Lộc-Ninh theo QL.13 đánh thẳng đến Snoul.Kể như đây là cuộc rút quân thành công,vì mổi cuộc rút quân đều bắt đầu từ sự thất bại,nhưng thất bại ở đây không do người kế hoạch chỉ huy mà do ở người quyền thế to hơn,tướng Nguyễn-văn-Minh và cố vấn Mỹ.Chúng ta đọc tiếp bài của Phan-nhật-Nam sau đây:
Ngày 4 tháng 1, 1971 kế hoạch “điệu hổ” bắt đầu với Chiến Đoàn 9 gồm Trung Đoàn 9/SĐ5BB, Tiểu Đoàn 74 BĐQ, Chi Đoàn 1 Chiến Xa, và Đại Đội 5 Công Binh vào vùng hành quân. Nhưng địch quân quả tình rất tinh khôn nên luôn tránh né giao tranh, mãi đến hai tháng sau mới có chỉ dấu quân cộng sản bắt đầu dấn vào bẫy sập.(Như chúng ta thấy Ông Trời thường hay giúp Việt cộng,hay bọn nằm vùng tiếp tay cho CS ?). Một biến cố bất lợi vô cùng quan trọng xẩy ra: Ngày 23 tháng 2/1971, trực thăng chở Tướng Đỗ Cao Trí bị phát nổ - Vị tư lệnh chiến trường tử nạn vào giai đoạn quan yếu quyết định của chiến dịch – Ngày 8/3/71, Địch quân bắt đầu pháo kích vào vị trí đóng quân của Chiến Đoàn 9, một cây số Tây- Nam Snoul. Cùng lúc Mặt Trận Hạ Lào, Lam Sơn 719 nơi phía bắc bị lâm vào thế bế tắc. Tướng Nguyễn Văn Minh thay thế Tướng Trí giữ chức tư lệnh quân đoàn đồng ý tiếp tục kế hoạch “nhử địch” của Tướng Hiếu nhưng không mấy sốt sắng. Phần vì không phải kế hoạch của chính ông; phần không đủ bản lãnh để theo đuổi một kế hoạch sẽ có nhiều diễn tiến mở rộng, khó lường trước (Sẽ phải xử dụng hai sư đoàn 18, 25 trong trường hợp Bắc quân tập trung cấp sư đoàn). Liên tục trong những ngày tháng 3 hai bên vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến chiến trường để sửa soạn một cuộc tấn công quyết định. Tướng Hiếu lệnh cho Trung Đoàn 8/SĐ5BB, thay thế Trung Đoàn 9, lực lượng mới cải danh thành Chiến Đoàn 8, các thành phần tăng phái, Biệt Động Quân, Thiết Kỵ không thay đổi. Với quân số gần 5000 người, được yểm trợ bởi Không Lực Hoa Kỳ, Tướng Hiếu trải rộng vùng hành quân cốt lùa cho được địch quân vào bẫy sập. Ngày 26/5/71 cộng quân ra mặt tấn kích Snoul nhưng bị quân trú phòng đánh bật ra. Ngày 27/5 địch chuyển hướng tấn kích sang mặt phía tây; và ngày 29 đánh vào trung tâm chỉ huy của Chiến Đoàn 8 với quân số cấp trung đoàn phá hủy hệ thống truyền tin, đài kiểm báo. Tướng Hiếu yêu cầu Tướng Minh xử dụng quân trừ bị của quân đoàn phản công với đa số áp đảo như kế hoạch đã dự trù. Cố Vấn Mỹ khuyến cáo Tướng Minh đừng thi hành yêu cầu của Tướng Hiếu với lý do: “Hãy đợi quân Việt Cộng tập trung đông rồi dùng B52 tiêu diệt.” Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu không thể chấp thuận kế hoạch nầy, vì nếu thế B52 sẽ gây thiệt hại cùng lần cho quân bạn. Ông chỉ yêu cầu B52 dội bom dọc theo lộ trình rút quân (Quốc Lộ 13 từ Snoul về Lộc Ninh), và nếu không áp dụng kế hoạch dự trù sơ khởi (dùng quân viện phản kích) thì hãy cho lệnh rút Chiến Đoàn 8 khỏi Snoul (PNN). Ngày 30 tháng 5/1971,Tướng Minh phủi tay với lời bất nhẫn: ”Anh muốn làm gì thì làm!!”, Tướng Hiếu đáp máy bay xuống Snoul nơi Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 8 đang trong tầm súng bắn thẳng của cộng quân, đích thân ra lệnh triệt thoái đến với tất cả cấp chỉ huy những đơn vị tham chiến, sau khi biết rằng lời yêu cầu của ông xin B52 yểm trợ cuộc hành quân rút lui đã bị bộ tư lệnh quân đoàn và cố vấn Mỹ bỏ qua. (NVT sđd, trg 411) Tuy nhiên, cuộc lui binh khỏi Snoul cũng được hoàn tất (dẫu với tỷ số thiệt hại 1/3 quân số, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 8 tử trận), bởi các đơn vị vẫn giữ được đội hình chiến đấu trong lúc triệt thoái, duy trì khả năng tác chiến sau lần tổn thất do tất cả những người chỉ huy, binh sĩ các cấp đồng biết rằng: Vị Tư Lệnh Sư Đoàn luôn ở với họ trong những giờ phút nguy nan nhất. Cuộc lui quân thành công cũng vì được Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi trợ lực tiếp cứu từ Lộc Ninh theo Đường 13 đánh lên Snoul. Cuối cùng, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu sau lần triệt thoái phải ra tường trình trước Quốc Hội vì lỗi đã để thất trận Snoul. Trận Hạ Lào, Lam Sơn 179 (tháng 2/ 1971): Một Thiết Đoàn Kỵ Binh; một Liên Đoàn Biệt Động Quân; một sư đoàn bộ binh hàng đầu của quân lực; hai đơn vị tổng trừ bị quốc gia: Sư Đoàn 1 Bộ Binh; Sư Đoàn Nhảy Dù; Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đồng bị đem làm vật thí nghiệm cho những “chiến lược gia hạng ba, hạng tư”, những tướng lãnh bất tài, vô dụng. Lẽ tất nhiên không thể không kể những viên “tướng” gọi là “Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia; Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực; Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Quốc Gia; Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia; Bộ Trưởng Quốc Phòng; Tổng Tham Trưởng.” Những kẻ xây dựng “công danh” trên máu xương Người Lính – của rất nhiều Người Lính.(PNN)
Quỹ Tiết Kiệm Quân Ðội
Ngày 14 tháng 7, 1972. Ðài Truyền Hình Việt Nam tại Sài Gòn đã nổ phát hiệu trận tuyến không kém phần uy mãnh: Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Phụ Tá Ðặc Biệt Phó Tổng Thống Ðặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng, Tổng Thư Ký Ủy Ban Ðiều Tra Ðặc Biệt về Quỹ Tiết Kiệm Quân Ðội (QTKQÐ) tuyên bố bản tường trình sau ba tháng làm việc. Nhưng oan nghiệt thay, chỉ hơn hai năm sau, Người thắp sáng ngọn lửa cho quê hương đồng lâm cơn bức tử đau buồn trong ngày 08-4-1975.
Bắt đầu từ tháng Giêng năm 1968, mỗi quân nhân các cấp thuộc chủ lực quân và địa phương quân QLVNCH đồng bị khấu trừ 100 Ðồng vào tiền lương mỗi tháng. Với quân số khoảng 1 triệu,như thế số tiền kia chỉ sau một thời gian ngắn trở thành một tổng giá trị to lớn mà không một tổ chức hay hiệp hội thương mại, kỹ nghệ nào trong nước có thể sánh được. Và nếu như chỉ dùng tổng số tiền nầy mở những trương mục ký thác cố định,thì sinh lãi rất cao(PNN).(Sau khi bị phanh phui tiền QTKQĐ được hoàn trả lại quân nhân với lãi suất 3/100,đến cuối năm 1973 lãi suất định kỳ 2 năm là 24/100,một dấu hiệu thông báo:"Bọn tham nhũng sắp bỏ chạy"),vậy "Bọn tham nhũng là Ai?(LKC).
Tham nhũng không chỉ xẩy ra trong những giới chức cấp cao, nhưng tràn lan khắp nơi, từ một viên sĩ quan trung cấp giữ đơn vị chiến đấu, nay chuyển qua chức vụ chỉ huy hành chánh - “Tướng Hiếu chú thích với viên chức sứ quán (Mỹ): “Tướng Minh, Tư Lệnh Quân Ðoàn III bổ nhiệm Ðại Tá Mạch-Văn-Trường vào chức vụ Tỉnh Trưởng Long Khánh là để nắm trong tay một thương vụ lâm sản đem lại nhiều lợi tức.”(PNN).
QTKQĐ được ủy thác trọn quyền cho Bộ trưởng Quốc phòng Đại Tướng Nguyễn-văn-Vỹ và trợ lý đắc lực Tướng Đặng-văn-Quang với trên 300 nhân viên biệt phái từ quân đội (Chúng ta phải biết đây là những thân nhân hoặc những người hối lộ để khỏi ra chiến trường,nguồn hối lộ lớn cho bọn tham nhũng trong QĐ/VNCH)(LKC).
Đây là lời của vị Chủ Tịch Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng với viên Phó Đại Sứ Mỹ về :"Chính quyền có quyết định đối với vận mệnh Việt-Nam",và đề tài tham nhũng Việt-Nam trở thành đề tài của cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại Mỹ.Nhưng dù sao công việc của Tướng Hiếu cũng còn đứng dưới Tổng thống Nguyễn-văn-Thiệu.Dù là với bản lãnh con người tiết tháo của Phó Tổng Thống Trần-văn-Hương đôi khi phải lâm vào tình thế khó xử mà Tướng Hiếu có nhận xét :"Phó Tổng Thống Hưnơg không có thái độ cứng rắn.Ông ngại ngùng chạm đến Tổng Thống Thiệu và Tướng Quang (phụ tá chính trị của Thiệu,sau khi phát giác Huỳnh-văn-Trọng,cố vấn chính tri của Thiệu là Việt cộng.Thiệu và Quang là đồng khóa I ,Khóa Quốc trưởng Bảo-Đại của Trường Võ Bị Quốc Gia).Một hôm,Tướng Hiếu trình hồ sơ về một dân biểu rõ ràng có hành vi tham nhũng,Phó Tổng Thống ghi nhận là dân biểu của "Khối Thân Chính Quyền" vì ngày hôm trước người nầy đã dùng cơm với Tổng Thống.Phó Tổng thống khuyến cáo (Tướng Hiếu) không nên theo đuổi vụ nầy.Một vụ khác,Tướng Hiếu báo cáo:"Đại-tá Phạm-kim-Quy,chỉ huy khối Tư Pháp Tổng nha Cảnh Sát,về hành vi tham nhũng lớn trong Sở Di Trú,thuộc nhánh của "Khối Sở Di Trú",Phó Tổng Thống tỏ vẻ ái ngại không muốn theo đuổi vụ nầy vì Đại tá Quy là người thân cận của Tướng Đặng-văn-Quang.(PNN).Như chúng ta thấy,lời vừa trình bày ở trên,Ông Hương cũng phải nể mặt Tướng Quang phần nào,viết tới đây tôi chợt nhớ lại vụ bắt một thuyền chở bạch phiến bị bắt tại Bến Cầu-Đá Nha-Trang bởi một tàu PCF hải quân,lúc này tôi đương học tại Trường SQHQ/NT(đầu năm 1973),trong vụ này Phó Tổng Thống Hương ra thanh lý và sự việc được giải quyết:"Một vài bao bạch phiến đốt tượng trưng tại chợ Bến-Thành Saì-Gòn,phong trào Cha Thanh xuống đường nêu danh rõ ràng "Nguyễn-văn-Thiệu buôn bạch phiến",điều này chứng tỏ Chính quyền Miền-Nam có "TỰ DO" thật sự,kết qủa đến sau ngày 1-9-1973 tôi ra trường nhận nhiệm sở tại Duyên Đoàn 21/Đề-ji mới nhận biết:"Chỉ huy phó DĐ21 Trần-đăng-Độ nguyên là Chỉ huy trưởng Đài Kiểm Báo 203 hướng dẩn tàu PCF bắt thuyền buôn bạch,sự ân thưởng cho họ là một người đi Năm-Căn/Cà-Mâu,một người đi Đề-Ji/Phù-Cát đều là đơn vị tác chiến.Sau Hiệp-định Paris ngày 23-01-1973,viện trợ quân sự cho VNCH giảm xuống khoảng 50/100 mổi năm,năm 1973 là 2,1 tỷ,năm 1974 còn 1,4 tỷ,năm 1975 chỉ còn 700 triệu,bởi chiến phí 700 triệu này,cho nên Ông Thiệu viện nhiều lý do xin hoàn tất 300 triệu còn lại trong năm 1975,Ông Thiệu thật đúng là người "Thông minh mưu lược,tham mưu đầy đủ",nhưng rất tiếc ?.
Đến tháng 10-1973 Trung ương đảng Hà-Nội ban hành Nghị quyết 21 (biến thành nghị quyết 12 của Trung ương Cục Miền Nam):"Quyết chiếm Miền Nam bằng vũ lực,giành thắng lợi từng phần,.Tiến tới thắng lợi cuối cùng".Sau một năm hơn,Mặt trận Phước -Long bùng nổ ngày 13-12-1974.Lần đầu tiên sau Hiệp-định Paris,một tỉnh Miền-Nam bị cưỡng chiếm.Bộ Quốc phòng Mỹ liền đưa ra phương án:1/Tăng cường thám sát trên không phận Bắc-Việt.2/Chuyể hướng hoạt động của Hàng không mẫu hạm Enterprise thay vì đến Ấn-Độ-Dương nay hướng về Vịnh Bắc-Bộ.3/Khai triển phi cơ chiến đấu F4 đến Phi và Thái-Lan,đưa B-52 từ Hoa-Kỳ đến Guam.
Như trên ta đã thấy,Mỹ đã chuẩn bị cho cuộc chiến sau khi Phước-Long tràn ngập CS,mối lo cho Thiệu về hình ảnh Tổng Thống Ngô-đình-Diên năm 1963.
Ngày 2-4-1975,Nguyễn-văn-Thiệu bay ra Phan-Thiết,nhận bàn giao với Tướng Phạm-văn-Phú về những thành phần của Quân-Đoàn II và Quân-Đoàn I từ ngoài Trung tán loạn về,một hình thức tước quyền Tướng Nguyễn-văn-Phú và nắm trọn quyền chỉ huy những người từ QĐII về,giảm bớt lo âu vì đã giao quân vào tay của một người dũng lược, trung chính như Tướng Hiếu,nay ông Thiệu sửa lại quyết định: "Thiếu Tướng Hiếu khẩn bàn giao chức tư lệnh tiền phương lại cho Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, viên tư lệnh Quân Ðoàn IV vừa bị mất chức bởi tội tham nhũng mấy tháng trước". Chưa yên tâm về Tướng Hiếu, sáng ngày 6 tháng Tư, 1975; Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu triệu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu về Dinh Ðộc Lập. Sáng ngày 8-4-1975, phi công Nguyễn Thành Trung lái chiếc F5E trút bom xuống Dinh Độc-Lập. Cùng ngày 8, Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, cựu Tư Lệnh Sư Ðoàn Sư Ðoàn 23 hơn tháng trước đây ở Ban Mê Thuột,được chỉ định chức Tham Mưu Trưởng Quân Ðoàn III mang một số lính thân tín (từ Quân Ðoàn II xuống) đến thay thế toán quân cảnh an ninh gác bộ tư lệnh.Như thế kế hoạch của Thiệu dã hoàn toàn vô hiệu hóa toàn bộ chỉ huy lãnh đạo của Quân-Đoàn III,thay thế bằng những người của Quân-Đoàn II trung thành với Thiệu,như thế cũng cho chúng ta thấy Chuẩn Tướng Lê-trung-Tường mới thật là người trung tín của Thiệu,còn Tướng Phú đến giờ phút chót mới nhận rõ Thiệu là Ai ?
Có tiếng nổ từ văn phòng của Tướng Hiếu- Hai chứ không phải một - theo lời một nhân chứng bất ngờ (Trung Tá Vĩnh Hồ từ Quân Ðoàn II xuống, đang ngồi đợi trình diện Tướng Toàn ở phòng bên cạnh văn phòng Tướng Hiếu).(bút ký NVT).Cái chết của Tướng Hiếu có 2 gỉa thuyết:Tướng Hiếu chết vào 12 giờ trưa và Tướng Hiếu chết vào 6 giờ chiều.Nếu chết vào buổi trưa thì vô hiệu hóa trách nhiệm cho Chuẩn tướng Lê-trung-Tường,và nếu Tướng Hiếu chết vào khoảng 6 giờ chiều thì cần đặt vấn đề với Tướng Tường).
Trung tá Quyến (Chỉ huy trưởng Quân cảnh/QĐ III):"Tướng Hiếu chết vào khoảng 6 giờ chiều.Ngày hôm đó (8-4-75),Chuẩn tướng Lê-trung-Tường đem một toán quân mặc đồ trận đến BTL/QĐIII đuổi hết quân cảnh thuộc quyền ông đi nơi khác.Chiều hôm đó,sau khi tắm xong khoảng 6 giờ rưỡi chiều,Trung tá Quyến ghé vào bộ tư lệnh thì thấy Tướng Hiếu còn ngồi tại bàn giấy trong văn phòng".Trung tá Quyến tiếp:"Khi vào điều tra vụ án,ông sợ cho tính mạng nhân viên quân cảnh tư pháp của ông,nên phải kéo thêm nhóm cảnh sát của Đại úy Thịnh-văn-Phúc,cùng nhóm CTCT của Đại tá Nguyễn-hùng-Khanh vào điều tra để giảm bớt trách nhiệm,áp lực từ trên giáng xuống.(NVTsđd trg 139Hiếu).
Bài viết này không phải để điều tra cái chết của Tướng Nguyễn-văn-Hiếu,mà tôi chỉ muốn nhắc lại qúa trình của những anh hùng liệt sĩ và những nhân kiệt xuất sắc Việt-Nam,anh hùng thì nhiều không kể xiết,họ đã thật sự hy sinh cho Tổ-Quốc Việt-Nam,vì hận thù câm tức bọn tay sai mà gây ra trận chiến 2 miền Nam-Bắc,vì ghét lủ bán nước mà ANH EM NAM BẮC phải giết lẩn nhau,mẹ Việt-Nam thật sự đau buồn cho những đứa con ngỗ nghịch này qúa tin lời bọn vong bản.Ngày nay tay sai đã lộ mặt,nhưng nhân dân Việt-Nam vẩn còn nhiều người mê muội tin theo lời bọn tay sai bán nước,như chúng tôi "Người chiến sĩ VNCH" vẩn còn nhiều người tin Nguyễn-văn-Thiệu là chiến sĩ "chống cộng thật sự",họ thường đem câu nói của Thiệu để nhắc nhở những ai nói xấu Thiệu."Đừng nghe những gì cộng sản nói mà phải nhìn những gì cộng sản làm, nhưng Thiệu đã làm những gì cộng sản muốn".Nguyẽn-văn-Thiệu giao trọn Tây-Nguyên cho Việt cộng.Nếu Miền Nam không có Nguyễn-văn-Thiệu,thì Việt-Nam Cộng-Hòa không mất.Nếu Việt-Nam không có Việt-Minh thì chưa chắc Võ-nguyên-Giáp biết được vùng Tây-Nguyên là "Cột Sống"của nước Việt-Nam.Chiến thuật của Võ-nguyên-Giáp là chiến thuật cắp lốm "Chiến thuật Biển Người" của Trung cộng,vẩn lấy sự hy sinh của bộ đội làm bước tiến thân cho bọn cầm quyền cộng sản Hà-Nội,Nguyễn-tấn-Dũng tự dưng đem Tây-Nguyên hiến cho Tàu cộng dưới dạng trao trát khai thác bauxìt,mà Dũng không biết mảnh đất này Bộ Đội Việt-Minh đã sanh tử bảo vệ tạo dựng Mật khu Kháng Chiến chống Pháp,nay chính Dũng,cộng sản Việt-Nam,lại mở đường cho Trung-Quốc xâm lăng trong âm mưu "Thực dân mới thời đại". Dân tộc Việt-Nam,những ai muốn đất nước Việi-Nam yên ổn,nên cố gắng giữ cho bằng được Tây-Nguyên.
Miền-Nam Việt-Nam Cộng-Hòa,Tướng Đổ-cao-Trí và Tướng Nguyễn-văn-Hiếu đã cố công gầy dựng an bang với những trận chiến oai hùng,chiến trận có lúc thắng lúc suy,nhưng trong lúc cận cùng,Tướng Trí và Tướng Hiếu cố tìm cách đưa đồng đội rút lui an toàn theo chiến thuật,như trận tại đèo Mang-Yang quốc lộ 19 cứu toán Dân Sự Chiến Đấu 2 (DSCĐ2) gần 220 người rời vùng bao vây CQ một cách an toàn.Và trận rút quân khỏi thị trấn Snoul trên lãnh thổ Campuchia,dưới áp lực tấn công của địch và sự áp chế của bọn nằm vùng trùng hợp kế hoạch "Lật tẩy nằm vùng" của Mỹ bao trùm lên Chiến Đoàn 8/SĐ5,bắt buộc Tướng Hiếu phải nhảy vào vòng vây chỉ huy tháo lui,tuy thất thoát 1/3 quân,nhưng chiến đoàn 8/SĐ5 Thiết kỵ của Tướng Hiếu vẩn giữ được niềm tin của chiến hữu.Tổn thất ở trận này là do Tướng Nguyễn-văn-Minh nghe lời cố vấn Mỹ Quân Đoàn Trưởng QĐIII ,không chịu theo kế hoạch "Điệu hổ ly sơn" của 2 Tướng Trí-Hiếu,đưa SĐ18 và SĐ25 đến để giai vây và trấn áp diệt địch,bởi thế Tướng Hiếu,Tư lệnh Sư Đoàn phải nhảy vào vòng vây của địch,điều động Anh-Em chống trả và rút lui,tinh thần chiến sĩ vì đất nước Việt-Nam.VIỆT-NAM CỘNG-HÒA.Chiến sĩ Nguyễn-văn-Hiếu đã làm được và nhiều người Việt-Nam cũng sẽ làm được.Hào kiệt Việt-Nam không bao giờ thiếu,con dân Việt-Nam sẽ vô hiệu hóa những kẻ thù đang ngụy trang ẩn tàng tại vùng Tây-Nguyên,dọc theo Bờ Biển,trên Đồng Bằng Miền-Nam và ngay cả 10 ngàn ngôi mộ trong 20 ngàn ngôi mộ hiện có ở Bình-Dương.Việt-Nam đương bị bao vây và sẽ bị xâm lược trong cái tình anh em cộng sản với Trung-Quốc,một "Thực Dân mới Thời Đại" của Thế kỷ 21.Những người được dựng lên thành nhân vật xuất sắc trong thời cận đại của chúng ta,vang danh lẫm liệt,khí thế cồn cồn,được tiếng vang khắp xứ qua những truyện "Thư hùng",nghe thật hào hứng êm tai,đã trở thành những con người huyền thoại của một thời,làm cho người Việt ta ngao ngán than phiền trong một lời vô tư trong câu chuyện "Trống mái" của những kẻ mưu mô.
Được-Lời (LKC).Ngày 10-11-2013


Việt-Nam ngậm-ngùi
Miền Bắc mưu mô sẳn thế cờ.
Một lòng cương quyết chiếm Miền-Nam.
Nên Đồng cam tâm đành bán đảo.
Hồ gìa mủm mĩm cái gật đầu.
Bày ra trận Giải-Phóng Miền-Nam.
Để che mắt cộng-đồng quốc-tế.
Đến nay sự việc đều tỏ rõ.
Việt-cộng chính danh tên bán nước.
Miền-Nam thế sự nhiều biến đổi.
Bọn tướng lãnh Minh Khiêm gây rối.
Chỉ sáu triệu đồng tiền Miền-nam.
Chúng cam lòng giết ngài Tổng Thống.
Bởi tay thiếu tá Nhung hèn hạ.
Giết cả ngài Tư lệnh hải-quân.
Hồ-tấn-Quyền ở tại Vũng-Tàu.(1)
Dựng lên nền Đệ Nhị Cộng-Hòa.
Bầu lên Tổng-Thống Nguyễn-văn-Thiệu.
Có ông cố-vấn Huỳnh-văn-Trọng.
Tên cộng-sản nằm vùng thứ gộc.
Kể cả ông đại tá truyền tin.
Đầu nảo thông tin của quân-đội.
Cũng là tên cộng-sản nằm vùng.
Đều do Nguyễn-văn-Thiệu đưa lên.
Người trách nhiệm có lòng uất-trắc.
Quân-đội như thế an toàn không ?
Không những riêng quân đội Miền-Nam.
Mà luôn cả Đồng-Minh nước bạn.
Tất cả trong tình hình bối rối.
Nghỉ sao đây về người lãnh tụ ?
Trong một nước đương có chiến tranh.
Súng viện trợ rơi vào tay địch.
Với câu chuyện "Còi hụ Long-an".
Cho ta thấy địch đã nằm vùng.
Nằm sẳn trong "chỉ-huy lảnh-đạo".
Ta không màng câu chuyện xẩy ra.
Nhưng Đông-minh không hề bỏ cuộc.
Phải giải quyết cho êm sự việc.
Nên thế cuộc có phần biến đổi.
Thiệt thòi trước mắt quân đội Mỹ.
Quân Mỹ chết trên năm chục ngàn.
Để đề phòng bất trắc xẩy ra.
Nên Mỹ bày ra trận thế mới.
Nhầm giải quyết tình-hình Miền-Nam.
Cũng để trừ những kẻ nằm vùng.
Đầu mùa xuân một chín bảy một.(2)
Với chiến-dịch bảy trăm mười chín.
Tổng-thống Thiệu ra lệnh tấn công.
Quân Việt-Cộng đóng trên đất Lào.
Mở đầu cho chiến dịch Lam-Sơn.
Quân đội ta đánh qua đất địch.
Mặt bề ngòai đánh quân cộng-sản.
Trên thực-tế giải vay Khe-Sanh.
Để lính Mỹ rút lui an toàn.
Hoàn thành Việt-Nam hóa chiến tranh.
Trong thế trận chiến tranh Hạ-Lào.
Quân ta chết cũng nhiều vô kể.
Bởi trận thế da beo hổn độn.
Quân cộng quân ta kề lẩn nhau.
Nên khi ta gọi máy bay đến.
Bom thả xuống chết cả một chùm.
Xem xét lại chỉ toàn người Việt.
Mẹ ngậm ngùi khóc nước Việt-Nam.
Ghi chú:
1.-Ngưới giết Hồ-Tấn-Quyền:Nguyễn-kim-Hương-Giang.
2.-Hành quân 719,từ ngày 8-2-1971 đến ngày 25-3-1971.
LkChương (may-22-2012)