Tuesday, February 25, 2014

Bộ não và trái tim

Bộ não và trái tim
Đây là bài viết để tìm hiểu thêm về sức khỏe của con người,tôi chỉ nhận xét sự kiện để hiểu rõ thêm vấn đề hợp với kiến thức bình dân của quần chúng có thể hiểu được một cách tường tận và tự làm được.Lần này nói về bộ não nên cũng phải dựa trên những nghiên cứu thật sự của các bác sĩ chuyên ngành tương quan đến não bộ con người.
Sau đây là bài viết của bà Jill Taylor,bác sĩ thần kinh não,nói về sự hoạt động của óc trái sau tai biến mạch máu não và sự phục hồi, Bà bị tai biến mạch máu não (stroke hay AVC) ngày 10-12-1996 sau 8 năm cơn bệnh hoàn toàn bình phục và 5 năm sau (2009) Bà đã hoàn tất quyển sách viết lên những dữ kiện diển biến từ chính não bộ của Bà.
Những điều cần biết về Tai biến mạch máu não là một tài liệu khoa học được Bà ghi lại theo thứ tự thời gian,cũng chính từ vực thẳm vô hình trong đầu óc hoàn toàn trống rỗng lặng lẻ mang lại sự an tĩnh cho nội tâm Bà,rồi tự Bà đã khám phá ra chức năng của bộ não,một vấn đề hằng bao năm mà những nhà khoa học nghiên cứu não bộ không mấy khi có dịp trãi nghiệm.
Đây là tài liệu lần đầu tiên được ghi lại từ một nhà Tế bào thần kinh học,Jill Taylor,qua sự giáo nghiệm chính bản thân mình, sau khi đã phục hồi vì một cơn xuất huyết bên não trái trầm trọng.
Hơn tất cả mọi thứ trên đời,bà Jill Taylor rất biết ơn Thượng đế đã cho Bà cơ hội sống còn và ca ngợi sư hiện hữu hôm nay,đây là cảm nghỉ của những người thường dùng óc phải,vì Bà là người đã bị tổn thương về óc trái,nên chúng ta có nghe qua cảm nghĩ của Bà trong lúc cơn bệnh đang hoành hành:"Tôi thấy bàng hoàng và lo sợ nhưng có cảm giác an nhàn".

Tai biến não chỉ là một chấn thương khiến cho những hiểu biết mới về não bộ xuất hiện trong đầu của bà Jill Taylor.
Trong khả năng phục hồi của não bộ con người, do khả năng tiềm ẩn sẳn có không ngừng thay đổi để thích ứng tồn tại.Điều này cho chúng ta thấy hành trình về nhận thức thuộc "Bán cầu Phải" của não bộ đưa bà Jill Taylor vào cảnh giới An lành của vùng Tâm thức sâu thẳm,giúp phục hồi Ý thức luận lý của "Bán cầu não Trái" để trình bày và giúp cho con người đạt đến Cảnh giới An lành của vùng Tâm thức thâm sâu.
Chính não bộ Phải - đã đưa bà sang một vùng nhận thức mới:hòa thành một cùng vũ trụ. Từ đó bà mới hiểu được rằng tại sao với bộ óc vật chất này, người ta có thể đạt đến sự hiểu biết về những điều “thần bí” và “siêu hình”.
Năm 1988,Bà đang làm công việc cán sự ở phòng thí nghiệm nghiên cứu về não bộ,anh của bà (31 tuổi) chính thức được giới y học xác định mắc phải chứng bệnh Tâm thần phân liệt. Về phương diện Sinh học thì 2 anh em Bà phải là hai hiện hữu gần giống nhau,nhưng trên cuộc sống,Bà nhận thấy:"Mình thì đem ước mơ gắn liền với thực tế đời sống, còn bộ óc của người anh chỉ phát sinh ra hoang tưởng?
Để tìm hiểu nguyên nhân "Bệnh tâm thần phân liệt".Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ ỏ Đại học Indiana Bà được mời làm việc trong chương trình nghiên cứu hậu đại học của trường Đại học Y Khoa Harvard, phân khoa Thần kinh.
Bà đã nghiên cứu trong 2 năm, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Tiến sĩ Roger Tootell, trên bộ phận vỏ não liên quan đến thị giác,bà nhận ra đa số những người mắc "Bệnh tâm thần phân liệt" thường có cái nhìn rất bất thường khi quan sát những vật chuyễn động.
Sau đó,bà đã xin chuyễn qua nghiên cứu ở phân khoa tâm thần,dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Tiến sĩ Francine M. Benes trong bệnh viện McLean. Tiến sĩ Benes là chuyên gia nổi tiếng về giải phẩu não bộ những người "Bệnh tâm thần phân liệt" sau khi chết,để tìm hiểu và giải thích tại sao họ mắc phải cơn bệnh này.
Một tuần trước khi sang nhận nhiệm sở ở bệnh viện McLean,bà được mời dự buổi điều trần hằng năm - năm 1993 - của “Hội bạn người bệnh Tâm thần toàn quốc” ở Miami, Florida. Lúc đó, Hội có khoảng 40 ngàn hội viên có người nhà mắc bệnh tâm thần. Hiện nay năm 2009,con số đó đã tăng lên đến khoảng 220 ngàn.Hội họp ở đây là để báo động cho chính quyền và những người có trách nhiệm trong giới y học phải quan tâm giải quyết,vì đó là sự đòi hỏi của người dân về Công Bằng Xã Hội.
Khi trở về lại bệnh viện McLean để bắt tay vào việc nghiên cứu bệnh,bà rất hăng say và nhiệt tình.Năm 1994 bà được đề cử vào ủy ban điều hành của Hội.Lúc đó bà mới có 35 tuổi, trong khi tuổi trung bình trong ủy ban là 67.
Qua sự nghiên cứu,bệnh viện McLean đã tìm thấy có ba hệ thống hóa chất khác nhau làm công việc tiếp nối sự “truyền tin” trong mỗi bộ óc. Nhờ những hóa chất này,như dopamine là một, mà các tế bào thần kinh có thể chuyển tin tức cho nhau.Nếu họ nhận biết được các hóa chất này trong sự vận hành vi tế giữa các mạch tế bào não, biết được liều lượng hóa chất cần thiết của não bộ từng người bệnh,họ có thể điều trị những chứng bệnh này bằng những loại thuốc với liều lượng hiệu quả hơn.
Công trình nghiên cứu của bà đã được đăng trên báo y học “BioTechniques Journal” đầu Xuân 1995; và đến năm 1996,bà được giải thưởng của Đại học Y Khoa Harvard, phân khoa Tâm thần về kết quả nghiên cứu này.
Một sự kiện bất ngờ xảy ra trong buổi sáng ngày 10 tháng 12 năm 1996 bà khám phá ra rằng não bộ của chính mình cũng đã mang bệnh.Bà đang bị Xuất huyết não! Trong vòng 4 tiếng đồng hồ ngắn ngủi,tự mình theo dõi và thấy tâm trí từ từ hũy hoại trong khả năng phân tích sự vật xung quanh qua các giác quan chính mình,bà cảm nhận cơ thể mình hoàn toàn tê liệt, từ khả năng đi đứng, nói năng, đọc viết, hoặc hồi tưởng lại mọi việc trong đời.

MỘT MÔN KHOA HỌC ĐƠN GIẢN.
Đọc qua phần ở trên chúng ta có thể đoán được bài viết này được viết trong năm 2009,sau 13 năm bị tai biến mạch máu não trái,và bà cũng cho chúng ta biết sau 8 năm bị bệnh bà đã trở lại bình thường,và những hồi ức lại trong 5 năm sau cùng này để bà tiếp tục viết lên những gì bà đã nhận biết về não bộ do chính bộ não của chính mình ghi lại,vì tai biến não chỉ là một chấn thương khiến cho những hiểu biết mới về não bộ xuất hiện trong đầu của bà Jill Taylor.Một điều đáng chú ý ở đây là năm 1996 bà được giải thưởng Đại học Y khoa Harvard và bị tai biến mạch máu não trong tháng 10-1996,Bà có vui mừng trong giải thưởng này không?Cuộc sống trước tai biến mạch máu não Bà không nói đến,không lẻ vì ăn uống trong cái tuổi 37 của Bà khiến bà sinh ra bệnh,theo tôi nghĩ Bà vui qúa mức,ảnh hưởng bởi trái tim,nên tôi đưa lên vấn đề tương quan giữa "Bộ não và trái tim".
Về phần não bộ Bà viết tiếp:"Thông thường,con người chúng ta có thể trao đổi với nhau về một vấn đề gì là vì có cùng một ý niệm thực trạng về vấn đề đó và hệ thống thần kinh của chúng ta phải có cùng khả năng nhận xét hiểu biết về dữ kiện từ ngoài vào bộ óc,cùng phân tích và chấp nhận tương đồng trong cách trao đổi hiểu biết đó trở thành ý nghĩ, lời nói, hay việc làm.
Như vậy sự sống là một biến cố quan trọng nhất.Mổi người là một cá thể riêng biệt của những đơn bào sinh vật do sự cấu trúc sinh thể của nhiều tế bào cùng xuất hiện. Những nguyên tử và phân tử trong tế bào kết tập nhau thành DNA và RNA có thứ lớp và không thể nhầm lẫn. Các tế bào này quần tụ với nhau và phát triển qua thời gian để sản sinh ra con người.Ở mức độ cấu trúc DNA,vạn vật đều như nhau.Nhưng đứng về mặt sinh học,cơ thể chúng ta mặc dù đã được cấu tạo rất phức tạp,vẫn chưa phải là hoàn hảo và cố định, mà còn đang trên đà phát triển,bởi não bộ đã và đang thay đổi không ngừng.Não bộ của con người tiền sử không giống như não bộ của con người ngày nay. Chỉ riêng sự phát triển về ngôn ngữ đã làm thay đổi từ hình thể đến cấu trúc hệ thống tế bào não bộ.Hầu hết những nhóm tế bào khác nhau của cơ thể đều sinh ra và chết đi trong vài tuần hoặc vài tháng,rồi được thay thế bằng những tế bào mới,nhưng các tế bào não lại không như thế,không có sự hủy diệt,mà chỉ trở thành “già đi” theo số tuổi của bạn.
Số lượng tế bào thần kinh trong bộ óc con người không thay đổi, nhưng sự “tiếp xúc” giữa các tế bào thì thay đổi, tùy theo sự học hỏi và kinh nghiệm sống của từng cá nhân.
Hệ thống tế bào thần kinh của con người thật năng động và tuyệt vời,với con số tế bào ước khoảng một ngàn tỉ với trọng lượng trung bình của não bộ không hơn 1,5 kg.Dĩ nhiên con người chúng ta không phải chỉ có não bộ. Còn có thân thể nữa. Trung bình, cơ thể một người trưởng thành gồm chứa khoảng 50 ngàn tỉ tế bào.Thật là kỳ diệu: những tế bào xương, tế bào thịt, tế bào tạng phủ..., làm sao chúng có thể điều phối và hoạt động nhịp nhàng với nhau để tạo thành một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và không bao giờ bệnh tật?
Cho nên nếu bạn có mang bệnh, đừng lấy làm lạ! Sự tiến hóa về phương diện sinh học thường bắt đầu từ thô sơ lên đến phức tạp. Để bảo đảm sự tiến tạo các sinh vật được hữu hiệu, Tạo hóa luôn theo một khuôn mẫu nhất định. Như quả tim bơm máu, tuyến mồ hôi điều hòa thân nhiệt...; mỗi mỗi được tạo tác theo những “mã số“ riêng không hề bị xáo trộn. Do đó, qua hàng triệu triệu năm, mọi loài chỉ tiến hóa và phát triển trên “căn bản” của mình để tiến đến mức độ phức tạp hơn. Chẳng hạn như con người và loài dã nhân. Con người có đến 99,4% DNA cấu tạo tương tự như dã nhân. Như vậy không có nghĩa dã nhân là thủy tổ của loài người; chúng chỉ có trí thông minh xấp xỉ như con người mà thôi. Điều đó chứng minh sự kỳ diệu của bàn tay tạo hóa: chỉ thay đổi một chút xíu các mã số DNA mà đã tạo ra các loài sinh vật khác nhau. Còn giữa loài người với nhau,mọi người có cùng loại DNA, nhưng chỉ khác nhau có 0,01% (1/100 của 1%) trên cách cấu trúc. Vì vậy, mắt mũi, màu da, cao thấp, mập ốm, dáng vẻ... không giống nhau.
Và con người khác với những loài có vú khác là ở bộ não: con người có lớp vỏ não dợn sóng và uốn khúc một cách phức tạp. Mặc dù não bộ loài có vú đều có vỏ não bao bọc bên ngoài, nhưng vỏ não con người lại dày hơn gấp đôi và vì vậy các chức năng sinh hoạt cũng gấp đôi. Hơn nữa, vỏ não con người còn chia não bộ ra làm 2 bán cầu riêng biệt mà chức năng sinh hoạt mỗi bán cầu lại được bổ túc cho nhau.Nhờ bổ túc cho nhau mà mỗi người chúng ta có một nhận thức nhất định và độc nhất cho từng người- không ai giống ai về thế giới bên ngoài. Lớp vỏ não trên cùng mới được “thêm vào” cho não bộ con người gần đây thôi (vài ngàn năm)đã làm cho con người khác hẳn các loài có vú khác, Nhờ những mạch thần kinh ở đây mà con người có được tri thức về những vật chất "cụ thể" (nhà cửa, vật dụng) và những ý niệm “trừu tượng” (ngôn ngữ, nghệ thuật...). Còn những lớp sâu hơn của vỏ não thì chức năng sinh hoạt giữa người và vật đều giống nhau.
Bán cầu não bộ cũng cần mạch máu mang dưỡng khí lên nuôi sống.Các mạch máu này được phân nhiệm vụ riêng biệt, như mạch máu thuộc phần cử động tứ chi, phần tạo tác ngôn ngữ, phần hiểu biết ngôn ngữ, phần thuộc thị giác, phần phân biệt vật thể. Mạch máu nào bị hư hỏng thì phần liên hệ đó của thân thể không còn hoạt động được. Và cũng như các bộ phận khác của cơ thể là thường hay bị bệnh, các mạch máu ở bán cầu não bộ cũng hay bị "tai biến". Những tai biến này chia làm 2 loại thường làm chết người hoặc biến con bệnh thành phế nhân.
*Tai biến thông thường nhất, lên đến 83% trường hợp, là "nghẽn" mạch máu. Nghẽn mạch máu là khi mỡ cholesterol đóng theo thành mạch máu làm trở ngại máu không thể lưu thông trên vỏ não,làm não không có dưỡng chất, tế bào thần kinh ở vùng này phải tê liệt. Thường thì tế bào thần kinh tê liệt sẽ không được thay thế. Các sinh hoạt của thân thể liên hệ tới vùng thần kinh này sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn, trừ phi có những tế bào thần kinh khác học hỏi vai trò của những thần kỉnh đã tê liệt qua một thời gian, gọi là phục hồi chức năng. Bởi vì mỗi người có sự nối kết các đường dây thần kinh não bộ một cách khác nhau, nên khả năng phục hồi cũng khác nhau.
*Tai biến hiếm hoi chỉ có khoảng 17%,nhưng nặng nề nhất,là "vỡ" mạch máu.Vỡ mạch máu là khi mạch máu não có chỗ cấu tạo bất thường -thành mạch máu quá mỏng - bị vỡ ra, lớp vỏ não bị ngập lụt trong máu và tế bào não ở vùng đó không còn hoạt động được; vì máu là độc tố của tế bào thần kinh, không thể được tiếp xúc trực tiếp. Đôi khi vỡ mạch máu là do áp suất huyết quá cao, các vi huyết quản nốỉ liền động mạch và tĩnh mạch chịu đựng không nổi áp lực.Đây là những tai biến chết người.
Những Dấu Hiệu của Tai Biến Mạch Máu Não:
*Tự nhiên nói không ra tiếng.
*Tay chân bị tê hay bắp thịt bị cứng.
*Tự nhiên quên hết mọi sự một cách bất thường.
*Tự nhiên đi đứng mất thăng bằng.
*Bị nhức đầu dữ dội khác với bình thường.
*Bỗng nhiên mắt mờ, không còn thấy gì hết.
Tai biến Mạch máu Não là vấn đề Sống Chết. Hãy đưa đi cấp cứu lập tức".
Một nạn nhân stroke (trong số 83% stroke ischemic, mạch máu não bị tắc), không như Bà Jill Taylor (trong số 17% stroke hemorragic, mạch máu não bị vỡ),Ông nhận xét về bài viết của bà Jill Taylor như sau:
"Bài viết của Bà BS Jill Taylor đã hết sức đầy đủ cả về phương diện khoa học,lý trí đến phương diện tâm lý, tâm linh.Tôi không thấy, và không dám,viết gì thêm về chuyện này.Tuy nhiên,có một số điểm,tôi không thấy nhắc đến trong chuyện này. Bởi vậy, tôi muốn trình bầy lại dưới đây để quý vị tùy nghi thẩm định:
1. Năm 1996 người ta chưa biết đến một phương thuốc mới trị stroke. Sau năm 2000,người ta đã tìm ra một phương thuốc để trị stroke, gọi là tPA, hay là tissue Plasmimogen Activator. Thuốc này chỉ hiệu nghiệm nếu bệnh nhân bị stroke được chữa trị trong vòng 3 hay 3 tiếng rưỡi đồng hồ mà thôi. Gần như khỏi hẳn. Sau đó, trễ hơn, vô phương cứu chữa.
Kết luận: Những ai thấy mình có thể bị stroke, xin hãy vào ngay bệnh viện thật sớm để được chữa trị ngay trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ bằng tPA.
2. Stroke là một bệnh có tính cách di truyền. Trong gia đình nếu thấy có người bị stroke thì anh em hoặc con cái rất có thể cũng sẽ bị stroke,vì tính cách này chúng ta cần phải hết sức cẩn thận trong việc ăn uống để giảm thiểu cholesterol tránh gây áp huyết cao và bệnh tiểu đường..Cần giữ gìn sức khỏe năng tập thể dục, đi bộ mỗi ngày...
3.Cần luyện tập trí óc là một phần không thể thiếu trong việc phòng ngừa bị stroke cũng như sớm hồi phục sau khi bị stroke".


Bà BS Jill Taylor viết tiếp về "Bộ não con người".
Khi bán cầu não Trái bị thương tật, người bệnh sẽ mất khả năng nói và hiểu lời nói của kẻ khác. Nhưng nhờ bán cầu não Phải,con người sẽ cảm nhận được là người đối diện đang nói thật hay nói dối qua sự nhận xét cách nói, giọng nói, vẻ mặt, và điệu bộ. Bán cầu não Phải có khả năng bổ túc cho bán cầu não Trái về mọi lĩnh vực sinh hoạt trong đời sống hằng ngày, khi não Trái bị tai biến hay thương tật.Chính sự nhận biết này của "bán cầu não phải" làm nảy sinh ra ý thức mà "bán cầu não trái" ghi nhận từ lâu,dù rằng đương trong cơn suy thoái do tai biến mạch máu não trái hoành hành,ý thức này chỉ thoáng qua nhưng cũng đủ cho người bệnh biết rằng mình đương trong lúc nguy kịch nhất,cũng như nó chỉ thoáng qua trong khi cơn bệnh đã bình phục hoàn toàn,vì vậy người đã bị thương tật "bán cầu não trái" cũng sẽ từ từ trở lại trạng thái bình thường,tuy không nhanh nhẹn như lúc trước,nhưng ý thức vẩn hoàn tất mỹ mãn do bởi 2 bán cầu não có sự liên kết mật thiết của tạo hóa tặng cho con người.Phần trình bày trên là ý tưởng của bà Jill Taylor
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HAI BÁN CẦU NÃO

Từ hơn 200 năm nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu về sự khác biệt giữa hai bán cầu não bộ con người. Người đầu tiên là DuPuis. Năm 1780, DuPuis đã tuyên bố là con người có bộ óc đôi,vì có hai bán cầu.Gần một thế kỷ sau, Arthur L. Wigan đã chứng kiến cuộc giảo nghiệm một người đã chết mà não bộ chỉ có một bán cầu. Người này lúc sống cũng đi,đứng,nói năng,và có ý thức như một người bình thường.Vì vậy Wigan rất hào hứng đưa ra thuyết “Con người có nhị trùng tâm”.Thuyết này gây nhiều hứng khởi cho các nhà khoa học Hoa Kỳ.Cho tới thập niên 1970, tiến sĩ Roger W. Sperry nhờ giải phẫu cắt rời hai bán cầu não để chữa bệnh “kinh phong”,đã khám phá ra vài điều mới mẻ.Trong bài diễn văn lãnh giải Nobel Y học năm 1981,tiến sĩ Sperry nhận định: “Khi hai bán cầu não bộ bị cắt rời, đương sự sẽ hành xử khác nhau như hai con người khác nhau, tùy theo bán cầu não Trái hay Phải được sử dụng”.
Những nghiên cứu và quan sát tiếp theo các bệnh nhân bị tách não làm đôi (để trị bịnh kinh phong) cho các nhà khoa học kết luận rằng: Khi 2 bán cầu não còn dính liền nhau thì hoạt động “bổ túc” cho nhau; còn khi bị mổ tách rời thì sẽ hoạt động như 2 bộ não “độc lập”, riêng biệt. (Tiến sĩ Jekyll).
Nhờ hai bán cầu não Trái và Phải hoạt động bổ túc cho nhau nên con người mới có những nhận xét, hiểu biết về nhân sinh và vũ trụ một cách rất độc đáo.Sự bổ túc này rất hài hòa đến nỗi chúng ta không thể phân biệt được khi nào chúng ta sử dụng bán cầu não Trái hoặc bán cầu não Phải.
Thông thường chúng ta có thể biết từ sự phân biệt người thuận tay Phải hay tay Trái để đoán người đó thiên về bán cầu não Phải hay Trái.Do bởi bán cầu não Phải điều khiển nửa phần thân thể bên tay Trái, và bán cầu não Trái điều khiển nửa phần thân thể bên tay Phải.
Còn người thuận sử dụng bán cầu não Phải hay Trái thì lại khác. Muốn biết một người thiên về sử dụng bán cầu Phải hay Trái thì hãy quan sát cách họ “nói năng” (sử dụng ngôn ngữ) và cách họ "nghe"và "hiểu" lời nói (tiếp nhận và giải mã ngôn ngữ) của người khác. Nói chung, gần như 85% dân số thuận tay Phải và thiên về sử dụng bán cầu não Trái. Và khoảng 60% người thuận tay Trái cũng thiên về sử dụng bán cầu não Trái. Như vậy số người thuận sử dụng bán cầu não Phải không nhiều (40% của 15% còn lại là 6%).
Khi các dữ kiện (ánh sáng, âm thanh, mùi, vị, cảm giác, ý tưởng) hằng ngày không ngớt tràn ngập não bộ con người qua các giác quan, thì bán cầu não Phải tiếp nhận các dữ kiện này bằng hình ảnh được dán chồng lên nhau theo thứ tự không có thời gian và không gian thật sự...“Nỗi buồn” hay “thất vọng”cũng được não Phải lưu giữ bằng hình ảnh trong một bối cảnh nào đó. Những hình ảnh này được lưu giữ cho dù sự kiện đã xảy ra cách nhiều năm, khi hồi tưởng lại,chúng ta vẩn tưởng như đang “thấy” trước mắt, nhất là những hình ảnh đó ngày xưa đã gây quá nhiều ấn tượng.
Với não bộ Phải, sự ghi nhận không có thời gian với đầy đủ cảm giác rất sống động. Não bộ Phải không bị gò ép phải “suy tưởng” theo một nguyên tắc hay khuôn khổ lề luật nào,đó là não bộ của các nghệ sĩ, tu sĩ, nhà đạo đức, các nhà khoa học lo cho tương lai nhân loại, chuyên nghĩ đến những việc mà người “bình thường” không hề nghĩ đến.
Não bộ Phải, phần trước trán, cũng làm cho chúng ta nghĩ đến tình nhân loại, nghĩa đồng bào,biết thương yêu nhau, giúp đỡ, nhường nhịn, sống chung hay chết chung với nhau.
Não bộ Trái thì ngược lại trong việc ghi nhận các dữ kiện. Tiếp nhận những sự kiện từ não bộ Phải như là hình ảnh của một tổng thể,não bộTrái đem ra phân tích,phê phán và sắp xếp theo hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị, thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai), tình cảm (thương ghét, vui buồn), khối lượng (nặng nhẹ, lớn nhỏ)...
Nói chung là não bộ Phải nhìn mọi sự dưới dạng toàn cảnh và tổng thể; còn não bộ Trái thì dùng ngôn ngữ để mô tả từng chi tiết, theo thứ tự thời gian, theo phân biệt tình cảm. Thí dụ: Não bộ Phải khi gặp một người thì ghi nhận ngay hình ảnh người ấy gặp trong một khung cảnh nào đó. Não Trái sẽ ghi chi tiết: nam nữ, chủng tộc, cách ăn mặc, nói năng, học vấn, cá tính... (Ở điểm này, ta gọi là óc nhận xét). Hay nhìn một đóa hoa. Não bộ Phải chỉ ghi nhận: đóa hoa và bất cứ hoa gì thì cũng thấy đẹp. Còn não Trái sẽ ghi hoa gì, màu gì, mùi gì, cánh hoa, đài hoa, cuống hoa, xấu, đẹp như thế nào.
Nhờ thu nhận hình ảnh người, vật, cảnh nên não bộ Phải nhìn chung điều gì cũng đẹp, dễ thương, độc đáo, biết tôn trọng vật hay người đã nhìn thấy, và thấy cá nhân mình chỉ là một phần trong toàn phần, không có sự kỳ thị, phân biệt hơn kém, thương ghét.
Trái lại "Não bộ trái" tạo ra nhiều dễ dàng trong đời sống, nhưng cũng từ đó làm cho đời sống thêm phức tạp hơn lên,với chức năng phân tích để phân biệt theo gía trị và xếp loại theo hạng mục. Thêm nữa,"Não bộ trái" có khả năng ngôn ngữ nên biết diễn tả mọi sự mọi vật thật chi tiết, rõ nét, dễ hiểu, làm cho sự hiểu biết của loài người được tích lũy và lưu truyền càng ngày thêm phong phú, khiến cho con người càng ngày một thông minh,tiến bộ qua quá trình tiếp thu kiến thức hàng ngàn năm. Với những kiến thức được phân loại theo hạng mục, con người cũng tiên đoán được những gì sắp xảy ra, tránh được phần nào tai họa (thời tiết, giông bão, động đất, sóng thần...). Nhưng cũng chính với những khả năng đặc biệt của não bộ Trái, con người, và chỉ có loài người mà thôi, đã tạo ra biết bao khốn khổ cho chính mình và người chung quanh.
"Phiền não từ trái tim".
Nội chụm từ này cũng đã cho chúng ta thấy cái nguyên nhân của sự phiền não,làm phiền cái não từ trái tim,không phải đơn giản như "phiền phức" thông thường.
Như vậy chính cái tim gây nên "phiền não" bởi "Hỷ Nộ Ái Ố",4 trạng thái này làm trái tim cảm xúc mạnh từ bộ não,như vậy "Hỷ Nộ Ái Ố" bắt đầu từ phần nào của bộ não đây?
Bà Jill Taylor ghi lại :"Ngày đầu tiên bị xuất huyết não với nỗi hãi hùng cay đắng nhưng ngọt ngào,khi não thùy trái không còn hoạt động bình thường được nữa,tôi mất đi ý thức về giới hạn của thân thể vật chất".Nổi "hãi hùng cay đắng" là cảm xúc của não trái,nhưng "ngọt ngào" là cảm xúc của não phải,theo như Bà phân tích ở phần trên,"não phải" như một cái máy chụp hình,nên mọi cảnh đều là đẹp cả,còn "não trái" thu nhận những hình ảnh của "não phải" đem phận tích và tổ chức lại thành hệ thống,nhờ có khả năng ngôn ngữ nên diễn đạt một cách hoàn mỹ hơn.
Như vậy chúng ta thấy "não phải" chỉ có hình ảnh đẹp,nghĩa là chỉ có "Hỷ và Ái".Thật vậy đó là ý thức ban đầu của đứa trẻ mới sinh,khi nó biết nhìn thấy,nên chúng ta chỉ thấy nó mĩm cười (vui) ,còn khi nó khóc chỉ là một trạng thái tự nhiên vì nó đói,cũng như khi nó khóc mới lọt lòng mẹ là vì nó bắt đầu cuộc sống mới khác với cuộc sống trong bụng mẹ,thân thể nó nhận được sự khác biệt này,cảm giác này cũng là vấn đề tự nhiên.Khi người mẹ cho nó bú sữa,vì nó thích (yêu ,thương) cái vú của người mẹ nên mĩm cười.Do đó chúng ta thấy đứa bé mới sinh chỉ có "vui và thương" từ bộ não của nó,phải nói rõ hơn là "Não thùy phải" của nó bắt đầu hoạt động,"Nhận chi sơ tính bổn thiện" là ở chổ này.
Chính cái tâm qúa cảm xúc sinh ra phiền não,vì đây là những cảm xúc không phù hợp với sự mong muốn của chúng ta làm nên chướng ngại tâm tư rồi nhiễu nhương đến tri thức (não thùy phải),rồi não thùy trái tiếp nhận với sự bày biện phán đoán đã vạch sẳn làm tim đập dị thường tạo nên giòng máu có tầng số khác biệt,"Hỷ,nộ,ái,ố" không gióng nhau,khiến não bộ quyết định hành xử tạo nên trạng thái con người bất ổn,cứ thế não phải tiếp nhận rồi não trái lại ghi nhận phát sinh tín hiệu nhiễu nhương đến con tim.Vậy "Hỷ,Nộ,Ái,Ố" là nguyên nhân của bệnh tâm thần do chính não trái làm nên tình trạng "Tham,Sân,Si,Hỷ,Nộ,Ái,Ố".
"Tham Sân Si" là hiện tượng trầm lặng không gây động đến nội tâm,nên chỉ có hiện tượng trầm cảm,cho nên chúng ta không thể nói nó phát xuất từ con tim mà phải thấy rõ nó bắt đầu từ não thùy trái,chính não thùy trái vạch sẳn quy trình sinh hoạt của từng cá nhân."Hỷ,Nộ,Ái,Ố" là hiện tượng bộc phát rõ rệt,nó hiện rõ ra ngoài trên nét mặt,lắm khi còn có hành động,vì trái tim qúa kích động.
Để hiểu tường tận những điều trên,trước tiên chúng ta phải nhìn nhận "Tất cả mọi việc đều do chính bộ não mà nên,như thế mới từ từ giải quyết được phiền não.
Phiền não do xúc động bởi "Hỷ,Nộ,Ai,Ố" từ tâm mà sinh ra,nguyên do này khiến não thùy trái mang đến với ý thức "Tham,Sân,Si" ích kỹ của từng người,trong trường hợp không giải quyết được thì sinh trầm cảm,xa lánh tất cả mọi thứ,chỉ sống về nội tâm,lâu dần trở thành uất ức,trở nên giận hờn (Nộ,Ố)từ cái tâm.Con người có "Hỷ Nộ Ái Ố" cực độ,thì ảnh hưởng đến bộ não bởi những mạch máu có tầng số chuyển động khác nhau qúa mức bình thường,từ đó sinh ra bệnh,nặng lắm là bệnh tâm thần (tâm và não)sinh ra khờ khạo,nhẹ hơn là tai biến mạch máu não (chỉ cái não bị thương tích,lắm khi cũng nguy kịch đến tính mạng).Bà BS Jill Yaylor cho biết trên bộ phận vỏ não liên quan đến thị giác,Bà nhận ra đa số những người mắc "Bệnh tâm thần phân liệt" thường có cái nhìn bất thường khi quan sát những vật chuyễn động...“Nỗi buồn” hay sự “thất vọng”cũng được não Phải lưu giữ bằng hình ảnh trong một bối cảnh nào đó. Những hình ảnh này được lưu giữ cho dù sự kiện đã xảy ra cách nhiều năm.Như vậy chúng ta thấy:"Não thùy phải là kho lưu trử kiến thức của con người,còn não thùy trái là tổng tham mưu của từng cử động của con người".Do đó việc hành xử của mổi người có khác biệt nhau.
Đã biết não thùy trái là nơi phát sinh ra mọi hành động,thì những lời nói "Tha thứ hay khoan hồng"không còn có nghĩa là bắt nguồn từ con tim,như vậy làm sao chúng ta phải nhận tất cả để rồi tha thứ và khoan hồng,chúng ta thấy rõ "Phiền não" là nguyên trạng của con tim bị rối loạn từ con người dễ cảm súc bắt nguồn từ não thùy trái,sau khi bộc phát ra ngòai thì được ghi lại ở não thùy phải,vì tình tiết có khác nhau trong mổi lần hành động,nên não thùy trái quyết định hành động khác nhau trong ý thức riêng của từng người.Nếu nhận được điều này chúng ta mới dễ dàng giải trừ "phiền não".
Để giải trừ "phiền não",đó là bỏ đi tạp niệm (ý thức quy định bởi não trái) thì tâm mới được yên ổn.Đừng nghe những lời những ai đó khuyên:"Hãy đón nhận chướng ngại,không cần trốn tránh nó nữa..phải tha thứ tha nhân.."Một câu nói qúa dài nhưng không trọn ý,phiền não không những chỉ từ tha nhân mà đến lắm khi nó cũng tự minh gây cho chính mình.
Có nhiều vấn đề chúng ta không nhận được minh bạch,mà chỉ nghĩ thoáng qua,rồi tự mình thấy là đúng cứ thế chuyễn qua tình tiết khác,cho nên sự việc cứ thế chồng chất lên nhau,đến khi gặp trở ngại tạo thành phiền não thêm,làm cho con người trở nên bực nhọc tinh thần mà không sáng suốt.
Bản tính của tâm là cảm xúc do bởi nhận thức của bộ não,vì ý thức đó đã ghi nhận từ não thùy phải,qua não thùy trái trở thành quan điểm cố định rồi tự sinh ra giao động truyền đạt khiến tâm cảm ứng sinh ra Hỷ Nộ Ái Ố hiện ra bên ngoài,còn Tham Sân Si không phát xuất từ "Tâm" mà từ "Não",đó chính là sự "cố chấp" và "đam mê" chúng ta có cảm nhận rõ ràng là ở ngay bộ não,
còn "Vui Giận Thương Hận" thì thực sự có tương quan đến con tim,hộp thì Vui Thương,nghịch thì Giận Hận,còn "Tham Sân Si,Nộ,Ố" là do bởi ý thức từ não trái tạo nên quan điểm của chúng ta đối với tha nhân,chung quy nhìn lại tất cả mọi sự "Tham,Sân,Si,Hỷ,Nộ,Ái,Ố " đều từ quan điểm nhận xét riêng của từng người,đó chính bộ não.
Tai hại của tâm tiêu cực.Lòng "ganh tị và cố chấp" là tính năng sinh ra phiền não,vì lúc nào chúng ta cũng thấy mọi việc không thuận lợi sẽ xẩy đến rồi tự mình sinh ra đố kị với tha nhân,đó là tính tiêu cực của con người,sinh ra bất hòa với kẻ khác,nó không nằm trong quan điểm "Nhân chi sơ tính bản thiện",cũng không nằm trong "Tính phòng ngừa kẻ gian" của quan niệm:"Ta đừng có tâm hại người,nhưng chẳng đừng không có tâm đề phòng người"."Phòng"có nghĩa là chuẩn bị đón chận những bất trắc xẩy ra,chữ "Tâm" trong câu trên không thích hợp nữa,vì chúng ta đã biết mọi việc đều do "Bộ não" định đoạt,vậy "Ganh tị và cố chấp"cũng do bộ não sinh ra,không bởi ảnh hưởng của "Tâm".Những điều trên cho chúng ta thấy:Quan điểm con người ngày xưa với thời đại bây giờ có khác biệt ở chổ "Tính con người ảnh hưởng nhiều ở bộ nảo,mà ta gọi là trung tâm thần kinh của con người,mọi hoạt động trong cơ thể chúng ta đều có liên quan đến bộ não",nếu nhận ra thế sao chúng ta cần phải "Chuyển hóa tâm",cái tâm vô vạ đã bị lay chuyển bởi cái nhìn ích kỉ của con người từ bộ não,trung tâm của hành động biểu hiệu ý chí.Nếu sự suy nghĩ của chúng ta trong sáng,không ganh tị cố chấp thì tâm của chúng ta sẽ thảnh thơi an nhàn,như thế chúng ta sẽ không bị những chướng ngại tự tạo bởi tính đề phòng của chúng ta,vì tính "Đề phòng" không có nghĩa là "Đối kháng" với tha nhân mà chỉ cần cẩn thận với họ để nhận xét về họ,phải ôn hòa và từ tốn.Như thế ta thấy tính "Đề phòng" không phải là "Ganh tị hay cố chấp" mà chỉ tạo thêm sự ôn hòa tế nhị trong giao tiếp giữa con người chúng ta để tìm sự hòa thân hơn,quan điểm này cũng phát xuất từ bộ não tạo thành,nếu bộ não được minh mẩn (Thanh) thì sẽ không nhận sự phiền hà (Đục) khi đó com tim tự nhiên ngọt ngào và an nhàn.
Quan điểm xem "Chướng ngại như niềm vui",có phải chúng ta tự khắc khổ bản thân,tự nhận thêm áp bức,bởi sự quấy rầy những người xung quanh ta.Vì tâm không có nhận thức,thuần tính của tâm thường được cảm xúc bởi những giao động cuộc sống bên ngoài bởi não thùy trái tạo thành cấu kết những giác quan như : thấy ngữi sờ nghĩ và cả vị giác đều khiến ta bực bội,chán nản nghi ngờ rồi tự đau khổ.Tất cả sự việc trên đều do bởi bộ não gây nên,không do cái tâm cảm nhận,nên chúng ta thấy rõ đó là cái "Tâm tiêu cực" đây là điều chúng ta cần nhận rõ,mọi cơ năng hoạt động trong con người chúng ta đều do trung tâm thần kinh não bộ,chính sự suy tư ích kỷ về Hỷ Nộ,Ái,Ố đẩy lên mình kẻ khác rồi sinh ra cái tâm bất thường,muốn trở lại con người bình thường,trước tiên cần xóa bỏ cái quan niệm tiêu cực cá nhân để chuyển hóa tâm,"Phải bỏ hết tạp niệm" của não thùy trái mà cần nghĩ đến khía cạnh hòa đồng nhân ái của vấn đề từ não thùy phải,như thế niềm vui sẽ đến,khoang dung sẽ độ lượng,lúc đó chướng ngại sẽ không còn làm ta bận tâm.
Được-Lời (LKC) Ngày 25-2-2014.


No comments:

Post a Comment