Friday, May 31, 2013

Đắng đo

Đắng đo
 
Đạo đấu đạo đèo đâu đúng đạo.
Đường đối đường đáo đến đâu đường.
Đanh đua đáo đở đầu đội đỏ..
Đang đèo đu đủ đứt đuôi đeo.
Đảng đu đáo đở đeo đuôi đứt.
Đập đầu độn đất đạo đần đù.
Đần độn đâu được điều đích đáng.
Đạo đức đanh đua được đắng đo.
 
 
Đạo bất như bất đạo
 
Đạo đời đạo tặc đâu cùng đường.
Đường đi hướng sẳn lắm chông gai.
Cặm cụi mãi theo rồi sẽ đến.
Tranh giành đâu được chuyện hơn thua.
Bám chi Cụ Đổng đang thời héo.
Té xuống dập đầu cả bọn đu.
Phải tường thế sự đời đang đổi.
Theo thời thuận thế mới ra khôn.
 
Được-Lời (LKC) Ngày 31/05/2013

Monday, May 27, 2013

Cồn chi giữa giòng

Cồn chi giữa giòng
 
Nước sao lơ lửng đục ngầu.
Sông kia vẩn chảy chạnh sầu lòng ai.
Mong rằng thời được thái lai.
Qua cồn lấy nước miệt mài chăm chuyên.
Amh bơi trôi dạt liên thiên..
Trong cơn nước rút sao thuyền được yên.
Nước ròng tận mức lại lên.
Thuyền anh trôi dạt bấp bênh giữa giòng.
May anh không vấn lòng vòng.
Thuyền con chập chểnh theo giòng tắp lên.
Thời may anh gặp lúc hên.
Em đang lấy nước đưa lên máng thuyền.
Phải kiên chờ đợi ngồi thiền.
Chớ nên lơ đảng mắt liền dáng em.
Xong rồi em gọi đến xem.
Đôi ta chung sức múc thêm vài thùng.
Nước đầy ta sẽ tính chung.
Không màng anh đã có cùng bao nhiêu.
Mau lên sắp hết buổi chiều.
Cồn ni sẽ lấp nước liền mặt sông.
Nước này chẳng phải nước trong.
Lẽ sao anh muốn thùng không mang về.
Chờ khi gió tạnh nào dè.
Thuyền anh vẩn cứ lè phè trên sông.
Mấy thời trời được mây trong.
Mau lên kẻo trể người lòng của em.
 
Được-Lời (LKC) Ngày 27/05/2013
 

Friday, May 24, 2013

Luật Hồng-Bàng

Luật Hồng-Bàng

Nói về luật thì ta phải biết đó là những quy ước mà tất cả mọi người phải tuân theo và tôn trọng,luật nhầm "Ổn định xã hội" đưa xã hội đến chổ có trật tự và thái bình.Luật thì có luật thành văn và luật không thành văn,trong luật không thành văn,như phong tục tập quán và quan niệm đạo đức.Trong bài viết này có liên quan đến lịch sử,nên tôi dựa vào lịch sư để trình bày theo quan điểm và nhận xét riêng cá nhân tôi,như câu chuyện tự tình "Tự vấn tự đáp".Trong bài này tôi đưa ra 3 vấn đề: 
A.-Vua Hùng-Vương bắt đầu từ năm nào?
B.-100 người con của Lạc-long-Quân và bà Âu-Cơ?
C.-Họ Hồng-Bàng  có bao nhiêu người ?Luật Hồng-Bàng?
Qua 5 quyển sử tôi xin ghi gọn lại:
1.-Quyển "Việt-Nam sử lược" của ông Trần-trọng-Kim xuất bản năm 1919 rỏ ràng và chi tiết,vì có ghi chú rỏ sự việc theo lịch tây,ông luận họ Hồng-Bàng có từ thời Lộc-Tục cho nên ông tính có 20 đời vua trong thời đầu lập quốc,khi nói đến Lạc-long-Quân ông nói đến vào năm tân mảo 1109tcn (thời Chu-thành-Vương.Tây-Chu) Việt-Thường thị đem dâng chim trỉ,theo phu-đạo (con sinh lấy họ cha) lập con trưởng lên làm vua gọi là Hùng-Vương,Họ Hồng-Bàng bắt đầu từ năm nhâm-tuất và mất vào năm qúy mẹo,nên ông viết họ Hồng-Bàng (1879tcn-258tcn ),gồm Kinh-dương-Vương,Lạc-long-Quân với 18 đời vua Hùng-Vương,đến đời vua Hùng-Vương thứ 18 mất bởi Thục-Phán,người Ba-Thục,ông nói rỏ Ba-Thục này không phải đất Tàu,Triệu-Đà là người Việt mặc dầu ông có ghi Triệu-Đà làm quan nhà Tần.Ông Trần-trọng-Kim đề cập quyển "Đại-Việt sử lược" là quyển sử đầu tiên của Việt-Nam.Trong quyển sử này ta thấy,Thục-Phán và Triệu-Đà rõ thực là người Tàu,nhưng Trần-trọng-Kim còn do dự không qủa quyết,thứ hai quyển "Đại-Việt sử lược"(1377-1388) viết sau quyển "An-Nam chí lược"(1335),Ông còn xác định họ Hồng-Bàng gồm 20 đời là điều ta thấy tác gĩa chỉ suy luận theo ý riêng của Ông,vì chính trong quyển sử này Ông viết "Lạc-long-Quân lên làm vua,đặt luật "Người làm vua gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng",rõ thực Ông chưa đọc qua quyển "An-Nam chí lược".Vì là quyển sử đầu tiên viết bằng Việt ngữ,có ghi chú lịch âm qua lịch tây rỏ ràng,nên có ít nhiều ảnh hưởng đến những quyển khác dịch lại sau này,hầu như các quyển viết sau đều thống nhất họ Hồng-Bàng (2879tcn-258tcn),nói rõ hơn trong sử chỉ ghi họ Hồng-Bàng từ năm nhâm-tuất đến năm quý-mẹo.
2-Quyển "Đại-Việt sử lược" viết trong năm(1377-1388),tác giả Khuyết danh,dịch giả Nguyễn-gia-Tường (1972),xuất  bản năm (1993) ghi:
-Vào thời Hoàng-Đế bên Tàu 15 bộ lạc Việt-Thường không thuộc châu quản trị của Hoàng-Đế.
-Vào đời Chu-thành-Vương thời Tây-Chu,ở Việt-Thường có người đem dâng chim trỉ.
-Vào đời Chu-trang-Vương(692tcn-682tcn) thời Đông-Chu,ở Gia-Ninh có người lạ dùng tà thuật quy phục các bộ lạc tự xưng là Hùng-Vương,đóng đô ở Văn-Lang(sách sử khác ghi là Phong-Châu),quốc hiệu là Văn-Lang,truyền được 18 đời vua,Việt-câu-Tiển(505tcn-465tcn) thường sai sứ sang dụ,vua Hùng-Vương chống cự.Cuối đời vua Hùng-Vương thứ 18 bị Thục-Phán đánh bại,chấm dứt họ Hồng-Bàng,Thục-Phán lên ngôi gọi là An-dương-Vương (258tcn-207tcn),đóng đô ở Phong-Khê,quốc hiệu là Âu-Lạc.(Trong quyển sử này ta thấy ghi vua Hùng-Vương bắt đầu từ thời Chu-trang-Vương,Đông-Chu,không hộp lý,vì đoạn trước chép thời Chu-thành-Vương Việt-Thường đã lập quốc sao lại 400 năm sau mới xuất hiện vua Hùng-Vương,vì không tên tác giả nên chuyện sử có vẻ hồ đồ chăng).
3-Quyển Đại-Viêt sử ký toàn thư viết trong năm (1679) tác giả Lê-văn-Hưu,Phan-phu-Tiên,
Ngô-sĩ-Tiến,dịch giả:Viện khoa-học xã hội Việt-Nam(1985-1992),nhà xuất bản Khoa-học Xã-hội Hà-Nội (1993) có nói về chuyện vua Hùng-Vương thứ 6 và vua Hùng vương thứ 18,tất cả câu chuyện không nói rỏ năm nào.Nhưng trong phần giải thích của tác giả có  ghi họ Hồng-Bàng(2879tcn-258tcn),vậy họ Hồng-Bàng có 2622 năm,đồng thời có ghi Chu-thành-Vương thời Tây-Chu vào khỏang năm(1063tcn-1026tcn) (Trong sử Tàu,vua Chu-thành-Vương,Tây-Chu cầm binh phạt vua Trụ,Ân-Thương vào năm 1111tcn,điều này cho ta thấy ghi Chu-thành-Vương (1063tcn-1026tcn) không đúng,trong các sử sách khác đều ghi Chu-thành-Vương (1115tcn-1079tcn) thì phù hợp với thời gian trong sử Tàu hơn) và nhận xét về hôn nhơn giữa Lạc-long-Quân và Âu-Cơ có hợp lễ đạo hay không?Vì 2 người họ đều là cháu của Đế-Minh.Lạc-long-Quân gọi Đế-Minh là ông ngoại (theo mẩu hệ),Âu-Cơ gọi Đế-Minh là cố nội (theo phụ hệ),vậy Lạc-long-Quân là giai cậu của Âu-Cơ,2 người khác họ nên việc hôn nhơn tạm thời chấp nhận.
4-Quyển An-Nam chi lược,tác giả Lê-Tắc viết năm 1335.
Dịch giả:Ủy ban phiên dịch sử lược VN 1960.Xuất bản: Viện đại học Huế 1961 Ghi:Vào đời Chu-thành-Vương(1115tcn-1079tcn) Việt-Thường có 9 lần sang triều cống nhà Chu,Việt-Thường ở phía nam Giao-Chỉ.Năm tân-mẹo 1109tcn có sứ giả đến diện kiến Chu-Công và nói:"Trời không gió bảo mưa to,ngoài biển không nổi sóng dữ đã 3 năm,chắc TQ có thánh nhân trị vị sao chẳng đến chầu.".Chu-Công đáp:"Vui thay,chẳng phải Đán (tên Chu-Công) có tài mà nhờ đức vua Văn-Vương đó",(Chu-Công chính là vua Chu-văn-Vương,người đi sứ chính Sùng-Lãm Lạc-long-Quân).
(Lê-Tắc là cùng bọn với Trần-tíc-Tắc,là tay sai của Tàu,chắc có lẽ vì lý do  này mà Trần-trọng-Kim không thích đọc quyển sử của Ông chăng?).
5-Quyển Khâm-định Việt sử thông giám cương mục.
Soạn giả:Quốc-sử quán triều Nguyễn (1856-1881).Dịch giả:Viện sử học 1957-1960.Viết:Đế-Minh cháu 3 đời Viêm-Đế Thần-Nông nam du đến núi Ngũ-Linh lấy Vụ-Tiên sinh Lộc-Tục,Đế-Minh cho con trưởng Đế-Nghi làm vua phương Bắc,Lộc-Tục làm vua phương-Nam được gọi Kinh-dương-Vương,Lộc-Tục có con là Sùng-Lãm,Sùng-Lãm lên làm vua gọi là Lạc-long-Quân,là tổ tiên Bách-Việt,đặt quốc hiệu Văn-Lang đóng đô ở Phong-Châu,bắt đầu chia nước thành 15 bộ lạc đông giáp biển Nam,tây giáp Ba-Thục,bắc giáp Hồ Động-Đình,nam giáp Hồ-Tồn(Chiêm-Thành).Theo phụ-đạo truyền ngôi cho trưởng nam lên làm vua gọi là Hùng-Vương họ Hồng-Bàng,truyền được 18 đời vua.
Sơ lược về các đời vua bên Tàu (từ Hoàng-Đế đến nhà Tần).Vì sử Việt có tương quan đến các triều đại Tàu,theo sử Trung-Hoa ghi lại như sau:
Hoàng-Đế(2698tcn-2574tcn).
Từ 2574tcn-2333tcn là thời các bộ-lạc tranh quyền.
Nghiêu (2333tcn-2233tcn),100 năm quốc hiệu là Đường.
Thuấn(2233tcn-2183tcn),50 năm quốc hiệu là Ngu,
Nhà Hạ bắt đầu từ vua Vũ(2183tcn-1751tcn),432 năm.
Nhà Thương(Ân-Thương)(1751tcn-1111tcn),640 năm,
Nhà Chu(1111tcn-221tcn) gồm Tây-Chu và Đông-Chu.
Tây-Chu(1111tcn-770tcn),341 năm.
Đông-Chu(770tcn-221tcn),549 năm gồm 2 thời kỳ:
*Thời Xuân-thu(770tcn-403tcn),367 năm và
*Thời Chiến-quốc(403tcn-221tcn),182 năm.
*Nhà Tần (221tcn-206tcn),15 năm.
A-Vua Hùng-Vương bắt đầu từ năm nào?
Nhìn chung về 5 quyển sử ta thấy:4 quyển đầu "An-Nam chí lược"(1335) là quyển sử đầu tiên của Việt-Nam,kế đến là quyển Đại-Việt sử lược(1377-1388),quyển "Đại-Việt sử ký toàn thư"(1679),quyển "Khâm định Việt-sử thông giám cương mục"(1856-1881),đều bằng chữ Hán,được dịch lại và xuất bản sau năm 1956,chỉ riêng quyển "Việt-Nam sử lược" của ông Trần-trọng-Kim viết,xuất bản từ năm 1919 bằng chữ Việt đầu tiên,ghi rõ ràng 15 bộ lạc được thành lập trong thời Lạc-long-Quân Sùng-Lãm,trước đó vùng này gọi là Việt-Thường và Giao-Chỉ.Trong thời Chu-thành-Vương(1115tcn-1079tcn) ở Việt-Thường có đem chim trỉ đến triều cống Tay-Chu.Trần-trọng-Kim ghi họ Hồng-Bàng(2879tcn-258tcn),theo lịch âm ghi "từ năm nhâm tuất đến năm qúy mẹo".Trong "An-Nam chí lược" có ghi sứ giả Việt-Thường đến gặp Chu-Công "ta có thể đoán ra sứ giả này chính là Sùng-Lãm,con Kinh-dương-Vương Lộc-Tục,và thời Chu-thành-Vương (1115tcn-1079tcn)".Dựa vào "Đại-Việt sử lược"(1377-1388) và "An-Nam chí lược"(1335) ta thấy có ghi rõ trong thời Chu-thành-Vương,Việt-Thường có triều cống chim trỉ,trong "An-Nam chí lược" ghi có 9 lần triều cống đều có người thông ngôn,điều này càng rõ hơn Việt Thường có thông giao với Tây-Chu trong thời Chu-thành-Vương.
Chung quy ta thấy sử ghi năm nhâm tuất 2879tcn không đúng,mà phải một năm nhâm tuất nào đó gần đời vua Chu-thành-Vương (1115tcn-1079tcn) thời Tây-Chu.
Muốn biết vua Hùng-Vương bắt đầu từ năm nào ta dựa vào năm nhâm-tuất và năm qúy mẹo.Đó là năm bắt đầu và năm chấm dứt của họ Hồng-Bàng,sách sử Trầ-trọng-Kim ghi họ Hồng-Bàng (2879tcn-258tcn) và đưa lên nhiều dử kiện về vua Hùng-Vương đều xẩy ra trong thời gian gần đời vua Chu-thành-Vương(1115tcn-1079tcn) của Tây-Chu bên Tàu.Chúng ta tính xem:
Năm nhâm tuất trong thời ta đang ở là năm 1982,
*Nếu ta đi lùi lại 51x60 năm ta sẽ có năm 1079tcn
 (năm của Chu-văn-Vương tại vị),
*Nếu ta đi lùi lại 81x60 năm ta sẽ có năm 2879tcn
 (năm bắt đầu họ Hồng-Bàng theo sử đã ghi).
  Năm qúy mẹo trong thời ta đang ở là năm 1963,
*Nếu ta đi lùi lại 37x60 năm ta sẽ có năm 258tcn.
 (năm chấm dứt triều đại Hùng-Vương thứ 18).
Vậy theo sách sử"Họ Hồng-Bàng có từ năm nhâm
tuất đến năm qúy mẹo" ta có thể viết.
"Họ Hồng-Bàng(1079tcn-258tcn)".Tính ra tổng cộng
821 năm,chia đều cho 18 đời vua Hùng-Vương,trung
bình mổi đời khoảng 45 năm.
Để giải thích rỏ ràng hơn,tôi xin đưa tiếp chuyện Phù-Đổng Thiên-Vương 
đánh giặc Ân(thời Hùng-Vương thứ 6) Ân đây có phải là Ân-Thương
(1751tcn-1111tcn) không?Xin trả lời  là không phải.Giặc Ân này có thể là hậu thế của Ân-Thương trước thời Xuân-Thu,thời đó bên Tàu có khỏang 28 nước đánh nhau,sau gôm thành 5 nhóm lớn gọi là Xuân-Thu Ngũ-Bá" gồm cóTề Tống Tấn Tần Sở".Tính thử xem ta sẽ thấy đời vua Hùng-Vương thứ 6 thật sự vào khỏang năm(1079tcn-45x6=809tcn).Đúng vào lúc trước thời Xuân-Thu (770tcn-403tcn) 39 năm.
Những điều kể trên cho ta thấy chắc chắn vua Hùng-Vương thứ nhất của họ Hồng-Bàng bắt đầu từ năm 1079tcn(nhâm-tuất).Nếu chúng ta nhận đây là sự thật thì chính năm này là năm Lạc-long-Quân Sùng-Lãm băng hà (năm nhâm tuất 1079tcn là năm bắt đầu vua Hùng-Vương thứ nhất) và bắt đầu 18 đời vua Hùng-Vương.Ta nên định rõ lại họ Hồng-Bàng (năm Nhâm-tuất 1079tcn đến năm Qúy mẹo 258tcn),tổng cộng 821 năm,trung bình mổi đời vua là 45 năm hợp lý hơn là (2879tcn-258tcn) trung bình mổi đời vua là 145 năm.
B-Chuyện 100 người con của Lạc-long-Quân và Âu-Cơ có thật không?
Theo sử viết Lạc-long-Quân và Âu-Cơ sinh 100 người con,đúng là chuyện không có thật.Nếu người viết sử viết "Lạc-long-Quân và Âu-Cơ có 100 người con" thì chuyện này trở thành có thật trong lịch sử,vậy Lạc-long-Quân và Âu-Cơ thật sự có 100 người con ? Trong Đại Việt sử lược có ghi "Ở Gia-Ninh có người lạ dùng tà thuật làm người dân tin tưởng tôn lên làm vua gọi là Hùng-Vương",chữ tà thuật ngày nay ta có thể hiểu là ảo thuật,ảo thuật làm cho người xem thấy đúng như sự thật,nên việc trình làng 100 người con,hoặc 50 con theo mẹ lên núi 50 con theo cha xuống biển đều là chuyện rỏ ràng trước công chúng.Như trong truyện
Tàu có nói Chu-võ-Vương(cha của Chu-thành-Vương) có 100 người con,Lôi-chấn-Tử là con thứ 100 của Chu-võ-Vương,Ông trọng dân như cha mẹ,trong thời đó dân Tàu kính vua như bậc thánh hiền,xã-hội Chu-võ-Vương và Chu-thành-Vương không có nhà tù,mọi việc đều lấy "Tín và Hiếu" làm đầu,"tín"là giữ lời hứa và tin lẩn nhau,"hiếu"là sự chăm sóc chu đáo,vua hiếu với dân vì xem dân tựa cha mẹ,dân trọng vua quan,vì dân xem vua quan như bậc thánh hiền,đó là cuộc sống thời vua Nghiêu vua Thuấn.Chuyện 100 người con của Lạc-long-Quân là một chứng tích cho tộc Bách-Việt thấy Lạc-Việt (họ Đế thấy họ Hồng-Bàng) cũng có vị vua nhơn-hòa như Chu-võ-Vương,một hành động được gợi ý trong đời sống dân gian để dân hiểu Lạc-long-Quân sánh tựa Chu-võ-Vương nhà Tây-Chu rồi trở thành phong tục tập quán,như vậy ta thấy rõ ràng đây là luật "dân-gian".Một quan niệm lảnh đạo của Lạc-long-Quân Sùng-Lãm,nhầm tránh sự tranh quyền giữa các "Đế" và "Vương",đồng thời cũng để tránh sự ganh tị vì đã sánh "Mình" như Chu-võ-Vương,chỉ bằng hành động chứ không bằng lời nói,đây là một cử chỉ tránh nói lên:"Tài đức của Ta sánh tựa Chu-võ-Vương",nếu nói thế chắc chắn Văn-Lang không khỏi lôi cuốn vào cuộc tranh quyền với các nước lân bang khác.Nếu chúng ta nhận rõ ở điểm này,chúng ta sẽ thấy trí tuệ uyên bác của Lạc-long-Quân và tính bình dị của một "Minh quân".
C-Họ Hồng-Bàng có bao nhiều người ?Luật Hồng-Bàng.
Trước đây 2000 năm,dân ta chưa có văn hóa,(mặc dầu gần đây người Việt ta chứng minh ta có văn hóa,lấy từ việc trống đống thời khởi nghĩa đánh quân Đông-Hán của hai bà Trưng (năm 39-năm 43),điều này cũng không chứng minh được thời Lạc-long-Quân,nước Văn-Lang có văn hóa,rồi tự hào sự thông minh của dân tộc).Trong sử Trần-trọng-Kim có viết "Mãi đến thời Đông-Hán(25cn-220cn) của đời vua Hán-linh-Đế(168cn-189cn) có Lý-Tiến và Lý-Cẩm xin vua Hán cho người Việt làm quan,vào thời Sĩ-Nhiếp(187cn-226cn) làm quan thái thú Giao-Châu,ông là vị quan tốt,cho việc dạy học được phổ biến trong dân gian,lúc này người Việt mới bắt đầu có sự học hành (học chữ Hán).
Ta thấy rõ vào thời Lạc-long-Quân chưa có văn hóa,mổi chuyện ghi nhớ đều theo lối thắc gút,hoặc truyền tụng cho nhau,hoặc hành động cho mọi người thấy để rồi tất cả cùng làm theo,đó là phong tục tập quán.Vậy nói về luật thì cách ghi nhớ như thế nào?
1-Bởi sự truyền miệng.
Sùng-Lãm lên làm vua gọi Lạc-long-Quân,đặt lại mọi thứ không theo vua cha Kinh-dương-Vương,con trai gọi "quan-lang,con gái gọi "mỵ nương",tướng văn gọi "lạc-hầu",tướng võ gọi "lạc-tướng",các quan nhỏ gọi "bồ-chính" theo "phụ-đạo" (cha truyền con nối,theo Trần-trọng-Kim),ngôi vua truyền cho con trưởng nam làm vua gọi là Hùng-Vương họ Hồng-Bàng.(luật thứ nhứt)
"Người làm vua gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng".Đây là luật rất quan trọng trong cả 18 đời vua Hùng-Vương,quốc hiệu vẩn Văn-Lang,vua vẩn gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng.Biểu tượng một triều đại thống nhất và cố định,một quan niện chính trị mà Lạc-long-Quân Sùng-Lãm đặt ra tự động bãi trừ quyền mẩu hậu sau này của các triều kế tiếp không thể thay đổi họ của nhà vua,xem lại phần ghi chú Lâm-Ấp và Hoài-Vương của Chiêm-Thành trong mục Bắt thuộc III.(*2).Vì xã-hội thời này theo mẫu hệ,nên tất cả con cái đều mang họ mẹ,bởi thế câu nói "Người làm vua gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng" trở thành luật cho 18 vị vua sau Lạc-long-Quân,tất cả đều gọi vua Hùng-Vương họ Hồng-Bàng,còn nhưng anh em khác của nhà vua vẩn theo họ mẹ để hợp với luật của xã-hội.Các vị luật sư chắc hiểu rõ về luật này,"Luật phải áp dụng chung cho mọi thành phần và mọi giai cấp trong xã hội,không phải như luật Cộng-Sản chỉ củng cố quyền lợi chính quyền,đây không phải là luật mà là điều lệ cho những chính quyền độc tài".
2- Hành động cho mọi người thấy.
Như trong quyển An-Nam chí lược ghi "Sứ giả Việt-Thường gặp Chu-Công nói:"Trời không gió bảo mưa to,ngòai biển không sóng dữ đã 3 năm,chắc Trung-Quốc có thánh nhân trị vị sao chẳng đến chầu."
Chu-Công trả lời:"Vui thay,chẳng phải Đán có tài,mà nhờ đức của vua Võ-Vương đó".Sứ giã đó chính là Lạc-long-Quân.Sau khi về nước trình làng 100 người con và nói với Âu-Cơ:"Ta và nàng rồng tiên không hợp,thủy hỏa tương khắc,thôi nàng đem 50 con lên núi ta mang 50 con xuống biển".Điều này Lạc-long-Quân ám chỉ:Lạc-long-Quân cũng gióng như Tây-Chu (vì Chu-võ-Vương cũng có 100 người con),việc trị quốc chẳng khác gì thời Tây-Chu bên Tàu,nhưng ở đây ghi rỏ hơn con vua
Lạc-Việt phải về sống cùng dân,phải sống  hòa đồng với 15 bộ lạc,nói lên người Việt đều là anh em với nhau.Nhầm để hiểu dân tình.Đây là một quan niệm chính trị siêu việt trong thời chưa có văn hóa của nước Văn-Lang mà Sùng-Lãm đã làm được,một quan niệm trị quốc "Nhập thế hành đạo" của Trang-Tử(1) đã thực hiện được bởi Lạc-long-Quân trước đó gần 700 năm.
Tóm lại sau khi đọc qua sử Việt tôi nhận thấy Họ Hồng-Bàng và 18 vị vua Hùng-Vương bắt đầu từ Lạc-long-Quân Sùng-Lãm,Ông dựa vào đâu để dựng lên một triều đại vua Hùng-Vương suốt 18 đời sống yên ổn (Đó là sự thông minh),tổng cộng 821 năm,bắt đầu từ đời vua Hùng-Vương thứ nhứt,và nhờ có luật Hống-Bàng":
Một bộ luật không nói về "trị dân" mà chỉ biểu hiệu về sự "Hòa đồng" giữa dân tộc,"Hòa đồng" giữa nhân dân và chính quyền.
Tóm lại ta thấy "Luật Hồng Bàng" gồm có:
1- Người làm vua gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng.
Giải trừ tập tục "mẩu hệ trong hệ thống lảnh đạo nhà vua.
2- 100 người con ám chỉ Lạc-long-Quân sánh như Chu-võ-Vương thời Tây-Chu.luật trị nước dựa trên đạo đức "Tín và Hiếu"
3- 50 người con lên núi 50 người con xuống biển,cho thấy thời đó "con vua cũng sống như dân",hòa đồng với dân.
Chính những điều luật trên đã làm vững triều đại Hùng-Vương,nước Văn-Lang được "Thanh-bình,Hòa-bình,Thái-bình".Tư tưởng "Tam bình" của thời Lạc-long-Quân không những an định xã-tắc mà còn ổn địn xã-hội thời bấy giờ,một triều đại tuy có 821 năm,nhưng vẩn là triều đại lâu dài nhất trong các triều đại kể cả các triều đại bên Trung-Hoa.Sao ngày nay chúng ta không tìm hiểu cái chân lý "An bang tế thế" này,trị quốc không phải là "bắt dân phải phục tùng" mà là để dân "phục mình và thuận theo mình",đây mới thật là phương thức "Ổn định xã hội" lâu dài.Việt-Nam ta chỉ có Lạc-long-Quân Sùng-Lãm là người duy nhất thành công trong việc "An bang tế thế",nên tôi đã gọi Ông là "Rồng Việt-Nam",là "Minh quân" biết hòa đồng với dân,Lạc-Việt thời bấy giờ tuy là nước có vua,nhưng cuộc sống dân gian,nhà vua không thống trị thần dân như các triều đại vua chúa bên Tàu.Nước Văn-Lang được ổn định như thế nhờ ở đạo đức "Tam-bình" của giòng Lạc-Việt,một tư tưởng của "Tự do" và "Hòa đồng dân tộc" mà người Việt có sẳn từ 3000 năm hơn.
Được-Lời (LKC) Ngày 20/05/2013
Ghi chú:
*(1)"Nhập thế hành đạo" của Trang-Tử là người hành đạo muốn giúp đời thì phải sống chung với đời,mới hiểu cái khó khăn của đời,ông chống lại quan điểm"Xuất thế vô vi",chỉ biết cái an lạc của bản thân.Ý "Nhập thế hành đạo" ám chỉ triều đình muốn biết dân sống như thế nào thì phải sống cùng đời sống như dân,mới biết được cái khó khăn của người dân,100 người con của Lạc-long-Quân là hình ảnh của tư-tưởng"Nhập thế hành đạo"vậy.
Luôn tiện đây tôi đưa lên về thời đại các tư tưởng gia TQ xuất hiện trong xã hội TQ như thế nào để mọi người cùng suy ngẫm cái quan điểm"Quân bảo thần tử thần bất tử bất trung.Phụ bảo tử vong tử bất vong bất hiếu", chính quan niệm này tạo thành thế lực bá quyền,một hệ thống cai trị khắc nghiệt trên đầu những người chỉ biết giữ trung hiếu mà không thấy chính mình gầy dựng lên một chế độ "bạo quyền",cũng bởi những tư tưởng yếm thế trong thời loạn quốc như:
Lảo-Tử(570tcn-510tcn).thời Xuân-thu.
Khổng-Tử(551tcn-479tcn).thời Xuân-thu.
Những tư tưởng này đã vô tình đưa  người TQ đi đến chổ chỉ biết hận thù,độc tôn cá nhân.Quan điểm "Vô độc bất trượng phu" hoặc"Người không vì mình thì trời tru đất diệt"tạo thành bản tính tàn ác vô lương của một số người trong chính quyền TQ.
Trong thời "Chiến-quốc" xuất hiện thêm:Trang-Tử (369tcn-..?) và Tăng-Tử (300tcn-230tcn),tư tưởng có cách đổi mới,nhưng không thể nào lay chuyển được cái quan điểm "Trung hiếu" đã có từ trước
*(2) Lâm-Ấp và Hoài-Vương là nước Chiêm-Thành sau này.
Thời Tùy Phạm-phạm-Chi là vua Lâm-Ấp,đến đời nhà Đường vua Lâm-Ấp là Phạm-đầu-Lê,Phạm-đầu-Lê mất,con là Phạm-trấn-Lang lên thay cũng bị giết,dân trong nước lập con của bà cô là Chư-cát-Địa lên làm vua,đổi quốc hiệu là Hoài-Vương quốc,nước Hoài-Vương đánh chiếm Châu-Hoan và Châu-Ai,năm 808 quân Đường đánh quân Hoài-Vương lui về giữ phía nam Quảng-nam Quảng-Ngãi bây giờ,từ đây đồi là Chiêm-Thành.
Trong phần này ta thấy,con của bà cô Phạm-đầu-Lê là Chư-cát-Đạt,có nghĩa là mẹ và cô của Phạm-đầu-Lê là họ Chư,(Phạm là họ người làm vua,họ cha,nhưng trong xã hội mẩu hệ,bên người mẹ là bên nội,nên Phạm-đầu-Lê gọi em hoặc chị của mẹ mình là cô,bởi thế người cô của Phạm-đầu-Lê đưa con của bà lên làm vua,như thế vua từ bấy giờ là họ Chư,cũng là cách thức làm rạng danh giòng họ Chư,nên mẹ Phạm-đầu-Lê cũng phải thuận tình.(Tình trạng này ta thấy tương tự như thời Tiền-Lê chiếm ngôi nhà Đinh,nhà Lý chiếm ngôi nhà Tiền-Lê,nhà Trần chiếm ngôi nhà Lý,các vua sau cùng đều là ấu chúa có mẹ là người cùng họ với đời vua kế tiếp,các bà đều đồng tình ủng hộ để người trong thân tộc lên làm vua,quan niệm ở đây cho ta thấy "ảnh hưởng của xã hội mẩu hệ" vẩn còn tồn tại trong cuộc sống dân gian thời bấy giờ),
cho nên ta thấy khi bà cô Phạm-đầu-Lê lên tiếng đưa con là Chư-cát-Địa lên làm vua,thần dân đều ủng hộ và đổi nước Lâm-Ấp thành nước Hoài-Vương.Tình cảnh này Lạc-long-Quân đã biết trước sự bất ổn trong xã hội mẩu hệ,nên Ông đặt ra luật "Người làm vua gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng" nhầm bảo vệ nước Văn-Lang ổn định trong tư tưởng "Tam bình" mà Ông đang thực hiện,việc làm này tự nhiên trở thành luật cho 18 đời vua Hùng-Vương.Qua lịch sử ta thấy thời đại họ Hồng-Bàng là thời đại của Văn-Lang thịnh thế.
Được-Lời(LKC). 2013

Monday, May 13, 2013

Chuyên chính vô sản

Chuyên chính vô sản
 Hoa xuân thắm nở trên đồng.
Có tin vui đến cho đồng bào Ta.
Cảnh nhà vui nhộn thiết tha.
Người dân một nước âu ca thanh bình.(*)
Tin này được nghe qua 2 câu sấm Trạng-Trình:
Đầu "Can" võ tướng ra binh.
Ất là trăm họ thái bình âu  ca.Nghĩ đến đây mới tọ tẹ vài câu. 
Đó là ý nguyện của cả dân tộc Việt,chỉ muốn có cuộc sống an lành,đất nước không còn chiến-tranh mong muốn có một chính quyền tốt,biết lo đến đất nước,để toàn dân có tự do công bằng hạnh phúc.Hiện nay trong nước đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng,sửa đổi hiến pháp,hải ngọai cũng hăng say góp phần nhưng không chấp nhận Cộng-sản,đây là vấn đề bất đồng trong quan niệm giữa người Việt với nhau,đó là quan điểm "Chuyên chính vô sản".Vậy"Chuyên chình vô sản" trong "Tư bản luận" của Karl-Marx (1818-1883) có nghĩa là gì ?
Để hiểu về Marx chúng ta thử đọc "Tư bản luân".Đây là quyển sách cấm đọc trong thời Việt-Nam Cộng-Hòa,tôi chỉ biết qua "Nó" trong những sách của Nghiêm-xuân-Hồng,với những lời giới thiệu thoáng qua khi nói về tư tưởng xã hội.Sau ngày 30/04/1975,tôi có dịp được đọc quyển"Tư bản luận" từ anh thủ trưởng trại "Bầu-sen Trảng-táo"trong lúc tôi đang trị bệnh đau lưng cho anh ta,trong thời gian 1/2 tiếng đồng hồ chờ đợi lấy kim ra là  thời gian tôi đọc sách,việc làm này non hơn 3 tuần (mổi tuần 2 ngày) thì anh cho tôi biết bệnh đã bớt nhiều(theo tôi biết anh đã khỏe sau lần đầu tiên tôi làm,hình như anh muốn biết thêm về tôi việc gì) và anh hỏi "Đọc sách thế nào?"
-Sách hay,tôi không hiểu nhiều.
-Nhờ có Mác-Lê,chúng tôi mới có thành qủa ngày nay.
Nhận xét qua lời nói,tôi biết anh thủ trưởng mới đọc "Nó" lần đầu.
A-Những từ "nóng" trong "Tư bản luận".
Trong "Tư bản luận"Marx đã nói lên quan điểm xây dựng quốc gia,một quốc gia sau thời kỳ cách mạng,phải thế nào để có một xã hội ổn định,vì đời sống con người,chính quyền cần phải giúp người dân được yên ổn trong xã-hội mới bắt đầu,đầy dãy sự bốc lột và  bất công bởi những kẻ giàu sang,quan quyền đầy thế lực.Qua quyển "Tư bản luận" tôi nhận xét về xã hội có 2 thời kỳ đặc thù khá rõ rệt:
1.-Xã-hội nhân bản : đó là xã hội nguyên thủy của loài người,con người tự nhiên hợp nhau thành nhóm,thành tập-thể để cùng  nhau chống chọi thiên-nhiên và giúp đở lẩn nhau,bảo vệ lẩn nhau.Nhưng sau này,nhiều nhóm,nhiều tập-thể  qúa lớn mạnh,họ không nghỉ đến việc chinh-phục thiên-nhiên nữa mà nghỉ đến việc chinh-phục nhóm khác,để tạo thế mạnh cho chính mình hoặc bắt nhóm khác làm nô-lệ.Vì thế sinh ra "xã-hội có tổ-chức".
2-Xã hội có tổ chức:Bắt đầu là tù trưởng lảnh đạo nhóm,lúc đầu cũng chỉ là để bảo vệ tập thể của mình chống lại tập thể khác xâm-lược,dần dà xã-hội đó lớn mạnh,sự tổ-chức được khác biệt hơn,sinh ra  nhóm lảnh-đạo của xã-hội đó,thế là quốc gia được thành hình.Quốc-gia hợp bởi nhân dân và chính-quyền,từ đây xã-hội sinh ra giàu nghèo,"Người giàu bốc lột nghèo","Chính-quyền bốc lột nhân-dân",trong cách nhìn này Karl-Marx đơn giản thành vấn đề "Tư bản" và "Vô sản".
Trong "Tư bản luận" Marx trình bày quan điểm giữa "Tư bản và vô sản","Tư bản" nói đến "chính quyền hoặc người giàu","Vô sản" nói đến "Nhân dân hoặc người nghèo",khi chúng ta hiểu rõ ý nghĩa "Tư bản và vô sản" trong tư-tưởng của  Marx thì chúng ta  mới thấy được  quan điểm của  Marx trong "Tư bản luận".
*Trong "Xã hội nhân bản" hai từ "Tư bản và vô sản"không được rỏ nét,vì xã hội này không có giàu nghèo hay lảnh tụ.
*"Trong xã  hội có tổ chức" thì rất mù mờ,thật ra trong một quốc gia,nhân-dân chính là đại biểu của "Vô sản",chính quyền là đại biểu của "Tư bản".
Quyển "Tư bản luận" có tầm ảnh hưởng lớn trong giới trí thức thời bấy giờ,nhất là các nhà xã hội học,tạo điều kiện thuận lợi cho Marx ra mắt quyển "Tư bản luận" bởi nhà xuất bản do Angels làm chủ,chính sự hiện diện của "Tư bản luận" mới phát sinh "Chủ nghĩa cộng sản" ngày nay.Trong "Tư bản luận" Karl-Marx không nói đến "Chủ-nghĩa cộng-sản" mà chỉ nói đến "Xã hội cộng-sản",ông vạch sẳn con đường đi đến "Xã hội cộng sản",đó là "Xã hội nhân bản" ban đầu,vì tư tưởng có liên quan đến chính quyền và nhân dân,nên sự trình bày chỉ chú trọng đến "Tư bản và vô sản",về phần "Chính quyền và nhân dân" ít khi nhắc đến.Như vậy ta thấy đây cũng là một "Thủ đoạn chính trị" để qua mắt chính quyền đương thời,bởi Marx là người Đức và đời sống của Ông hầu hết trên đất Belgium,Pháp và Anh.Bắt đầu chương I Karl-Marx viết :"Người dân không có tự do,vì có sự hiện hửu của chính quyền.Người dân muốn có tự do,thì phải tiêu diệt chính quyền". như cho ta thấy rỏ chủ yếu của Karl-Marx muốn nói đến "Chính quyền và nhân dân" là chủ lực xây dựng quốc gia giàu mạnh trong chu trình xây dựng xã hội như sau:
  1-Ổn định xã hội.
Đây là thời kỳ bắt đầu của một chính quyền mới,người dân cần sự giúp đở của chính quyền để trở lại cuộc sống bình thường như ăn ở,nhầm ổn định trật-tự bình thường,chính-quyền phải để cho người dân được tự-do.
  2-Tiến lên tư bản.
Sinh-hoạt công kỹ nghệ vẩn tiếp tục bình thường,để công ăn việc làm của người dân không bị  gián đoạn,chính quyền nên giúp-đở và khuyến khích tư bản phát triển kinh tế,tạo công ăn việc làm cho người dân, có luật lao động bảo vệ đời sống mọi người được ấm no,như thế quốc-gia mới giàu mạnh người dân mới hạnh-phúc,xã-hội mới không còn giai cấp vô sản nữa.Đây là thời kỳ phát triển kinh tế quốc gia.
  3-Chuyên chính vô sản.Chính quyền phải thực thi "Chính quyền vô sản",nghĩa là những người tham chính phải "vô sản",phải hết lòng lo đến nhân dân,như thế mới là một nhà nước tốt,vì chính quyền không màng đến tư hữu như thế mới không còn bốc lột,mới tránh được sự hối lộ từ giới người giàu,an sinh xã hội mới được thực hiện,kinh tế quốc-gia mới được phát triển,xã hội mới được công bằng,như thế "Tư bản" đồng cấp với "Vô sản,nghĩa là giữa chính-quyền và nhân-dân bình-đẳng như nhau.
Như vừa nói ở trên trong  "xã hội có tổ chức" đó là quốc gia.Giới "Vô sản"đó là  nhân dân,giới "Tư bản" đó là chính quyền.Cho nên ta thấy trong chương đầu Marx viết:"Người dân không có tự do vì sự hiện hữu của chính quyền.Người dân muốn có tự do phải tiêu diệt chính quyền"."Tiêu diệt chính quyền" nằm trong ý nghĩa của "Chuyên chính vô sản" và "Tự do" của Marx.Đây là ý nghĩa một quốc gia không chính quyền của Karl-Marx.
"Chuyên chính vô sản" chúng  ta  không  nên hiểu nó như Lenin nói :"Chuyên-chính vô- sản" là chính  quyền phải người  nghèo lên nắm chính quyền,mà chúng ta nên hiểu là "Những người tham chính phải bỏ hết tài sản,không còn sở hữu riêng tư,đó mới thực là "Chuyên chính vô sản" của Karl-Marx mong muốn.
  4-Xã hội cộng sản.
Đây là xã hội của Marx ước mơ,Karl-Marx thấy rằng trong "Xã hội nhân bản" con người không có sự bốc lột,sống rất thiên nhiên,hằng ngày cùng chung góp lại những đồ mình thu được giao cho tù trưởng rồi phân phối đều cho mọi người,nên Marx mới nói lên cái "Xã hội cộng sản".Trong thời của Marx,Ông thường nói: "Xã hội nào đi ngược lại "Xã hội cộng sản",thì sẽ bị bánh xe "Xã hội cộng sản"nghiền nát,thế thì  chủ nghĩa Marx ra đời. Nhưng sau những năm cuối cùng đời Marx,Marx nhận ra "Xã-hội cộng-sản" không phải là xã-hội tiên tiến gì cả mà là  xã-hội của 4-5 ngàn năm trước đây,một xã hội không có văn minh,không biết kỹ nghệ,cái "Xã hội cộng sản" là xã hội đi thô sơ đi ngược lại văn minh của con người,Marx đã nhận thấy xã hội  chính Marx đang mơ phải bị đào thải.Hành động này là một sỉ nhục chính Marx."Xã hội cộng sản của Marx thật sự đi lùi lại trong nên văn minh nhân loại.Chính vì thế Marx mới nói "Marx không phải là marxism".Ý này nói lên Marx đã khước từ cái quan niệm "Xã hội cộng sản".
B.-Quan điểm Karl-Marx trong "Tư bản luận).
Như phần  dẩn giải  ở trên ta thấy Karl-Marx đúng là nhà cách mạng hơn là tư tưởng gia,đặc tính "Cách mạng" rõ rệt trong câu:"Người dân muốn có tự do phải tiêu diệt chính quyền",chỉ riêng từ "Chuyên chính vô sản" cũng nặng về "cách mạng" hơn là đạo đức.Trong chu trình "Chuyên chính vô sản" Ông chỉ nói "Chính quyền vô sản" mà không có sự giải thích (Khác với Trang-Tử ở chổ là :"Lời nói không diển tả hết ý người muốn nói,cần nên tìm người quên lời để thảo luận cái ý trọn vẹn,như thế mới đúng ý của người muốn  nói").Bởi thế tư tưởng Marx có thể giải thích theo 2 chiều khác biệt.
Như "Chuyên chính vô sản",theo Lenin giải thích:"Người nghèo lên nắm chính quyền",Lenin quên đi con người vốn tính là tham,nên chính quyền của Lennin chỉ có luật tước đoạt tài sản nhân dân,một hành động cướp bốc của nhiều người từng mơ ước giàu sang và hận thù người giàu,làm thành một lũ Cộng sản chỉ có hận thù và cướp lấy của dân.
"Chuyên chính vô sản" ta cũng có thể giải thích theo chiều hướng khác:"Chính quyền phải thực thi vô sản trong tổ chức chính quyền,người lảnh đạo phải tự vô sản chính mình,không quan niệm tư hữu tài sản.Quan niệm này mới tránh tham nhũng hối lộ,mới tránh cảnh hà hiếp dân lành,ý này mới thực là ý của Karl-Marx."nhưng ít người cộng sản biết đến.
Nói về quan niệm "Xã hội cộng sản","Tài sản quốc gia" phân chia đều cho nhân dân,chính quyền cộng sản cũng không làm được.Người "Cộng sản Sô-Viết"quan niệm tài sản quốc gia là tài sản của người giàu đương giữ,nên người cộng sản mặc tình thu vét đem về cho đảng cộng sản.Trên thực tế "Tài sản quốc gia" là những của cải thiên nhiên trên mặt đất hoặc trong lòng đất phải được chia đều cho dân dưới hình thức "phúc lợi xã hội".Ngày nay 2 quốc gia cộng sản lớn nhất ngày này Trung-Quốc và Cộng-Hòa xã hội chủ nghĩa Việt-Nam cũng không làm được,nhân dân không có phúc lợi xã hội,điều này chứng tỏ chế độ cộng sản vẩn ở trong tình trạng bốc lột nhân dân. 
Sau khi phân tích chúng ta sẽ  thấy tư-tưởng Marx chỉ nhầm để xây dựng một chính-quyền hoàn chỉnh cho những quốc-gia sau cuộc chiến tranh hoặc sau cuộc cách mạng.Ở đây người dân chỉ còn kỳ vọng những người hoàn thiện vẩn còn yêu thích Marx,vẩn hằng nhớ mãi câu nói  của  Karl-Marx: "Chỉ có loài súc vật mới quay lưng trước cảnh khốn khổ của đồng loại",một lời nói không oán trách cũng không câm thù,gợi lên tính "Nhơn hòa" và trách nhiệm đối với dân tộc cần nhìn lại quan điểm "Chuyên chính vô sản" của Marx.
Trên thực tế tư  tưởng Marx đã được Tôn-Văn (Nhà cách-mạng Trung Hoa,năm tân-hợi 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh)thường nói đến Marx trong các buổi diển thuyết nói về chủ-nghĩa "Tam dân" cho đảng viên "Quốc-dân-đãng Trung-Hoa" nghe,ông thường nói về tư tưởng Marx,nên ta thấy ước mơ củaTôn-Văn là "Thế-giới đại-đồng",tất cả các dân-tộc trên thế-giới đều là anh em,chính vì  thế trong giai đoạn "Ổn định xã hội" Tôn-Văn  thực hiện "Dân tộc độc-lập" và "Dân tộc hòa đồng" trước tiên còn vấn  đề "Dân sinh" và  "Dân quyền" không  thực hiện  được vì dân tộc Trung- hoa còn nặng về đạo "Nam thì trung hiếu,nữ thì tam tòng tứ đức",một tư- tưởng tiềm chất phong kiến,tạo thành những chính quyền nham hiểm đã đưa Hán tộc không  thể ngưỡng đầu lên được,nước ta cũng ở  trong  cái vòng ngu muội này,người Việt-Nam ta nên nhớ mô-phỏng theo Trung-quốc chỉ đưa Việt-Nam đến chổ bế tắc sự sống,đó là con đường thất bại.
C.-Chủ nghĩa cộng sản không có Marxism.
Đây là chìa khóa mở rộng cánh cửa đấu tranh với người cộng sản,phải qủa quyết Marx không có liên quan đến "Chủ nghĩa cộng sản",như thế những người cộng-sản mới thấy rõ chính họ đã bị lừa dối trong "Chủ nghĩa cộng sản" do Lenin,Mao-trạch-Đông.Hồ-chí-Minh chỉ đạo,còn những ai câm thù "Chủ nghĩa cộng-sản" thì cũng nên tin "Chu trình xây dựng xã hội của Marx :Ổn định xã hội.Tiến lên tư bản.Chuyên chính vô sản.Xã hội dân quyền."(Nếu ta xét lại "Xã hội cộng sản" của Marx và "Xã hội dân quyền"cũng nằm trong "Xã hội nhân bản" của con người),
như thế  vấn đề Việt-Nam mới  thật sự  giải quyết trong sự hòa bình của dân-tộc.
Như tôi đã trình bày,quyển "Tư bản luận" tôi chỉ đọc  không qúa 6 tiếng đồng hồ,rõ thực là tôi đọc phớt qua nhiều đoạn,mà tôi vẩn nhận được "Chủ nghĩa cộng sản" là quan điểm riêng của Lenin,vì đây là quyển sách được dịch sang tiếng Việt do những người cộng sản sau này viết thành,tôi tin chắc trong nguyên bản "Tư bản luận" không có từ "Marxist-Leninism",cái từ viết như thế này,người Tây phương thấy rõ ngay là "Chủ nghĩa Lenin mang dấu Marx",nhưng người Việt ta và Tàu cứ nghĩ là "Chủ nghĩa cộng sản" là "Chủ nghĩa Mác-Lê",cái từ "Mác-Lê" nhiều người lầm tưởng là Marx và Lenin,bởi vì khi người cộng sản tuyên truyền "Chủ nghĩa cộng sản",họ thường lấy lý thuyết trong "Tư bản luận" để dẩn chứng,nên khi nói đến quan điểm "Chuyên chính vô sản" trong quan niệm của Lenin,thì người cộng sản tin đó là lời của Marx,đây là thủ đoạn của Lenin để tuyên truyền "Chế độ cộng sản",tạo niềm tin cho người cộng sản thực hành theo Lenin chỉ đạo.Bởi thế trong chúng ta ai nói đến Marx thì đều cho họ là người cộng sản.
Tháng 10 năm 1917 Lenin lảnh đạo cuộc cách mạng thành công, truất phế Nga hoàng  lập lên nước Cộng-hòa liên bang Sô-Viết  với chủ-nghĩa cộng-sản, thường gọi là chủ nghĩa Mác-Lê (Marxist-Leninism) ,cái từ Marxist chỉ phụ nghĩa cho tư tưởng Lenin,nói đúng ra "Chủ nghĩa cộng sản" chỉ là "Leninism".
1-Trước mắt ta thấy chủ- nghĩa cộng sản do chính Lenin dựng nên,Karl-Marx không có nói đến "Chủ nghĩa  cộng sản",trong thời của Marx  quan điểm trong "Tư bản luận" được xem như là marxism,nhưng ông đã từ chối cái từ marxism trước khi Ông qua đời..
2-Nếu nói chính "Tư bản luận" phát sinh "Chủ nghĩa cộng sản",thì "Chủ nghĩa cộng sản phải tuần tự theo chu trình xây dựng xã-hội của Marx ("Ổn định xã hội","Tiến lên tư bản","Chuyên chính vô sản" và "Xã hội cộng sản").Trên thực tế Lenin không qua chu trình này.Ta nhìn lại trong:
*Ổn định xã hội.Người dân phải "cơm no áo ấm"trong buổi đầu cách- mạng và phải có tự-do.Nhưng trên thực-tế,khi cộng-sản cướp được chính quyền,cộng-sản tịch thu tài sản nhân dân bởi luật của cộng-sản,họ giết người bừa bải như thời đầu của Lê-nin tại Nga,còn bên Trung-Quốc và Việt-Nam hành-động ăn cướp càng tinh-vi hơn.Đời sống của người dân  trong  thời đầu cộng-sản rất  khổ cực,người dân thực sự  không có tự-do và bị bần cùng đến không đủ cơm ăn,không có chốn ở,một chính sách khắc khe và khủng-bố.
*Tiến lên tư bản.Là thời kỳ phát triển kinh tế để sinh-hoạt người dân không xáo trộn,phát triển kỹ-nghệ,tư-bản hóa xã-hội để đời sống người dân tiếp tục  bình thường như trước.Ngược lại khi cộng-sản vào thành phố,Lenin quốc hữu hóa hầu hết các xí nghiệp tư nhân,áp dụng chính  sách bần cùng hóa nhân-dân,người dân không có công ăn việc làm,công nhân dần dà thay vào đó bởi những người cộng sản,bắt bớ và tù đầy tất cả những người từng sở-hữu tài-sản,vì họ gọi đây là thành phần bốc lột và phản- động của chế-độ trước.Cho nên khi vào thành phố người cộng sản tuyên-bố :Tiến lên "xã-hội cộng-sản" không cần giai đoạn "Tiến lên tư bản".Bởi thế cộng sản tha hồvơ vét tài sản nhân dân.Đây là điều sai thừ hai của đảng cộng-sản đi ngược lại tư-tưởng Marx.
*"Chuyên chính vô sản".Chính- quyền phải  trở  thành "Vô sản",phải bỏ hết tài sản của chính mình,không còn tư hữu riêng tư,những đại-biểu nhân-dân phải là vô-sản thật sự (phương thức  này sẽ  tránh được tình trạng  tham nhủng  hối lộ  trong chính-quyền).Lenin lại đi ngược lại quan điểm này của Marx,Lenin dùng người nghèo trong hệ-thống chính-quyền,vì những người này dễ sách động và dễ bị sai khiến,đây là âm-mưu của đảng cộng-sản,nói đúng hơn là thủ đoạn của Lenin.
*"Xã hội cộng sản".Đây là giấc mơ của Marx về "Xã hội nhân bản" ban đầu của con người,nhưng sau Marx nhận thức được "xã-hội cộng-sản" là xã-hội đi lùi với sự tiến hóa con người,nên ông đã nói Marx không phải là marxism. Lenin đã không thực hiện được "Ổn định xã hội",chỉ để xã-hội tự sinh tự phát,người dân vẩn khỗ vẩn nghèo và không có tự-do. Lenin cũng không  thực hiện "Tiến lên tư bản" mà đã bần cùng hóa xã-hội.Do đó Lenin đã nói :" Tiến lên chủ nghĩa cộng sản không cần tiến lên tư-bản"rỏ ràng Lenin đi ngược lại  tư tưởng Marx,như vậy sao  Lenin phải dùng từ "marxist leninism",vì Lenin chỉ muốn đánh bóng  chủ-nghĩa cộng-sản,lợi dụng  Karl-Marx  để mị dân thẳng lên chủ nghĩa Lenin (leninism),"Chủ nghĩa cộng sản" chính là thủ đoạn chính trị của Lenin mà thôi.Trong "Chủ nghĩa cộng sản"thực ra không có Marxism.Leninism chính thực là "Chủ nghĩa cộng sản".
D-NHẬN XÉT.
Tư-tưởng Marx được nổi bậc trong chiều hướng cách-mạng hơn về triết học,cho nên tư-tưởng Marx không ai để ý đến,mà chỉ để ý đến khuynh-hướng cách-mạng,chính vì thế quan-điểm  trong "Tư bản luận" bị những con buôn chính-trị như Lenin,Mao-trạch-Đông,Hồ-chí-Minh lợi dụng để tuyên-truyền quan-điểm "Chuyên chính vô sản" theo quan điểm "Chủ nghĩa cộng sản" của Lenin,nhầm khích động giới lao-động,thành phần nghèo khổ trong xã hội để tạo nên một chính quyền không nhân tính,(vì hầu hết cuộc cách mạng trên thế giới đều khởi động từ thành phần nghèo).Lenin lợi dụnh chiêu bài "cộng sản" để khuyên dụ "giai cấp nghèo" trong xã hội để khích động tinh thần cách-mạng quần chúng là"Giải phóng vô sản"và  xây dựng "Xã hội cộng sản",lợi dụng tư tưởng Marx để tuyên truyền,nhưng bên trong thi hành theo chỉ đạo của Lenin.Cộng-sản cổ động "Tiêu diểt tư bản" để phát huy chính-sách cướp bóc,đồng thời bần cùng hóa xạ-hội,cuối cùng chỉ có người cộng-sản lảnh đạo nhà nước,rồi cổ vũ người dân "thật thà" này chỉ tin ở "đảng cộng sản",đây là thủ đoạn của Lenin để kích động phần đông người nghèo ít học này tin đây là nhà nước "Không chính quyền" mà chỉ có "Đảng cộng sản"thực hiện được,mới giải phóng người dân khỏi bị bốc lột.Vì Marx có nói:"Chính quyền là cơ cấu bốc lột",họ phớt lờ quan điểm của Marx trong "Tư bản luận":"Người dân không có tự-do,vì sự hiện hửu của chính-quyền.Người dân muốn có tự-do,phải tiêu diệt chính-quyền".Sự đấu tranh giữa chính-quyền và nhân-dân mới  thực là sự đấu tranh không ngừng trong xã-hội,có như thế quốc-gia mới phát triển ,đất nước mới giàu mạnh ,muốn được thế chính-quyền phải để người dân có tự do,Marx đã đưa vấn đề "Tự do"  lên hàng đầu trong việc xây dựng xã-hội, vì chính "Tự do" mới xóa được ngăn chia giữa nhân-dân và chính-quyền,cho nên ta thấy trong "Tư bản luận" tuy có viết "Tiêu diệt chính quyền"nhưng thực ra Marx chỉ muốn chính-quyền phải để nhân-dân được tự-do,khi người dân có tự do,xã hội mới tiến bộ,khoa học mới phát triển.Từ điểm này Karl-Marx mới đưa ra quan điểm "Chuyên chính vô sản",vì đây mới thực là chính-quyền phục vụ nhân dân,chính quyền không màng đến tư hữu tài sản mới thực sự  là một chính-quyền của nhân loại văn minh.
Thế kỹ XXI là thế kỹ bảo hòa giữa "Chiến tranh" và "Hòa bình" nhân loại.
Nên tôi có bài viết ĐẤT NƯỚC TA như sau:
Không đấu tranh tự-do dân-chủ.
Ta cần nên dựng lại chính-quyền.
Nhà nước tốt,đời dân sẽ tốt.
Biết lo dân,dân mới yên thân.
Phải với dân một lòng một dạ.
Khổ cùng dân mới thấy dân tình.
Bỏ tiền tài của cải vì dân.
Được như thế Việt-Nam mới tiến.
Chúng ta đừng nhìn "Chuyên chính vô sản" theo quan-điểm cộng-sản Lenin,mà phải nhìn "Chuyên chính vô sản" theo nghĩa "Người tham gia chính quyền phải bỏ hết tải sản,không màng tư hữu riêng tư trong thời gian tham gia chính quyền". Chính-quyền như thế mới thực sự lo cho nhân-dân,như thế quốc-gia mới phát triển .Từ xưa đến nay chưa có quốc-gia nào thực hiện được quan-điểm này.
Nước Việt-nam ta ở cạnh nước khổng lồ Trung-quốc lúc nào cũng muốn chiếm lấy lảnh thổ của ta,nếu chúng ta không có một chính-quyền liêm chính,thì đó là mối nguy của cả một dân-tộc,lảnh-thổ sẽ mất dần dà theo năm tháng,người Việt chúng ta cần phải có một chính-quyền thực sự vì dân ,đó là chính-quyền không màng đến tư-hữu riêng cho chính mình,như thế mới tránh được tình trạng tham nhũng hối lộ,mới tránh  nạn áp bức dân lành,khi nhân- dân và chính-quyền một lòng dựng nước ,nước Việt-Nam như thế mới vững tiến trên đường xây dựng quốc-gia Việt-Nam.
E.-KẾT-LUẬN
Như trên ta đã thấy  tư-tưởng Marx là tư- tưởng 2 chiều , vậy chiều ngược lại của "Xã hội cộng sản" là gì?Đó là "Xã hội dân quyền".Tài-sản quốc-gia phải được chia cho nhân-dân,tài-sản đó là tài nguyên trong lòng đất, gỗ quý ở trong rừng,tiền thuế của dân phải được xử dụng đúng cách,an-sinh xã-hội  phải được bảo đảm cho  tất cả những  người tàn tật gìa cả,họ phải được  chăm sóc,con người phải có cuộc sống ra con người,đây là quyền của  người dân phải có .Trong 30 điều trong bản tuyên-ngôn quốc-tế nhân-quyền không nói đến.Vì vậy ta cần xây dựng "Xã hội dân quyền",như thế Việt-Nam mới phát triển.Vì chúng ta đang đấu  tranh cho một  Việt-Nam có tự-do dân-chủ thực sự  và nhân-quyền phải được tôn trọng.Chỉ trong "Xã hội dân quyền" mới có thêm 2 điều vừa kể như trên đó là:
1.-Tài-sản quốc gia người dân phải được hưởng.
2.-Phúc lợi an-sinh xã-hội phải được phân hưởng công bằng cho người cần được. Khi ta đọc Tư bản luận",ta sẽ thấy chiều sâu của một xã-hội lý-tưởng.Đó là: "Hòa bình và nhân ái của một chính quyền biết lo dân và vì dân".Cũng có thể  nói đây là  thủ-đoạn chính-trị của Marx,ông làm nổi bậc sự đấu tranh giữa "Vô sản" và Tư bản",để qua mắt  chính-quyền đương thời,thực sự bên  trong là sự đấu tranh giữa nhân-dân và chình-quyền.Karl-Marx chỉ muốn nói lên một mô hình để xây dựng chính- quyền như thế nào để có một xã-hội ổn-định,đó là chính-quyền không được tư hữu tài-sản,chính-quyền như thế mới thực sự vì dân vì quốc-gia và vì dân-tộc.Một chính quyền "Chuyên chính vô sản" và tôn trọng "Tự do" mới thực là quốc gia trong cái nghĩa là "Không có chính quyền".
 
Ghi chú:
*Âu ca : những tiếng ca được hát bởi nhiều người cùng một lúc ta có thể nói đây là tiếng hát những bài hùng ca hay những bài ca thanh bình.Nhưng trong lời giải 2 câu sấm Trạng-Trình tôi lại giải thích là những bài hát Tây-Âu,chẳng qua cũng là kỳ vọng một sự thực sẽ đến cho đất nước Việt-Nam trong năm ất mùi 2015.
 
 Được-Lời(LKC) Ngày 12-05-2013.(Mother day 2013)
 
  Chuyên-chính vô sản
 trong Xã-hội dân-quyền
 
Người Cộng-sản tin lời Kart-Mark.
Nằm lòng câu "Chuyên chính vô-sản".
Kẽ nắm quyền phải là vô-sản.
Không mảy may quan niệm tiền tài.
Chỉ một lòng phục vụ nhân dân.
Lo đất nước ngày thêm phồn thịnh.
Không phải như Lê-Nin đã nói.
Đưa người nghèo lên nắm chính-quyền.
 
Đó chẳng qua là lời thủ đoạn.
Để củng cố chính-quyền Cộng-sản.
Được mấy ai am hiểu tận tường.
Rồi thực thi chính-quyền vô-sản.
Mới tránh được tham nhũng cậy quyền.
Rồi từ đó xây dựng quốc-gia.
Người lãnh đạo chính bậc minh-quân.
Phải vô-sản chuyên-chính tự mình.
 
Dựa công bằng xử lý quốc-gia.
Biết trọng dân như đấng sinh thành.
Lo chăm sóc như người thân thuộc.
Nói rỏ ra phải hiếu với dân. (1)
Biết chăm lo cuộc sống người nghèo.
Cho mọi người cơm no áo ấm.
Đến tuổi gìa vẩn được ấm no.
Tình dân nước chung lòng một dạ.
 
Đừng có theo Lê-Nin giảng dạy.
Tên Cộng-sản đầu đàng Cộng-sản.
Cả tên Mao-trạch-Đông cuồng tín.
Cộng tên Hồ con cáo Việt-Nam.
Người không biết tổ-tông dân-tộc.
Đã nhiều lần thay họ đổi tên.
Đúng kẽ điên trong thời ta sống.
Đưa đất nước đến chốn đường cùng.
 
Bọn Cộng-sản cậy quyền ỷ thế.
Dùng công-an hà hiếp dân lành.
Ngay cả bọn trong hàng thân thuộc.
Cũng lộng quyền ngang ngược như ai.
Hà hiếp người dân nghèo đói khổ.
Bức dân sống kiểu không ra người.
Bọn chúng càng ngày càng béo bự.
Đời dân càng lúc càng thảm thương.
 
Tư-bản đỏ là bọn chính-quyền.
Gây thêm cảnh giàu nghèo rõ rệt.
Muốn thực hành chuyên chính vô-sản.
Người tham chính bỏ hết tiền tài.
Không quan niệm của cải riêng tư.
Chỉ một lòng vì dân vì nước.
Lo đất nước sống cảnh thanh-bình.
Người trong nước được sống tự-do.
 
Phải dựa theo hiến-pháp dân bầu.
Trong xã-hội dân-quyền dân cử.
Người lảnh đạo khởi xuất từ dân.(2)
Được nhân-dân chọn cử công-bằng.
Buộc những kẻ tham gia nhà nước.
Phải khai báo tư-sản trước tiên.
Chịu giám sát bởi luật quốc-gia.
Nhầm giữ vững chính quyền liêm-chính.
 
Trong thời gian tham dự chính-quyền.
Người tham chính hưởng quyền ưu dãi.
Theo luật pháp chỉ định đề ra.
Cho chính thị và cả gia-đình.
Sau cuộc đời tham chính vì dân.
Người tham chính quốc gia bảo vệ.
Nhà nước ấy Quân-Dân chung sức.(3)
Thế mới thực Chính-phủ Dân-quyền.
 
Dân được quyền dâng trình kiến nghị.(4)
Cần xửa sai những kẻ lạm quyền.
Nếu ai sai phạt riêng người đó.
Không thể phạt luôn cả một nhà.
Dựa luật pháp công-bằng xét xử.
Làm như thế đời dân ổn định.
Đất nước mới thái bình thịnh vượng.
Xã-hội mới ổn định Dân-Quyền.
 
 
Ghi chú:
(1)Hiếu ở đây là chăm-sóc phụng-dưởng
 kính-trọng lo-lắng,đây là đạo-đức của
 thời vua Nghiêu(2333tcn-2233tcn)
 vua Thuấn (2233tcn-2183tcn) và
 thời Tây-Chu(1111tcn-770tcn) nhà vua
 xem dân như cha mẹ,nên vua phải hiếu
 với dân.
 Ở VN ta vua Lạc-long-Quân Sùng-Lãm cùng
 thời với Chu-thành-vương(1115tcn-1079tcn)
 cũng trọng dân như Chu-võ-Vương và Chu-
 thành-Vương cùng hiếu với dân như cha mẹ.
 lấy đạo "Tam Bình" xây dựng nước.
 Nên trong bài viết về Lạc-long-Quân tôi có
 ghi họ Hồng-Bàng chỉ dành riêng cho 18 vị
 vua Hùng-Vương,còn ngoài ra anh em nhà
 vua đều mang họ mẹ vì thời đó VN ta theo
 mẫu hệ và họ Hồng-Bàng (1079tcn-258tcn)
 bắt đầu từ vua Hùng-Vương thứ nhứt
 (nhâm tuất 1079tcn) đến vua Hùng-Vương
 thứ 18 (qúy mẹo 258tcn),tổng cộng 821 năm.
(2)Trong sấm Trạng-Trình có câu:
 Quân minh dân sự ôn hòa.
 Quân thần cộng tác miên miên cữu trường.
 Tạm dịch
 Chính chuyên thế buộc bởi dân tình.
 Thịnh thế miên miên trường cữu mãi.
 Nên người lảnh đạo phải từ dân mà ra và
 được dân tín nhiệm.
(3) Quân ở đây là vua nói về người lảnh đạo.
(4)Đây là hình thức đấu tranh hòa bình.
 
      Được-Lời (LKC Ngày 26-12-2012)