Tuesday, August 5, 2014

Luật Hồng-Bàng

Luật Hồng-Bàng

Nói về luật thì ta phải biết đó là những quy ước mà tất cả mọi người phải tuân theo và tôn trọng,luật nhầm "Ổn định xã hội" đưa xã hội đến chổ có trật tự và thái bình.Luật thì có luật thành văn và luật không thành văn,trong luật không thành văn,như phong tục tập quán và quan niệm đạo đức.Trong bài viết này có liên quan đến lịch sử,nên tôi dựa vào lịch sư để trình bày theo quan điểm và nhận xét riêng cá nhân tôi,như câu chuyện tự tình "Tự vấn tự đáp".Trong bài này tôi đưa ra 3 vấn đề:
A.-Vua Hùng-Vương bắt đầu từ năm nào?
B.-100 người con của Lạc-long-Quân và Bà Âu-Cơ?
C.-Họ Hồng-Bàng có bao nhiêu người ?Luật Hồng-Bàng?
Qua 5 quyển sử tôi xin ghi gọn lại:
1.-Quyển "Việt-Nam sử lược" của ông Trần-trọng-Kim xuất bản năm 1919 rỏ ràng và chi tiết,vì có ghi chú rõ sự việc theo lịch tây,ông luận họ Hồng-Bàng có từ thời Lộc-Tục cho nên ông tính có 20 đời vua trong thời đầu lập quốc,khi nói đến Lạc-long-Quân ông nói đến vào năm tân mảo 1109tcn (thời Chu-thành-Vương.Tây-Chu) Việt-Thường thị đem dâng chim trỉ,theo phu-đạo (con sinh lấy họ cha) lập con trưởng lên làm vua gọi là Hùng-Vương,Họ Hồng-Bàng bắt đầu từ năm nhâm-tuất và mất vào năm qúy mẹo,nên ông viết họ Hồng-Bàng (1879tcn-258tcn ),gồm Kinh-dương-Vương,Lạc-long-Quân với 18 đời vua Hùng-Vương,đến đời vua Hùng-Vương thứ 18 mất bởi Thục-Phán,người Ba-Thục,ông nói rõ Ba-Thục này không phải đất Tàu,Triệu-Đà là người Việt mặc dầu ông có ghi Triệu-Đà làm quan nhà Tần.Ông Trần-trọng-Kim đề cập quyển "Đại-Việt sử lược" là quyển sử đầu tiên của Việt-Nam.Trong quyển sử này ta thấy,Thục-Phán và Triệu-Đà rõ thực là người Tàu,nhưng Trần-trọng-Kim còn do dự không qủa quyết,thứ hai quyển "Đại-Việt sử lược"(1377-1388) viết sau quyển "An-Nam chí lược"(1335),Ông còn xác định họ Hồng-Bàng gồm 20 đời là điều ta thấy tác gĩa chỉ suy luận theo ý riêng của Ông,vì chính trong quyển sử này Ông viết "Lạc-long-Quân lên làm vua,đặt luật "Người làm vua gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng",rõ thực Ông chưa đọc qua quyển "An-Nam chí lược".Vì là quyển sử đầu tiên viết bằng Việt ngữ,có ghi chú lịch âm qua lịch tây rõ ràng,nên có ít nhiều ảnh hưởng đến những quyển khác dịch lại sau này,hầu như các quyển viết sau đều thống nhất họ Hồng-Bàng (2879tcn-258tcn),nói rõ hơn trong sử chỉ ghi họ Hồng-Bàng từ năm nhâm-tuất đến năm quý-mẹo.

2-Quyển "Đại-Việt sử lược" viết trong năm(1377-1388),tác giả Khuyết danh,dịch giả Nguyễn-gia-Tường (1972),xuất bản năm (1993) ghi:
-Vào thời Hoàng-Đế bên Tàu 15 bộ lạc Việt-Thường không thuộc châu quản trị của Hoàng-Đế.
-Vào đời Chu-thành-Vương thời Tây-Chu,ở Việt-Thường có người đem dâng chim trỉ.
-Vào đời Chu-trang-Vương (692tcn-682tcn) thời Đông-Chu,ở Gia-Ninh có người lạ dùng tà thuật quy phục các bộ lạc tự xưng là Hùng-Vương,đóng đô ở Văn-Lang (sách sử khác ghi là Phong-Châu),quốc hiệu là Văn-Lang,truyền được 18 đời vua,Việt-câu-Tiển(505tcn-465tcn) thường sai sứ sang dụ,vua Hùng-Vương chống cự.Cuối đời vua Hùng-Vương thứ 18 bị Thục-Phán đánh bại,chấm dứt họ Hồng-Bàng,Thục-Phán lên ngôi gọi là An-dương-Vương (258tcn-207tcn),đóng đô ở Phong-Khê,quốc hiệu là Âu-Lạc.(Trong quyển sử này ta thấy ghi vua Hùng-Vương bắt đầu từ thời Chu-trang-Vương,Đông-Chu,không hộp lý,vì đoạn trước chép thời Chu-thành-Vương Việt-Thường đã lập quốc sao lại 400 năm sau mới xuất hiện vua Hùng-Vương,vì không tên tác giả nên chuyện sử có vẻ hồ đồ chăng ?).
3-Quyển Đại-Viêt sử ký toàn thư viết trong năm (1679) tác giả Lê-văn-Hưu,Phan-phu-Tiên,
Ngô-sĩ-Tiến,dịch giả:Viện khoa-học xã hội Việt-Nam(1985-1992),nhà xuất bản Khoa-học Xã-hội Hà-Nội (1993) có nói về chuyện vua Hùng-Vương thứ 6 và vua Hùng vương thứ 18,tất cả câu chuyện không nói rỏ năm nào.Nhưng trong phần giải thích của tác giả có ghi họ Hồng-Bàng (2879tcn-258tcn),vậy họ Hồng-Bàng có 2621 năm,đồng thời có ghi Chu-thành-Vương thời Tây-Chu vào khỏang năm(1063tcn-1026tcn) (Trong sử Tàu,vua Chu-võ-Vương,Tây-Chu cầm binh phạt vua Trụ,Ân-Thương vào năm 1111tcn,điều này cho ta thấy ghi Chu-thành-Vương (1063tcn-1026tcn) không đúng,trong các sử sách khác đều ghi Chu-thành-Vương (1115tcn-1079tcn) thì phù hợp với thời gian trong sử Tàu hơn) và nhận xét về hôn nhơn giữa Lạc-long-Quân và Âu-Cơ có hợp lễ đạo hay không?Vì 2 người họ đều là cháu của Đế-Minh.Lạc-long-Quân gọi Đế-Minh là ông ngoại (theo mẩu hệ),Âu-Cơ gọi Đế-Minh là cố nội (theo phụ hệ),vậy Lạc-long-Quân là giai cậu của Âu-Cơ,2 người khác họ nên việc hôn nhơn tạm thời chấp nhận.
4-Quyển An-Nam chi lược,tác giả Lê-Tắc viết năm 1335.
Dịch giả:Ủy ban phiên dịch sử lược VN 1960.Xuất bản: Viện đại học Huế 1961 Ghi:Vào đời Chu-thành-Vương(1115tcn-1079tcn) Việt-Thường có 9 lần sang triều cống nhà Chu,Việt-Thường ở phía nam Giao-Chỉ.Năm tân-mẹo 1109tcn có sứ giả đến diện kiến Chu-Công và nói:"Trời không gió bảo mưa to,ngoài biển không nổi sóng dữ đã 3 năm,chắc Trung-Hoa có thánh nhân trị vị sao chẳng đến chầu.".Chu-Công đáp:"Vui thay,chẳng phải Đán (tên Chu-Công) có tài mà nhờ đức vua Văn-Vương đó",(Chu-Công chính là con vua Chu-văn-Vương,người đi sứ chính Sùng-Lãm Lạc-long-Quân).
(Lê-Tắc là cùng bọn với Trần-tíc-Tắc,là tay sai của Tàu,chắc có lẽ vì lý do này mà Trần-trọng-Kim không thích đọc quyển sử của Ông chăng?).
5-Quyển Khâm-định Việt sử thông giám cương mục.
Soạn giả:Quốc-sử quán triều Nguyễn (1856-1881).Dịch giả:Viện sử học 1957-1960.Viết:Đế-Minh cháu 3 đời Viêm-Đế Thần-Nông nam du đến núi Ngũ-Linh lấy Vụ-Tiên sinh Lộc-Tục,Đế-Minh cho con trưởng Đế-Nghi làm vua phương Bắc,Lộc-Tục làm vua phương-Nam được gọi Kinh-dương-Vương,Lộc-Tục có con là Sùng-Lãm,Sùng-Lãm lên làm vua gọi là Lạc-long-Quân,là tổ tiên Bách-Việt,đặt quốc hiệu Văn-Lang đóng đô ở Phong-Châu,bắt đầu chia nước thành 15 bộ lạc đông giáp biển Nam,tây giáp Ba-Thục,bắc giáp Hồ Động-Đình,nam giáp Hồ-Tồn (Chiêm-Thành).Theo phụ-đạo truyền ngôi cho trưởng nam lên làm vua gọi là Hùng-Vương họ Hồng-Bàng,truyền được 18 đời vua.Trong quyển này chúng ta thấy ghi : "Lạc-long-Quân là Tổ tiên Bách-Việt (là vùng Quảng-Đông,Quảng-Tây,Vân-Nam) có phải khác với ông Trần-Trọng-Kim sao,Trần-trọng-Kim viết :"Lộc-Tục là Tổ tiên Bách-Việt",điều này đúng,nhưng thời Lạc-long-Quân Bách-Việt đã giao cho Bà Âu-Cơ,và Lạc-long-Quân chỉ giữ 15 Bộ lạc ở vùng Lạc-Việt (tức vùng Châu thổ Bắc phần Việt-Nam bây giờ).
Sơ lược về các đời vua bên Tàu (từ Hoàng-Đế đến nhà Tần).Vì sử Việt có tương quan đến các triều đại Tàu,theo sử Trung-Hoa ghi lại như sau:
Hoàng-Đế(2698tcn-2574tcn).
Từ 2574tcn-2333tcn là thời các bộ-lạc tranh quyền.
Nghiêu (2333tcn-2233tcn),100 năm quốc hiệu là Đường.
Thuấn(2233tcn-2183tcn),50 năm quốc hiệu là Ngu,
Nhà Hạ bắt đầu từ vua Vũ(2183tcn-1751tcn),432 năm.
Nhà Thương(Ân-Thương)(1751tcn-1111tcn),640 năm,
Nhà Chu(1111tcn-221tcn) gồm Tây-Chu và Đông-Chu.
Tây-Chu(1111tcn-770tcn),341 năm.
Đông-Chu(770tcn-221tcn),549 năm gồm 2 thời kỳ:
*Thời Xuân-thu(770tcn-403tcn),367 năm và
*Thời Chiến-quốc(403tcn-221tcn),182 năm.
*Nhà Tần (221tcn-206tcn),15 năm.
Nhưng theo quyển Sử-ký Tư-mã-Thiên dịch bởi Giản-Chi và Nguyễn-hiến-Lê ghi :Thời Tam Đại gồm:-Nhà Hạ (2205tcn-1767tcn).-Nhà Thương (1766tcn-1123tcn).-Nhà Chu (1122tcn-247tcn).Trong bài này chúng ta nhận nhà Chu từ năm 1122tcn-247tcn để giải thích phù hợp với Chu-thành-Vương từ năm 1115tcn-1079tcn như sách sử Việt-Nam đã ghi.
A-Vua Hùng-Vương bắt đầu từ năm nào?
Nhìn chung về 5 quyển sử ta thấy:4 quyển đầu "An-Nam chí lược"(1335) là quyển sử đầu tiên của Việt-Nam,kế đến là quyển Đại-Việt sử lược (1377-1388),quyển "Đại-Việt sử ký toàn thư" (1679),quyển "Khâm định Việt-sử thông giám cương mục" (1856-1881),đều bằng chữ Hán,được dịch lại và xuất bản sau năm 1956,chỉ riêng quyển "Việt-Nam sử lược" của ông Trần-trọng-Kim viết,xuất bản từ năm 1919 bằng chữ Việt đầu tiên,ghi rõ ràng 15 Bộ lạc được thành lập trong thời Lạc-long-Quân Sùng-Lãm,trước đó vùng này gọi là Việt-Thường và Giao-Chỉ.Trong thời Chu-thành-Vương(1115tcn-1079tcn) ở Việt-Thường có đem chim trỉ đến triều cống Tây-Chu.Trần-trọng-Kim ghi họ Hồng-Bàng(2879tcn-258tcn),theo lịch âm ghi "từ năm nhâm tuất đến năm qúy mẹo".Trong "An-Nam chí lược" có ghi sứ giả Việt-Thường đến gặp Chu-Công "Dựa theo ghi chép quyển sử Tư-mã-Thiên chúng ta có thể đoán ra sứ giả này chính là Sùng-Lãm,con Kinh-dương-Vương Lộc-Tục,và thời Chu-thành-Vương (1115tcn-1079tcn)",đối chiếu qua sử Trung-Hoa,Tây-Chu thống nhất Chư hầu từ năm 1122tcn,đây là năm Chu-võ-Vương diệt vua Trụ nhà Thương,7 năm sau là Chu-thành-Vương (1115tcn-1079tcn) lên thay cha Chu-võ-Vương.Trong sử Trung-Hoa viết:"Sau khi diệt Trụ Vương nhà Thương,phía Đông nhiều Chư hầu nhỏ vẩn còn dấy loạn,nên Chu-võ-Vương cho con của vua Trụ (Vũ-Canh)làm vương nước Tống lo chuyện thờ phụng nhà Thương,nhưng cho 3 người em là Hoắt thúc,Thái thúc,Quản thúc làm Tam Giám (thúc có nghĩa là chú,em của cha) trông chừng Vũ-Canh,ổn định được phía Đông,Chu-võ-Vương mất,con là Chu-thành-Vương lên thay,vì tuổi còn nhỏ,nên người chú là Chu-công-Đán thay cháu chấp chánh triều đình,có một chú bên Đông không phục,xúi Vũ-Canh làm loạn,Chu Công lãnh quân Đông chinh,3 năm thì dẹp yên về triều tiếp tục giúp Chu-thành-Vương ổn định được toàn chư hầu Tây Chu,Chu Công dự can triều chánh được 7 năm thì trao quyền lại cho Chu-thành-Vương,cho nên năm 1109tcn mới chỉ là năm thứ 6 Chu-thành-Vương lên ngôi nên sứ giả Việt-Thường mới gặp được Chu-Công (Đán).Dựa vào "Đại-Việt sử lược"(1377-1388) và "An-Nam chí lược"(1335) ta thấy có ghi rõ trong thời Chu-thành-Vương,Việt-Thường có triều cống chim trỉ,trong "An-Nam chí lược" ghi có 9 lần triều cống đều có người thông ngôn,điều này càng rõ hơn Việt Thường có thông giao với Tây-Chu trong thời Chu-thành-Vương.
Chung quy ta thấy sử ghi năm nhâm tuất 2879tcn không đúng,mà phải một năm nhâm tuất nào đó gần đời vua Chu-thành-Vương (1115tcn-1079tcn) thời Tây-Chu.
Muốn biết vua Hùng-Vương bắt đầu từ năm nào ta dựa vào năm nhâm-tuất và năm qúy mẹo.Đó là năm bắt đầu và năm chấm dứt của họ Hồng-Bàng,sách sử Trần-trọng-Kim ghi họ Hồng-Bàng (2879tcn-258tcn) và đưa lên nhiều dử kiện về vua Hùng-Vương đều xẩy ra trong thời gian gần đời vua Chu-thành-Vương(1115tcn-1079tcn) của Tây-Chu bên Tàu.Chúng ta tính xem:
Năm nhâm tuất trong thời ta đang ở là năm 1982,
*Nếu ta đi lùi lại 51x60 năm ta sẽ có năm 1079tcn
(năm của Chu-thành-Vương tại vị),
*Nếu ta đi lùi lại 81x60 năm ta sẽ có năm 2879tcn
(năm bắt đầu họ Hồng-Bàng theo sử đã ghi).
Năm qúy mẹo trong thời ta đang ở là năm 1963,
*Nếu ta đi lùi lại 37x60 năm ta sẽ có năm 258tcn.
(năm chấm dứt triều đại Hùng-Vương thứ 18).
Vậy theo sách sử"Họ Hồng-Bàng có từ năm nhâm
tuất đến năm qúy mẹo" ta có thể viết.
"Họ Hồng-Bàng(1079tcn-258tcn)".Tính ra tổng cộng
821 năm,chia đều cho 18 đời vua Hùng-Vương,trung
bình mổi đời khoảng 45 năm.
Để giải thích rỏ ràng hơn,tôi xin đưa tiếp chuyện Phù-Đổng Thiên-Vương
đánh giặc Ân (thời Hùng-Vương thứ 6) Ân đây có phải là Ân-Thương
(1751tcn-1111tcn) không?Xin trả lời là không phải.Giặc Ân này có thể là hậu thế của Ân-Thương trước thời Xuân-Thu,thời đó bên Tàu có khỏang 28 nước đánh nhau,sau gồm thành 5 nhóm lớn gọi là Xuân-Thu Ngũ-Bá" gồm có Tề Tống Tấn Tần và Sở".Tính thử xem ta sẽ thấy đời vua Hùng-Vương thứ 6 thật sự vào khỏang năm(1079tcn-45x6=809tcn).Đúng vào lúc trước thời Xuân-Thu (770tcn-403tcn) 39 năm,như trên vừa nói :Chu-võ-Vương cho con của vua Trụ là Võ-Canh làm vương ở nước Tống,điều này càng rõ hơn giặc Ân có thể là quân nước Tống thời bấy giờ..
Những điều kể trên cho ta thấy chắc chắn vua Hùng-Vương thứ nhất của họ Hồng-Bàng bắt đầu từ năm 1079tcn (nhâm-tuất).Nếu chúng ta nhận đây là sự thật thì chính năm này là năm Lạc-long-Quân Sùng-Lãm băng hà (năm nhâm tuất 1079tcn là năm bắt đầu vua Hùng-Vương thứ nhất) và bắt đầu 18 đời vua Hùng-Vương.Ta nên định rõ lại họ Hồng-Bàng (năm Nhâm-tuất 1079tcn đến năm Qúy mẹo 258tcn),tổng cộng 821 năm,trung bình mổi đời vua là 45 năm hợp lý hơn là (2879tcn-258tcn) trung bình mổi đời vua là 145 năm.
B-Chuyện 100 người con của Lạc-long-Quân và Âu-Cơ có thật không?
Theo sử viết Lạc-long-Quân và Âu-Cơ sinh 100 người con,đúng là chuyện không có thật.Nếu người viết sử viết "Lạc-long-Quân và Âu-Cơ có 100 người con" thì chuyện này trở thành có thật trong lịch sử,vậy Lạc-long-Quân và Âu-Cơ thật sự có 100 người con ? Trong Đại Việt sử lược có ghi "Ở Gia-Ninh có người lạ dùng tà thuật làm người dân tin tưởng tôn lên làm vua gọi là Hùng-Vương",chữ tà thuật ngày nay ta có thể hiểu là ảo thuật,ảo thuật làm cho người xem thấy đúng như sự thật,nên việc trình làng 100 người con,hoặc 50 con theo mẹ lên núi 50 con theo cha xuống biển đều là chuyện rõ ràng trước công chúng.Như trong truyện
Tàu có nói Chu-văn-Vương (cha của Chu-võ-Vương) có 100 người con,Lôi-chấn-Tử là con thứ 100 của Chu-văn-Vương,Ông trọng dân như cha mẹ,trong thời đó dân Tàu kính vua như bậc thánh hiền,xã-hội Chu-văn-Vương và Chu-võ-Vương không có nhà tù,mọi việc đều lấy "Tín và Hiếu" làm đầu,"Tín" là giữ lời hứa và tin lẩn nhau (Trong sáng rõ ràng,đó là "Thanh",không ẩn ý mù mờ,mọi việc đều thể hiện ra trước mắt),"Hiếu"là sự chăm sóc chu đáo,vua hiếu với dân vì xem dân tựa cha mẹ,dân trọng vua quan như bậc thánh hiền,đó là cuộc sống thời "Thanh Bình" vua Nghiêu vua Thuấn.Chuyện 100 người con của Lạc-long-Quân là một chứng tích cho tộc Bách-Việt thấy Lạc-Việt của họ Hồng-Bàng cũng có vị vua nhơn-hòa như Chu-văn-Vương,một hành động được gợi ý trong đời sống dân gian để dân hiểu Lạc-long-Quân sánh tựa Chu-văn-Vương nhà Tây-Chu,tất cả rồi trở thành phong tục tập quán,như vậy ta thấy rõ ràng đây là luật "Dân-gian".Một quan niệm lãnh đạo của Lạc-long-Quân Sùng-Lãm,nhầm tránh sự tranh quyền giữa các "Đế" và "Vương",đồng thời cũng để tránh sự ganh tị vì đã sánh "Mình" như Chu-văn-Vương.Lạc-long-Quân chỉ bằng hành động chứ không bằng lời nói,đây là một cử chỉ tránh nói lên:"Tài đức của Mình sánh tựa Chu-văn-Vương",nếu không nói thế chắc chắn Văn-Lang không khỏi lôi cuốn vào cuộc tranh quyền với các nước lân bang khác.Nếu chúng ta nhận rõ ở điểm này,chúng ta sẽ thấy trí tuệ uyên bác của Lạc-long-Quân và tính bình dị của một "Minh quân" trong cuộc sống "Hòa đồng" với các Bộ lạc,điều này nói lên tính "Hòa-Binh" của Lạc-long-Quân.
C-Họ Hồng-Bàng có bao nhiều người ?Luật Hồng-Bàng.
Trước đây 2000 năm,dân ta chưa có văn hóa,(mặc dầu gần đây người Việt ta chứng minh ta có văn hóa,lấy từ việc trống đống thời khởi nghĩa đánh quân Đông-Hán của hai bà Trưng (năm 39-năm 43),điều này cũng không chứng minh được thời Lạc-long-Quân,nước Văn-Lang có văn hóa,rồi tự hào sự thông minh của dân tộc).Trong sử Trần-trọng-Kim có viết "Mãi đến thời Đông-Hán(25cn-220cn) của đời vua Hán-linh-Đế(168cn-189cn) có Lý-Tiến và Lý-Cẩm xin vua Hán cho người Việt làm quan,vào thời Sĩ-Nhiếp(187cn-226cn) làm quan thái thú Giao-Châu,ông là vị quan tốt,cho việc dạy học được phổ biến trong dân gian,lúc này người Việt mới bắt đầu có sự học hành (học chữ Hán).
Ta thấy rõ vào thời Lạc-long-Quân chưa có văn hóa,mổi chuyện ghi nhớ đều theo lối thắc gút,hoặc truyền tụng cho nhau,hoặc hành động cho mọi người thấy để rồi tất cả cùng làm theo,đó là phong tục tập quán.Vậy nói về luật thì cách ghi nhớ như thế nào?
1-Bởi sự truyền miệng.
Sùng-Lãm lên làm vua gọi Lạc-long-Quân,đặt lại mọi thứ không theo vua cha Kinh-dương-Vương,con trai gọi "quan-lang,con gái gọi "mỵ nương",tướng văn gọi "lạc-hầu",tướng võ gọi "lạc-tướng",các quan nhỏ gọi "bố-chính" theo "phụ-đạo" (cha truyền con nối,theo Trần-trọng-Kim),ngôi vua truyền cho con trưởng nam làm vua gọi là Hùng-Vương họ Hồng-Bàng.(luật thứ nhứt)
"Người làm vua gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng".Đây là luật rất quan trọng trong cả 18 đời vua Hùng-Vương,quốc hiệu vẩn Văn-Lang,vua vẩn gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng.Biểu tượng một triều đại thống nhất và cố định,một quan niện chính trị mà Lạc-long-Quân Sùng-Lãm đặt ra tự động bãi trừ quyền mẩu hậu sau này của các triều kế tiếp không thể thay đổi họ của nhà vua,xem lại phần ghi chú Lâm-Ấp và Hoài-Vương của Chiêm-Thành trong mục Bắt thuộc III.(*2).Vì xã-hội thời này theo mẫu hệ,nên tất cả con cái đều mang họ mẹ,bởi thế câu nói "Người làm vua gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng" trở thành luật cho 18 vị vua sau Lạc-long-Quân,tất cả đều gọi vua Hùng-Vương họ Hồng-Bàng,còn nhưng anh em khác của nhà vua vẩn theo họ mẹ để hợp với luật của xã-hội.Các vị luật sư chắc hiểu rõ về luật này,"Luật phải áp dụng chung cho mọi thành phần và mọi giai cấp trong xã hội,không phải như luật Cộng-Sản chỉ củng cố quyền lợi chính quyền,đây không phải là luật mà là điều lệ cho những chính quyền độc tài".
2- Hành động cho mọi người thấy.
Như trong quyển An-Nam chí lược ghi "Sứ giả Việt-Thường gặp Chu-Công nói:"Trời không gió bảo mưa to,ngòai biển không sóng dữ đã 3 năm,chắc Trung-Hoa có thánh nhân trị vị sao chẳng đến chầu."
Chu-Công trả lời:"Vui thay,chẳng phải Đán có tài,mà nhờ đức của vua Văn-Vương đó".Sứ giã đó chính là Lạc-long-Quân.Sau khi về nước trình làng 100 người con và nói với Âu-Cơ:"Ta và nàng rồng tiên không hợp,thủy hỏa tương khắc,thôi nàng đem 50 con lên núi ta mang 50 con xuống biển".Điều này Lạc-long-Quân ám chỉ:Lạc-long-Quân cũng gióng như Tây-Chu (vì Chu-văn-Vương cũng có 100 người con),việc trị quốc chẳng khác gì thời Tây-Chu bên Tàu,nhưng ở đây ghi rỏ hơn con vua
Lạc-Việt phải về sống cùng dân,phải sống hòa đồng với 15 bộ lạc,nói lên người Việt đều là anh em với nhau.Nhầm để hiểu dân tình.Đây là một quan niệm chính trị siêu việt trong thời chưa có văn hóa của nước Văn-Lang mà Sùng-Lãm đã làm được,một quan niệm trị quốc "Nhập thế hành đạo" của Trang-Tử(1) đã thực hiện được bởi Lạc-long-Quân trước đó gần 700 năm.
Tóm lại sau khi đọc qua sử Việt tôi nhận thấy Họ Hồng-Bàng và 18 vị vua Hùng-Vương bắt đầu từ Lạc-long-Quân Sùng-Lãm,Ông dựa vào đâu để dựng lên một triều đại vua Hùng-Vương suốt 18 đời sống yên ổn (Đó là sự thông minh),tổng cộng 821 năm,bắt đầu từ đời vua Hùng-Vương thứ nhứt,và nhờ có luật Hống-Bàng":
Một bộ luật không nói về "trị dân" mà chỉ biểu hiệu về sự "Hòa đồng" giữa dân tộc,"Hòa đồng" giữa nhân dân và chính quyền.
Tóm lại ta thấy "Luật Hồng Bàng" gồm có:
1- Người làm vua gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng.
Giải trừ tập tục "mẩu hệ trong hệ thống lãnh đạo nhà vua.
2- 100 người con ám chỉ Lạc-long-Quân sánh như Chu-văn-Vương thời Tây-Chu.luật trị nước dựa trên đạo đức "Tín và Hiếu"
3- 50 người con lên núi 50 người con xuống biển,cho thấy thời đó "con vua cũng sống như dân",hòa đồng với dân.
Chính những điều luật trên đã làm vững triều đại Hùng-Vương,nước Văn-Lang được "Thanh-bình,Hòa-bình,Thái-bình".Tư tưởng "Tam Bình" của thời Lạc-long-Quân không những an định xã-tắc mà còn ổn định xã-hội thời bấy giờ,một triều đại tuy có 821 năm,nhưng vẩn là triều đại lâu dài nhất trong các triều đại kể cả các triều đại bên Trung-Hoa.Sao ngày nay chúng ta không tìm hiểu cái chân lý "An bang tế thế" này,trị quốc không phải là "bắt dân phải phục tùng" mà là để dân "phục mình và thuận theo mình",đây mới thật là phương thức "Ổn định xã hội" lâu dài.Việt-Nam ta chỉ có Lạc-long-Quân Sùng-Lãm là người duy nhất thành công trong việc "An bang tế thế",nên tôi đã gọi Ông là "Rồng Việt-Nam",là "Minh quân" biết hòa đồng với dân,Lạc-Việt thời bấy giờ tuy là nước có vua,nhưng cuộc sống dân gian,nhà vua không thống trị thần dân như các triều đại vua chúa bên Tàu.Nước Văn-Lang được ổn định như thế nhờ ở đạo đức "Tam-bình" của giòng Lạc-Việt,một tư tưởng của "Tự do" và "Hòa đồng dân tộc" mà người Việt có sẳn từ 3000 năm hơn.
Được-Lời (LKC) Ngày 05-7-2014
Ghi chú:
*(1)"Nhập thế hành đạo" của Trang-Tử là người hành đạo muốn giúp đời thì phải sống chung với đời,mới hiểu cái khó khăn của đời,ông chống lại quan điểm"Xuất thế vô vi",chỉ biết cái an lạc của bản thân.Ý "Nhập thế hành đạo" ám chỉ triều đình muốn biết dân sống như thế nào thì phải sống cùng đời sống như dân,mới biết được cái khó khăn của người dân,100 người con của Lạc-long-Quân là hình ảnh của tư-tưởng"Nhập thế hành đạo" vậy.
Luôn tiện đây tôi đưa lên về thời đại các tư tưởng gia TQ xuất hiện trong xã hội TQ như thế nào để mọi người cùng suy ngẫm cái quan điểm"Quân bảo thần tử thần bất tử bất trung.Phụ bảo tử vong tử bất vong bất hiếu", chính quan niệm này tạo thành thế lực bá quyền,một hệ thống cai trị khắc nghiệt trên đầu những người chỉ biết giữ trung hiếu mà không thấy chính mình gầy dựng lên một chế độ "bạo quyền",cũng bởi những tư tưởng yếm thế trong thời loạn quốc như:
Lảo-Tử(570tcn-510tcn).thời Xuân-thu.
Khổng-Tử(551tcn-479tcn).thời Xuân-thu.
Những tư tưởng này đã vô tình đưa người TQ đi đến chổ chỉ biết hận thù,độc tôn cá nhân.Quan điểm "Vô độc bất trượng phu" hoặc"Người không vì mình thì trời tru đất diệt" tạo thành bản tính hiếu thắng tàn ác vô lương của một số người trong chính quyền TQ.
Trong thời "Chiến-quốc" xuất hiện thêm:Trang-Tử (369tcn-..?) và Tăng-Tử (300tcn-230tcn),tư tưởng có cách đổi mới,nhưng không thể nào lay chuyển được cái quan điểm "Trung hiếu" đã có từ trước
*(2) Lâm-Ấp và Hoài-Vương là nước Chiêm-Thành sau này.
Thời Tùy Phạm-phạm-Chi là vua Lâm-Ấp,đến đời nhà Đường vua Lâm-Ấp là Phạm-đầu-Lê,Phạm-đầu-Lê mất,con là Phạm-trấn-Lang lên thay cũng bị giết,dân trong nước lập con của bà cô là Chư-cát-Địa lên làm vua,đổi quốc hiệu là Hoài-Vương quốc,nước Hoài-Vương đánh chiếm Châu-Hoan và Châu-Ai,năm 808 quân Đường đánh quân Hoài-Vương lui về giữ phía nam Quảng-nam Quảng-Ngãi bây giờ,từ đây đồi là Chiêm-Thành.
Trong phần này ta thấy,con của bà cô Phạm-đầu-Lê là Chư-cát-Đạt,có nghĩa là mẹ và cô của Phạm-đầu-Lê là họ Chư,(Phạm là họ người làm vua,họ cha,nhưng trong xã hội mẩu hệ,bên người mẹ là bên nội,nên Phạm-đầu-Lê gọi em hoặc chị của mẹ mình là cô,bởi thế người cô của Phạm-đầu-Lê đưa con của bà lên làm vua,như thế vua từ bấy giờ là họ Chư,cũng là cách thức làm rạng danh giòng họ Chư,nên mẹ Phạm-đầu-Lê cũng phải thuận tình.(Tình trạng này ta thấy tương tự như thời Tiền-Lê chiếm ngôi nhà Đinh,nhà Lý chiếm ngôi nhà Tiền-Lê,nhà Trần chiếm ngôi nhà Lý,các vua sau cùng đều là ấu chúa có mẹ là người cùng họ với đời vua kế tiếp,các bà đều đồng tình ủng hộ để người trong thân tộc lên làm vua,quan niệm ở đây cho ta thấy "ảnh hưởng của xã hội mẩu hệ" vẩn còn tồn tại trong cuộc sống dân gian thời bấy giờ),
cho nên ta thấy khi bà cô Phạm-đầu-Lê lên tiếng đưa con là Chư-cát-Địa lên làm vua,thần dân đều ủng hộ và đổi nước Lâm-Ấp thành nước Hoài-Vương.Tình cảnh này Lạc-long-Quân đã biết trước sự bất ổn trong xã hội mẩu hệ,nên Ông đặt ra luật "Người làm vua gọi Hùng-Vương họ Hồng-Bàng" nhầm bảo vệ nước Văn-Lang ổn định trong tư tưởng "Tam bình" mà Ông đang thực hiện,việc làm này tự nhiên trở thành luật cho 18 đời vua Hùng-Vương.Qua lịch sử ta thấy thời đại họ Hồng-Bàng là thời đại của Văn-Lang thịnh thế.
Được-Lời (LKC). Ngày 05-7-2014

No comments:

Post a Comment