Thursday, September 11, 2014

QUA CẦU TÌNH XA

Qua cầu tình xa
 Thấm thoát đã hơn 40 năm xa Ninh-Hoà,một thành phố nhỏ nằm trên QL 1,con đường huyết mạch của thời trước năm 1975,tôi sinh ra và trưởng thành tại đây, trong suốt thời thơ ấu lên đến lớp đệ nhị,kể từ năm 1967 tôi vào Nha-Trang học tại Trường Võ-Tánh,mổi tuần chỉ trở về ở cuối tuần,năm 1968 thì được vào học Trường Hóa-Học trong Trung-Tâm Kỹ-Thuật Phú-Thọ Sài-Gòn,sau 2 năm học,tôi đăng ký vào Hải quân VNCH,nghĩ lại chuyện xưa ,những trường Ninh-Hòa vẩn là nơi lưu luyến đã cho tôi nhiều kỷ niệm.
 Ninh-hòa sinh đẹp với cái tên hài hòa của vùng núi non với Hòn Vong-Phu và con sông Dinh chảy ngang qua phố.chia rẽ 2 làng Vĩnh-Phú và Ninh-Hiệp,bắc qua sông Dinh bởi 2 chiếc cầu,cầu xi-măng cốt sắt nằm trên QL 1 cùng chiếc cầu sắt là đường xe lửa ở phía thượng nguồn,hằng ngày tiếng còi hụ xe lửa như là canh giờ báo cho mọi người biết là khỏang 9 giờ trong canh chợ bắt đầu nhộn nhịp của buổi sáng,và khoảng 5 giờ chiều của canh chợ lần thứ hai trong ngày sắp tàn,sinh hoạt đều đặng như không bao giờ gián đoạn.
 Tiếng "xóm" là tiếng tôi thường nghe lúc còn nhỏ từ anh Mảnh,người giúp việc trong nhà,anh thường dẩn tôi đi đó đây trong làng sau những buồi trưa được rảnh,như xóm Rượu,xóm Lò-heo,xóm Chợ và xóm Cầu gổ.Từ  cầu gổ vào khu chợ và từ cầu Dinh trở vào chợ dọc theo QL 1 đến ngã 3 bùng binh gần Phủ quận đường hầu như toàn là gia đình người Hoa,nên có tên gọi phố Tàu,có một ngày anh Mảnh dẩn tôi băng ngan cầu Dinh,khi qua sắp hết chiếc cầu tôi nhìn thấy dưới cầu có một canh gác nằm ở bên phải cách bờ làng Vĩnh-Phú không xa chừng một nhịp cầu,tôi chỉ tay  về hướng chòi và hỏi anh Mảnh,anh vội kéo tôi đi nhanh và nói,"nhiều chuyện, đi nhanh lên",tôi lặng thinh bước theo nhịp vội vã của ảnh qua khỏi cầu,tôi nhìn thấy bên trái là một đồn lính (sau này là rạp hát Vĩnh-Hiệp) và tiếp tục đi mãi gần đến trường Tàu,anh Mảnh mới nói:"Mày nói nhiều họ sẽ bắt mày nhốt trong đó,đi nhớ đừng chỉ trỏ và nói chuyện",hỏi ra tôi mới biết chổ vừa rồi là đồn lính nơi nhốt mấy ông Việt-Minh.Anh Mảnh chỉ ngôi trường và nói :"Mai này tao dẩn mày đến đây để đi học".Đó là trường tiểu học Bình-Hòa cho những con em người Hoa học,kế bên cạnh là trường tiểu học Pháp-Việt,đây là trường tiểu học công,đối diện với trường Pháp-Việt,bên kia đường là khỏang đất trống thường dùng để đá banh cuối tuần,anh Mảnh thường dắt tôi đi xem đá banh,đội banh thường là mấy ông thanh niên ở phố,còn đội bên kia là mấy ông Tây.Vào thời đó (1954), gia đình tôi ở tại căn nhà cao nhất trong phố,nhà Liên-ích-Hòa,nhà cao 3 tầng,(lên đến tầng 3 có thể nhìn rõ những sinh hoạt trong đồn,bởi thế khi người Nhật đến hồi 1945 hay người Nam-Hàn đến sau này họ đều thuê ở căn nhà này),mặt trước mấy ông Cò làm việc hằng ngày,chúng tôi ở phía sau nhà,có lối đi riêng,tôi không bao giờ dám mén đến phía trước.Trước nhà là chợ Ninh-hòa,hằng ngày nhóm chợ 2 lần,một hôm trời sắp trở tối có tiếng nổ lớn trong chợ,sáng hôm sau mới biết tin Việt-Minh thả lựu đạn,lúc đó tôi mới biết Việt-Minh là gì,vài ngày sau mấy ông Cò không còn đến nữa,và mổi chiều tối đều có nhiều người từ quê đến xin ở tạm qua đêm,trong lúc này đêm nào cũng thường nghe tiếng súng nổ từ xa,một đêm nghe tiếng nổ thật lớn,trong căn nhà tôi nhận được sự rung động nhẹ,ngày hôm sau mới biết cầu Dinh bị đánh sập,từ ngày đó muốn qua cầu phải đón ghe mà đi.trong năm đó mẹ vừa sinh đứa em trai,năm 1954.
 Nhưng không lâu chiếc cầu được bắc lại bởi một nhịp cầu dã chiến,từ đó tôi và anh Mảnh không cần đón ghe để  qua sông như những tháng đã qua.Ninh-hòa hình như nhộn nhịp trở lại ban đêm có nhiều người đến tại cầu hóng mát,thỉnh thỏang anh Mảnh và chị Mùi dắt tôi đi đến cầu ,đứng trên cầu ban đêm mát thật,tôi có cảm  giác này,riêng anh Mảnh và chị Mùi tôi thấy anh chị rất vui và quen thân lắm.
 Từ lúc này cứ mổi chiều tan học về tôi thường ra chợ để giúp gia-đình như chạy bàn,mang thức ăn cho khách,việc làm ăn ở nhà lúc này là cái quán bán ăn,khách lúc này đông lắm,phần lớn là mấy ông quân nhân,nghe nói họ từ Bắc di chuyển về,sư-đoàn 7 gì đó,họ ăn uống có vẻ vội vàng và hấp tấp,có lắm người ăn xong quên trả tiền,mẹ bảo vài bửa nữa họ sẽ về trả sau.
Tôi cảm thấy vui trong lúc làm việc trong quán,nhưng mẹ không cho tôi tiềp tục làm,bảo tôi đừng ra quán nữa vì mẹ thấy có vài ông lính đem tay ướt phủi lên chiếc áo tôi đang mặc,thôi chỉ đành nghe lời mẹ mà ở nhà.
 Một hôm đến trường,nghe tin cha chị Trần-ái-Lý qua đời tối đêm qua bởi qủa lựu đạn ông lính nào đó làm chết,cả lớp chúng tôi đều buồn,riêng tôi lo sợ,vì nhà chị là một nhà hàng tại ngã 3 bùng binh Ninh-Hòa kế quận đường,làm ăn gióng như gia đình tôi,tôi phập phòng biết sợ mấy ông lính,tôi không dám ra quán nữa,và chỉ ở lại nhà,sau những buổi học về,chơi quanh quẩn  trong sân,có hôm đá banh làm rớt qủa banh trong mâm cơm gia-đình dì tôi,bà dì không la rày gì cả,vì dì rất thương tôi,nhưng ba tôi lại giận cầm roi như muốn đánh tôi và mắn tôi "ăn cứ phá hoài ",mổi lần ba đánh thì tôi bỏ chạy đi mất,đến tối mới trở về nhà.
  Kể từ ngày tôi có đứa em trai và sau cái tết năm mới (1955),tôi không còn ăn gà tiềm cước cá,yến chưng đường phèn như trước nữa,cách ăn yến rất phiền,thường mẹ tôi đánh thức dậy vào giữa đêm cho ăn,không được xuống giường rồi ngũ tiếp,nên tôi không muốn ăn nữa,nhưng mẹ bắt phải ăn,hỏi ra mới biết lúc tôi 6 tuổi một cơn bịnh làm tôi ngũ thiếp đi 3 ngày đêm như đã chết,sau đó tôi mới thức tỉnh,8 tháng sau tôi mới đi đứng bình thường trở lại như đứa trẻ mới lớn lên,cho nên trong nhà tôi thường gọi ba má bằng anh hai chị hai,còn tôi là thằng Được.với cái tên như thế không có gì lạ,tôi vẩn nghĩ mình còn may mắn,nếu không mang phải cái thằng Cu,thằng Tèo như vài đứa bạn ở sau hẽm gần mé sông thì  xui tận mạng,vì mổi lần đi ra ngoài chơi, bạn bè đều chế diểu chọc ghẹo với cái tên Được,đôi khi nắm chùm tóc nơi mõ ác mà đùa,bạn bè tụi nó nói mình gióng con gái,mấy đứa lớn hơn nó gọi mình là thằng lại cái,bị chúng ghẹo đánh đòn mà tôi không dám đánh trả lại,vì thế ba tôi cứ nói tôi ngu "khôn nhà dại chợ"chắc có lẽ vì lời nói này,nên mổi lần bác Tư từ Bến-Đò lên,tôi xin theo bác về đó ở với bác vài ngày,bác chỉ tôi tập luyện thân thể,nên người không còn nhúc nhác nữa,sau này những đứa bạn đã từng đánh tôi như thếnào,tôi chờ dịp tìm chúng để thử sức.lúc đó tôi vừa học hết lớp đệ lục,chúng tôi thường tụ nhau tại khúc sông gần cầu sắt,cứ mổi trưa thứ bảy và chú nhật của ngày cuối tuần,nhưng rồi trong tụi bạn có đứa hỏi,sao lúc này mày hay thích chơi những trò đánh nhau vậy,tôi mới nhắc lại chuyện năm xưa mà chúng đã làm.
  Nói lại chuyện lúc còn học tiểu học.sau cái tết tây 1958 ba má tôi định dọn đến Dục-mỹ để làm ăn,cái quán ngoài chợ thì chú tôi quản lý,điều chẳng may cho chú tôi là thím tôi mất trong ngày cuối năm,29 tháng chạp,nên việc dọn về Dục-mỹ không thành,ba má phải dọn đi mướn nhà ở bên làng Vĩnh-Phú trước rạp hát Vĩnh-hiệp,trước là để làm ăn sau là để anh em chúng tôi vẩn được ở chung,vì mấy đứa emcon chú thím vẩn còn nhỏ vả lại hằng ngày mẹ cũng cần ra quán giúp chú tôi mổi buổi sáng.Từ nay trong nhà không còn người giúp việc nữa,công việc làm ăn bắt đầu có khác,chỉ có nhận nấu cơm tháng cho mấy ông Hiến binh ở gần nhà và mấy ông thầy ở bên trường Tàu,nhầm những lúc mấy đoàn hát cải lương đến thì công việc mới bận rộn đến khuya.Sống tại đây đã gần một năm,trong dịp hè năm này,mẹ tôi bị bệnh,nên mổi buổi sáng tôi phải ra ngoài quán giúp chú tôi chạy bàn đến trưa,trước khi về nhà thì đi đến cầu sắt tắm sông,nước sông ở đây sạch và mát,cái khoái nhất là được chạy lên cầu sắt đến gần khúc giữa dòng sông rồi nhảy xuống,vui thật.
Một hôm,sau buổi làm tại quán,tôi đi tắm sông như thường lệ,trên đường đi gặp một cô bạn cùng trường,chận lại hỏi tôi:
       -Đi đâu lên đây mà ngày nào cũng thấy mày
       -Đi lên cầu sắt tắm.
       -Đi đến cầu sắt sao không đi ngỏ chợ gần hơn.
       -Tao còn ghé miếu để coi hòn đá của tao.
       -hòn đá gì?
       -Coi nó có lớn chút nào không?
       -Hòn đá gì ?Chổ nào tao đi nữa.
       -Tao đi tắm trước đã,bửa khác đi.
Thế là tôi chạy nhanh đi như tránh bé gọi ngược lại,hôm đó tôi không về theo đường củ,tôi về theo lối gần chợ trở về nhà.Hình như tôi cố tránh lối đi đó đã mấy ngày,hôm nay lại phải theo lối củ mà đi và gặp bé đang chơi trước thềm nhà bé,bé gọi giật lại và hỏi,
       -Đi đâu đó.
       -Đi tắm.
       -Đi coi hòn đá trước được không?
thế là tôi cùng bé vào xem hòn đá,đá được đặt dưới gốc cây của một ngôi đình,tôi chỉ bé hòn đá ở đó và bé hỏi tôi :
    -Có gì khác không? Tôi chỉ lắc đầu
    -Sao mày nói nó lớn.
    -Anh Mảnh nói.
    -Mày không thấy nó lớn chút nào sao?
Chúng tôi như cải nhau tôi nói đá sẽ lớn một mình,bé thì cải lại đá được đẻo mà thành,cứ thế mà lời qua tiếng lại,ông Từ giữ miếu đó không biết nói gì với bé,bé quay lại la tôi:
     -Mày xấu lắm,mày chơi tao.
     -Đâu có đâu?
 Trong lúc bé giận bỏ chạy về nhà một mình,tôi đi tiếp đến bờ sông gần cầu sắt để tắm.
 Hè qua nhanh thật,ngày tựu trường đã đến,tôi bắt đầu đi ghi danh học lại,năm này tôi học lớp năm,bên trường Tàu lớp năm,lớp sáu là lớp cao nhất trong bậc tiểu học,,học được hơn 5 tuần,một hôm thầy hiệu trưởng gọi lên văn phòng thông báo tôi phải trở về lớp tư để học,lý do là không nộp đủ bài làm tại nhà trong dịp hè vừa qua,thế là tôi được xuống lớp.
 Trong ngày đầu của lớp học mới,các bạn mới nhìn tôi như người xa lạ,mặc dầu hằng ngày vẩn gặp nhau ngay giữa phố Ninh-Hòa,chúng nhìn tôi như có vẻ khinh miệt,như khiêu khích,có đứa tỏ vẻ như đàng anh,"Mày mà liếng lắc,coi bắp tay tao nè,có thể bẽ mấy thằng nhóc như bẽ xương gà đấy nhé",mặc tình chúng nói gì tôi vẩn không trả lời,còn bên mấy đứa gái,lườm tôi như dò xét điều chi,tôi nhận ra con bé lúc hè tôi đã gặp,bé hỏi "Sao lại là mày",còn mấy đứa kia xầm xì cười mĩm.  
Trước một tuần vào dịp tết trung thu,tôi bị thầy hiệu trưởng phạt vì tội chạy qua sân trường,tôi vào trình bày vì trời đang mưa,vả lại hôm nay là ngày tôi trực lớp tôi cầnlấy sổ trực,thầy không nghe nên tôi bị phạt đứng trước văn phòng,khi thấy bạn khác chạy qua sân tôi cũng vào báo,ý để cho vui khi có người mới cùng phạt chung với mình,ông hiệu trưởng trả lời,"mày không thể so sánh với nó,Hồng là học sinh tốt còn mày là học sinh xấu",thầy hiệu trưởng liền đứng dậy ra bảo đứng ngay lại,tôi chưa kịp chỉnh tề,một tát tai vào mặt,thầy hô tôi dùng dao đâm thầy,thật ra lúc đó tôi đang cầm con dao trên tay,con dao này là loại dao để vót bút chì,lại được dùng trong các công việc cắt giấy trong giờ "lao-tác"(giờ "thủ công,trang-trí"),con dao tiện hơn chiếc kéo và cái vót bút chì,trong lúc đang khoe cùng bạn con dao mới và đẹp,bị cái đánh thình lình và tiếng ông hiệu trưởng hô tôi cầm dao đâm ông ta,ông nói :"nó có dao đáy",mấy ông thầy từ văn phòng đều ra và cố đè tôi xuống lấy giây thừng buột lại,tôi vùng vẩy như muốn để tháo chạy,họ không làm được gì,trong lúc đó thầy Phù,người địa phương la tôi và bảo đứng yên,tôi nghe lời thầy Phù vì tôi rất kính trọng thầy.
 Suốt buổi trưa hôm đó tôi bị phạt đứng tại văn phòng cho đến chiều tối,học sinh đều về nhà,riêng tôi vẩn phạt ở lại trường,sau đó thầy hiệu trưởng vào cho vài lời cảnh cáo,bảo rằng tôi phải bị đuổi khỏi trường,nhưng thầy Phù xin cho tôi ở lại trường để học,nên thầy hiệu trưởng nể tình mà nhận tôi,thầy giảng thêm "sau này ra đời trò phải biết trong xã hội vẩn trọng những người tốt hơn những người xấu",tôi chỉ hỏi lại "mấy người xấu giết người thì ở tù,còn người tốt giết người không ở tù phải không?".Buổi chiều hôm đó tôi về nhà trong tâm trạng lo âu vì sợ nhóm trẻ Vỉnh-Phú vay đánh,vì chúng thường không ưa nhưng học sinh học trường Tàu vả lại tôi cũng thường hay đánh lộn với tụi nó,nhóm đó anh Chiêm đứng đầu.Cùng trong tuần đó tôi lại bị một trận đòn tiếp,bởi thầy chủ nhiệm lớp tư,em của thầy hiệu trưởng.Câu chuyện xẩy ra bởi một con cóc,nó nhảy ra từ bàn anh Hồng đang ngồi nơi gốc phòng của lớp,nhảy vọt qua bàn tôi đang ngồi,rồi nhảy qua bàn mấy đứa gái,khiến tụi nó la hoảng lên,thầy chủ nhiệm vào hỏi lý do,cả lớp nói tôi đá con cóc nhảy đến làm mấy chị sợ,nên lớp học ồn lên,bàn ngồi tuy có 2 người,nhưng chỉ mình tôi bị một trận đòn khá nặng với mấy cái tát tai,rồi bị dẩn lên phạt đứng ở mặt sau văn-phòng với thêm chục nét roi cho mổi bàn tay,chổ đứng này cũng là trước mặt nơi thờ cúng Quan-công,tôi tự nhủ với mình "Tôi sẽ không như các thầy của tôi bây giờ",tôi biết tôi bị oan và giận lắm nhưng tôi phải cam chịu một mình.
 Sau buổi trưa hôm đó tôi được về cùng mọi người,con bé quen lúc hè vừa qua như đang tìm vật gì rớt trước mặt nhà thương,khi tôi đi đến nó liền đứng dậy và hỏi:"Thầy đánh có đau không?",tôi trả lời với sự bực bội:"Mày bị đánh rồi mày sẽ biết,cái gì cũng la","Tao đâu có la",tôi không trả lời cứ mãi đi đến gần nhà rồi chạy vào nhà,bé vảy tay chào tôi rồi cùng theo hàng một mà đi qua cầu,tôi chỉ nhìn nó với vẻ trìu mếm,nó khuất dạng mép đầu cầu bên này,tôi liền chạy ra phía sau nhà nơi cạnh mé sông trông chừng dáng bé đi.Những lời hỏi thăm của bé như một an-ủi,là lời nói đầu tiên của người bạn cùng lớp học mới này,chúng tôi quen nhau nhưng ít khi trò chuyện với nhau,chỉ vài lời chào hỏi hằng ngày và gặp mặt nhau khi nó ra sông giặt đồ cuối tuần.Cứ thế theo thời gian chúng tôi học xong tiểu học Tàu và qua kỳ thi tiểu học Việt.Lúc này nhà tôi dọn về Xóm-Rượu,mỗi lần đến chổ ở mới đều có vài chuyện nho nhỏ xây ra với những đứa trong xóm,họ thường gọi tôi là "đồ trôi sông lạc chợ",nhưng vì quen với lần dọn nhà ở bên Vĩnh-phú,nên chỉ vài lần cũng trở thành quen,trong thời gian này tôi không có đi học,chỉ ở nhà giúp mẹ làm nhang,hùn vốn với ông cậu sản xuất nhang để bán,ba thì đi giúp mấy ông bạn thâu thuế chợ ở Ban-mê-Thuột,trong lúc này vì lo việc trong nhà nên ít khi đi tắm sông,nên việc gặp gở với người bạn cùng lớp cũng dần dần phai đi,một hôm mẹ từ chợ về cho biết:"chiều nay có bạn mày đến thăm",tôi mừng rở trong lòng,ngưng làm việc vội lấy chiếc xe đạp chạy về ngã 3 bùng binh mua vài trái dừa tươi đem về,rồi đi vào ngăn tủ đồ ăn lấy ra gói bột khoai lang,mấy đứa em nói:Anh Được làm "tù-quỳnh" bửa nay.-Làm việc đi,chiều nay mới ăn."Tù-quỳnh" là tiếng gọi của người Hải-Nam đó là "bún làm bằng bột khoai lang",hôm đó tôi có món chè đá "tù-quỳnh nước dừa"đãi bạn.
 
Qua cầu tình xa  Tình ta ta đoán không ra.
Sao mà cứ nói tình là mộng mơ.
Chờ khi duyên kiếp lững lờ.
Trông chừ mới thấy lờ khờ đến nơi.
Ngồi bàn viết mấy câu chơi.
Cho đời thêm chút thảnh thơi tuổi già.
Tưởng qua trong lúc là ngà.
Qua cầu,chập chểnh,tình xa ngẩn ngờ.
 
Nghĩ lại chuyện xuống lớp,tôi như thờ ơ về chuyện học hành,buồn nổi những bài đã học như lờ mờ trong đầu ốc tôi,nó như bám víu không buôn tha mặc dầu vẩn không màng nghỉ đến,chập chờn ẩn hiện có vẻ như hờn ai vậy,thế rồi nghỉ tới lời ba thường dạy,phải biết kính trọng người trên mến yêu kẻ dưới,nên cũng bớt căng thẳng tâm tư phần nào,dầu thế cuộc sống đâu dễ như người đã dạy,thực sự lúc đó chính tôi đã nhận được lẽ sống riêng cho mình,lắm khi tôi thường lý luận một vài câu trái ý với ba tôi,thế thì cả mâm tách trà trên bàn bay thẳng vào người tôi,tôi liền tháo chạy vài ngày sau mới trở về,có lần về báo cho mẹ biết:"Mình đi đăng quân dịch".Trong cảnh sống khó khăn của gia đình không cách nào khác hơn là con đường tự mình lựa chọn,tôi chỉ nghĩ riêng tôi và tự nhủ không cần đến gia đình,mẹ khuyên nên đi học trở lại,chứ lúc này thì chưa đến đổi nào,tuy nhận thấy cuộc sống có nhiều trắc trở và nghịch lý,mình đi tôn trọng người thì bị người ta lại lợi dụng mình,mình kính nể họ thì trở lại họ khinh khi ta,bởi thế có lúc tôi nói chuyện như nửa thật nửa đùa với bạn bè cùng lớp:"Tụi bay coi,bài học tao đã thuộc lòng từ năm ngóai,năm nay thầy lại cầm sách đọc rồi dạy lại tụi mình",mấy thằng bạn cũng đùa trả lời:"mày chỉ thuộc mấy câu tào lao không thôi,nên không có gì để hơn người ta",thật ra lúc đó tôi nghĩ mẩu mực của ông thầy giỏi là người phải thuộc nằm lòng những cái gì ông phải dạy.Nói về ông hiệu trưởng,tôi tự nhận thấy,thầy gì lại phân biệt học sinh tốt xấu,tôi không tin ông ta có những ý nghỉ này,tôi như thấy ra điều gì trong 5 tuần học lớp 5 trước khi bị đưa về lớp tư để học,ông hiệu trưởng có kêu tôi lên văn phòng,nên nhườn sân đánh bóng rổ cho mấy ông chức sắc ở quận(không có ông quận trưởng Nghi) và vài ông thương gia ở phố cùng chơi tennis trên sân bóng rổ trong giờ thể thao của lớp học,tôi không bằng lòng nhườn sân và trả lời:"Mổi tuần chúng tôi chỉ có 45 phút giờ thể thao,sao lại lấy mất giờ học chúng tôi",qua 2 lần liên tiếp,rồi tuần kế đến tôi được thông báo phải trở về học lớp tư,vì học ở trường Tàu chỉ lớp 5 và lớp 6 mới có giờ thể thao.Sau này tôi nhận thấy:Từ đó về sau,hình như không còn giờ thể  thao nữa cho đến khi tôi hoàn tất bậc tiểu học,chúng tôi có muốn chơi bóng rổ thì chỉ đến chơi vào buổi trưa ngày thứ bảy và chủ nhật,còn buổi sáng và buổi chiều thì dành cho các thân sĩ địa phương.
  Từ năm tôi trở lại học lớp 5,trường có ông hiệu trưởng mới,giờ thể thao được thay bằng giờ "tập ca",bạn bè trong lớp cũng đã thân thiện hơn nhiều,tình bạn được gắn bó hòa đồng nhau hơn,bài vở đối với tôi cũng chẳng khó gì vả lại bản tính ưa lờn giởn với bạn bè hay thường bộc trực,thế rồi lại được thầy hiệu trưởng gọi lên văn phòng chỉ giáo,khuyên tôi:"Nên cẩn thận về lời nói,vì dễ gây hại cho chính mình,đây là lời tôi đặt nằm lòng trong trí của tôi".
 Hình như tôi cảm thông nổi khổ tâm của thầy hiệu trưởng trước kia,nhưng vẩn trách thầy không nên đem tôi làm con chốt thí để bảo vệ quyền lợi của ông ta,thầy hiệu trưởng còn nhiều cách kia mà,ông ta có thể đổi giờ thể thao sớm hơn 1 giờ thì đâu có làm phiền đến ai,sao cứ cố ý muốn đuổi tôi ra trường với thành tích một học sinh "không kỷ luật".Tôi nhận ra những cách đó cũng thường là lối sống của người Hoa,họ thường vì quyền lợi để hy sinh những việc nhỏ,tôi chính là "cái nhỏ" trong việc xuống lớp này,và nếu tôi được khai trừ khỏi trường,là điềm lành cho chức Hiệu trưởng mà ông đang làm.Trong gia đình ba tôi cũng thường nói:"Con hơn cha là gia đình có phước",thế rồi có lần ba tôi rầy mẹ,thấy mẹ thật là oan,nên có lời giải thích,ba càng nóng giận quát :"Tao sinh ra mày,chứ mày đẻ tao sao mà mày lại dạy tao"thế rồi bộ tách ngày nào mới thay đây lại được bay lần nữa.Biết được đạo đức là như vậy nêntôi không còn màng đến việc học hành nữa,sẳn dịp ba đi lên Ban-mê-Thuột,ở nhà không ai coi sóc việc kế toán làm nhang,nên tôi không tiếp tục đi học nữa.
  Nghề làm nhang không phải là nghề của gia đình và vốn cũng chỉ là vốn vay mượn của một người trong phố,thấy gia đình gặp khó khăn nên cho vây không lời,họ chịu nhận mua số nhang làm được để trừ bớt dần tiền vay mượn,bà ta thật là ân nhân gia đình tôi,tôi mãi nhớ trong lòng.Gia đình làm nhang chính là gia đình người cậu,chị em chú bác của mẹ tôi,còn mẹ của người cậu là chị em cùng cha khác mẹ với ba tôi,cho nên việc xưng hô giữa chúng tôi trong gia đình đều theo mẹ tôi mà gọi,nhưng riêng với ba tôi thì người cậu lúc nào cũng cũng gọi ba tôi là cậu,chúng tôi ở chung căn nhà tại đường Võ-Tánh cùng làm nhang tựa nhau mà sống.Nhưng việc làm nhang vẩn thất bại,vì số nhang làm ra không đủ cung cấp cho ân nhân mà lại bán qúa tải ra Tuy-Hòa,khách hàng sẳn có của cậu mợ ngoài đó,nhưng tiền không thu được về trong dịp tết sắp đến,2 cậu mợ giải thích vì khách hàng bán chưa hết hàng nên chờ qua rằm tháng giêng mới thanh toán.Tết năm đó tôi cùng theo mợ đi Tuy-Hòa về thăm gia đình mợ,đầu năm nhờ mợ dạo qua 1 vòng các gian hàng mua nhang của nhà mình,thì đều nghe họ hối thúc cần lấy nhang gấp,với vài câu qua lại của mợ cùng khách hàng,đoán biết mợ đã thu tiền của họ từ lúc nào,về nhà thuật lại ba má mọi điều,người cậu chỉ biết xin lổi,còn mợ thì cố phanh phui giải bày,ba quyết định ngưng việc sản xuất nhang,nên chuyến hàng cuối cùng được bán đi hết trước ngày rằm năm đó để thanh toán sổ sách,nợ vẩn còn thiếu với ân nhân gia đình tự gánh lấy và góp trả lại sau,gia đình cậu mợ thì dọn về nhà của ba cậu bên cạnh nhà Liên-ích-Hòa,lúc này tôi như người thất nghiệp,ba hỏi tôi có muốn đi học không ?Mẹ bảo tôi phải đi học.Thế là tôi được tiếp tục đến trường trong lúc một niên học sắp kết thúc.
 
Nước kia mãi chảy lờ đờ.
Theo sông uốn khúc lập lờ ra khơi.
Người đời mấy được nghỉ ngơi.
Vần trong cuộc sống chơi vơi biển người.
Đừng cho thế sự trêu cười.
Thân này cũng quyết một đời gắng công.
Sức cùng thế vận long đong.
Qua cầu chẳng chút phụ lòng tình xa.
.
Ngôi trường trung học đầu tiên tôi đến đó là Trường Bán Công Ninh-Hòa,tôi bắt đầu học lớp đệ thất vào gần cuối năm học,chỉ còn 2 tháng nữa là sắp nghỉ hè,thế mà tôi vẩn qua được kỳ thi cuối năm,tôi nhớ lại thầy Hiến chiếu cố tôi nhiều nhất trong lần thi toán cuối năm,3 lần tôi lên nộp bài thi,thầy đều cho tôi đem về làm lại,bảo là bài đã làm sai rồi,phải muốn ở lại lớp sao mà nộp bài sớm vậy?Nhưng tôi thấy bài mình không có vấn đề,tôi về bàn giải theo phương pháp khác,lần thứ tư thầy cũng nói như thế,nhưng tôi không còn cách giải nào khác hơn,nên quyết định nộp bài,tôi đùa trả lời:ở lại lớp có sao đâu,học trường Tàu đã có lần được xuống lớp rồi,thế rồi tôi bước ra khỏi lớp trước tiên,sau kỳ thi cuối năm tôi biết mình được lên lớp trong năm tới.Cũng chẳng vui mừng gì trong việc học hành này,vì lúc nào cũng nghỉ đến ngày mai,biết rằng sẽ có nhiều trắc trở nên tự mình tìm lẻ sống riêng,lúc ba đi khỏi nhà thì đọc lại những bài về châm cứu mà ba vừa soạn thành,nên biết chút kiến thức về châm cứu,có lúc khách đến nhà chửa bệnh,đòi thằng Được ra làm mới chịu,lúc đó ba mới biết tôi đã học bài của ba,xong việc khách trả tiền tôi không nhận,bảo khách đưa cho ba,ba cũng không nhận,thế là ba mất hết 1 khách hàng trong ngày,nhưng ba không giận,ba chỉ mĩm cười và lắc đầu,lúc này ba như đổi tánh nhiều và ít rày la chúng tôi,công việc hằng ngày của ba là soạn lại những quyễn sách châm cứu,thành 4 quyển riêng của ba,được phân loại bệnh và huyệt cần dùng bằng những bài thơ lục bác,có lần ông Giảng,Tổng hội Đông y Nha-Trang đề nghị in thành sách,ba trả lởi soạn chưa xong và ba có nói giao quyền quyết định cho tôi,lúc đó tôi đang chuân bị thi kỳ thi trung học đệ nhất cấp,trước ngày đi thi thầy hiệu trưởng Bửu-Hỷ dặn dò tôi làm bài cần cẩn thận để đạt được Bình- thứ,tôi tưởng đạt được điểm này chắc khó khăn lắm,mặc dầu mình được phần thưởng danh dự cuối năm trong trường và hình như không đóng học phí trong suốt năm học đệ tứ,nên tự mình hứa thầm,"thầy đừng có lo",thầy hiệu trưởng nhắc lại nhiều lần:"Đây là mong ước của thầy cho trường Bán Công Ninh-Hòa",trong ngày coi kết qủa kỳ thi ra sao rồi đến nhà thầy báo cao,vừa gặp thầy tại cửa,thầy liền hỏi tôi :"Chương,con lấy được bình thứ không ?Tôi trả lời :"Dạ không",thầy có vẻ buồn nhưng vẩn hỏi:con lấy được gì ? Dạ Bình .Thấy thầy mừng ra mặt,tôi cảm thấy vui trong lòng,thầy nhẹ giọng lại "Con gì mà khờ đến nổi "Bình" với "Bình thứ" cũng không biết",tôi đáp lại :"Thầy có giảng đâu mà biết".Buổi chiều hôm đó,thầy hiệu trưởng dẩn tôi cùng 2 người bạn khác đi ăn cơm phần ở một tiệm ăn gần rạp Minh-Châu,chính tại nhà hàng này,2 năm sau một án mạng xẩy ra,một thí sinh thi tú tài phần I ,làm nghề đánh giầy đã đâm chết ông giám thị hành lang (giáo sư Anh,hiệu trưởng Trường Trung Học Kỹ Thuật Tuy-Hòa) của Trung tâm thi Trường nam tiểu học Nha-Trang,bài thi của thí sinh tại trung tâm này mãi đến tháng 8 mới hoàn tất,có nhiều thí sinh bị đánh rớt,lớp thi của tôi đậu không qúa 10 người,mặc dầu tôi được chấm đậu, nhưng nghĩ tới bạn bè,tôi không tin họ bết đến mức đó,có nhiều đứa phải khóc mà thốt nên lời:"Đi trung sĩ cũng được lắm rồi",một ấn tượng cho tôi nghĩ về các ông thầy thời đó,tôi đã thật sự bất đồng trong cái quan niệm của giới giáo dục,tôi đâm ra chán nản sự học trở lại,không chú tâm nhiều về việc học hành tại trường Võ-Tánh Nha-Trang,cũng may năm 1968,sau cái Tết Mậu-thân,kỳ thi đầu tú tài II bài thi có phần dễ,nên tôi cũng được qua cầu theo mây bay lên đại học,học tại trường Cao Đẳng Hóa-Học trong Trung Tâm Kỹ Thuật Phú-Thọ,lúc này trường chỉ có lớp "Cán sự" chưa có lớp "Kỹ sư",lớp "Kỹ sư" mãi đến năm 1969 mới bắt đầu khóa 1,thí sinh được tuyển phải có bằng Tú tài II,thí sinh được tuyển vào lớp "Cán sự" chỉ cần tú tài I ,nên nói mình vào được đại học cũng chỉ để an ủi chính mình,tự tạo chút niềm tin trong cuộc sống.
 Thời kỳ vui nhất là lúc mình đậu trung học,Thầy Bửu-Hỷ có ý hay không mà đã gọi mình bằng "con" khiến tôi tự tin chính mình rất nhiều,sau buổi cơm với thầy,lòng đầy cảm kích và biết ơn,về nhà cũng làm buổi tiệc đãi bạn bè,không phải để vui mà để chia tay,vì thấy được kỳ học tới chắc không còn gặp lại,Ninh -Hòa năm đó lớp đệ tứ là lớp cao nhất của các trường,trong lúc vui đùa,một vài anh chị học ở Nha-Trang vừa về Xóm Rượu ghé vào có lời chúc mừng :"Sao không chờ tụi này về ăn mừng cho vui,nghe nói anh nhất nhì trong tỉnh đó",tôi đáp lại:"Đây là tiệc chia tay, không biết năm học tới tụi này có vào được Nha-Trang học như chị không ?".Cũng may năm đó Trường Trần-bình-Trọng mở thêm lớp đệ tam.Tôi đã học hơn 2 tháng tháng lớp bổ túc đệ tam trong dịp hè tại trường Bồ-Đề Nha-Trang để đầu niên khóa vào học đệ nhị,nghe tin Ninh-Hòa mở thi tuyển học sinh vào lớp đệ tam,tôi về ngay trong dịp cuối tuần,việc đầu tiên tôi đến thăm thầy Bửu-Thả (Nguyễn-kế-Thế) là thầy dạy toán đệ tứ năm vừa rồi,thầy chính là hiệu trưởng Trường Trần-bình-Trọng.Lần đầu tiên sau kỳ thi mới đến gặp thầy,thật tình khó mở miệng.
  -Chào thầy.
  -Thăm tôi hay nhờ vã gì đây.
  -Dạ đến thăm thầy và cũng muốn biết chút về việc thi vào lớp đệ tam.
Thầy cười và nói:"Riêng phần cậu,khỏi cần thi,tôi là hiệu trưởng  kia mà".
 Sau thông báo tuyển thi có câu đề:"Trường nhận những thí sinh đậu Bình trong kỳ thi trung học,không cần qua kỳ thi tuyển này".Tôi biết thầy là người rất nghiêm túc và mẩu mực trong ngành giáo dục,hình như mọi việc đều theo nguyên tắc,thầy có cách dạy rất tân tiến và có phong cách người lãnh đạo,trong giờ dạy toán,thầy thường gọi học sinh nào đã làm xong bài tập lên giải bài tập của lần học kỳ trước,những bài tập thầy cho là những bài giải các định lý của bài học kế tiếp,một lối dạy thực dụng tự tạo cho học sinh tự tìm tòi và tự lập,còn thầy Bửu-Hỷ Trường Bàn Công sở trường về tổ chức,nặng về tính tham mưu nhiều hơn,hai ông thầy này đã cho tôi nhiều kinh nghiệm về cuộc sống,cùng với 2 năm học tại Trường Cao-Đẳng Hóa-Học giúp tôi cẩn thận hơn trong các việc làm,đó là những nhịp cầu đưa tôi đến những kiến thức mới mà tôi đã trình bày cùng qúy đồng hương,bạn bè qua nhịp cầu thông cảm chuongkhoilien.blogspot.com gợi lại mối tình xa xưa của Ninh-Hòa ngày nào.
 
 Chuyện tình thắm đậm chẳng yên.
Em trông như đã trao duyên trong lòng.
Xe kia chậm bánh lăng vòng.
Người thì vẩn cứ ngang giòng qua sông.
Nhờ cầu bắc chuyện đã xong.
Trắc triu tâm sự nổi lòng khó quên.
Nhớ về những lúc cùng bên.
Mặt trông như đã lòng quên sao đành.
Ước sao cho có dịp lành.
Trao lời tâm sự ngỏ ngành lòng ngay.
Thẳng thừng chẳng mấy được hay.
Lòng e lổi đạo dịp may bạn cười.
Thôi thôi cứ để mặt lười.
Qua cầu lắc lẻo nhắc đời tình xa.
 
Được-Lời (LKC)
 
 
  Ninh-Hòa năm nào
Chuyện xưa năm nào nay tôi viết.
Với tâm tư một kẻ xa nhà.
Trong dĩ vãng bao niềm xoay mãi.
Của cuộc đời rong rủi trẻ thơ.
Vào thuở đó tuổi chừng sáu tám.
Thích rong chơi mọi nẻo đường làng.
Qua Vỉnh-Phú đôi khi Cầu Gổ.
Xóm Lò heo đi lên Cầu Sắt.
Dưới chân cầu một vùng trong mát.
Nơi bãi tắm của bày con trẻ.
Thích vui chơi trong giòng nước sạch.
Của sông Dinh thuộc phố Ninh-Hòa.
Quê tôi đó bạn trông cũng mến.
Người Ninh-Hòa càng ngó càng thương.
Tính chất phát con người niềm nỡ.
Qua núi Mẹ Bồng Con Trông Chồng.

Nào có biết thời gian đưa đẩy.
Tôi lớn lên cùng theo ngày tháng.
Đã chạnh lòng một bé cùng trường.
Chung vui thích những điều bé thích.
Cùng hẹn nhau gặp ở cuối tuần.
Cạnh bờ bãi tắm bên cầu sắt.
Cả 2 đứa 2 miền khác biệt.
Bé dưới giòng tôi ở trên giòng.
Hơi bẻn lẻn trong lần gặp gở.
Mĩm cười vui tựa đã trao lời.
Cùng theo giòng nước chảy sông Dinh.
Tình cảm ấy ngày thêm đầm thắm.
Như đón mời lòng 2 đứa trẻ.
Mơ mọng về cuộc sống mai sau.
Cảm thông nhau lúc đến gần nhau.
Theo ngày tháng gầy nên tình bạn
Cảm giác vui trong lúc tao phùng.
Nổi bùi ngùi ly biệt cách xa.
Tuổi trẻ thơ ngây vốn thật thà.
Gợi tính đẹp con người bản xứ.
Người Ninh-Hòa chất phát dịu hiền.
Như tên gọi gắn cho thành phố.
Thích yên vui cuộc sống thanh bình.
Đầy nét tính con người dân Việt.
Với quê hương chang chứa tình thương.
Chung góp lại" NINH""HÒA"thành một.


Liên-khôi-Chương


*Năm nào đã nhận*
Tôi ở đầu sông Dinh.
Nàng ở cuối sông Dinh.
Nhìn nhau mà chẳng nói.
Cùng tắm nước sông Dinh



 

1 comment:

  1. Nhớ một lần đi bờ ngồi xe Lamretta về thăm Ninh Hòa với LK Chương. cũng là lần đâu tiên tới thị trấn nhỏ bé này.

    ReplyDelete